Quy trình xây dựng BTNT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần sinh thái học - sinh học 12 nâng cao - THPT (Trang 32 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1.2. Quy trình xây dựng BTNT

Bảng 3.1. Quy trình thiết kế BTNT

Bước 1 Phân tích logic nội dung chương trình STH - THPT

Bước 2 Viết mục tiêu dạy học cho từng bài

Bước 3 Xác định mâu thuẫn nhận thức

Bước 4 Chuyển mâu thuẫn nhận thức đó thành BTNT

Bước 5 Hoàn thiện BTNT

a. Phân tích logic nội dung chương trình STH - THPT

Phân tích lôgic cấu trúc nội dung chương trình là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế và sử dụng BTNT góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Việc phân tích lôgíc cấu trúc nội dung chương trình cần đi đôi với việc cập nhật hoá và chính xác hoá kiến thức; đặc biệt chú ý tính kế thừa và phát triển hệ thống các khái niệm qua mỗi bài, mỗi chương và toàn bộ chương trình. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc dự kiến các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành BTNT.

Nội dung chương trình STH lớp 12 Nâng cao được chia thành 4 chương: Chương I: Cơ thể và môi trường

Chương II: Quần thể sinh vật Chương III: Quần xã sinh vật

Chương IV: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên

Có thể hình dung lôgic cấu trúc nội dung chương trình Sinh thái học – Sinh học 12 Nâng cao – THPT theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 Lôgic cấu trúc nội dung chương trình STH- THPT

(Mũi tên hai chiều chỉ sự tương tác, VS: vô sinh, HS: hữu sinh, CN: con người) Sơ đồ trên phản ánh rõ tính hệ thống của các cấp độ tổ chức sống; chúng luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường thể hiện ở những quy luật sinh thái cơ bản.

Theo cấu trúc đó, sau khi xác định rõ đối tượng và mục đích nghiên cứu của môn STH, nội dung chương trình giới thiệu khái quát về môi trường, cần cho HS lấy các ví dụ về các hiện tượng sinh thái để chứng minh cho sự tác động qua lại của các nhân tố sinh thái trong môi trường với nhau và với sinh vật. Những mối tác động qua lại giữa các cấp độ tổ chức sống với môi trường được lần lượt nghiên cứu ở mức độ đơn giản nhất là mức cá thể trong chương I, tiếp đó ở mức độ quần thể rồi quần xã, hệ sinh thái. Ở mỗi phần cần chú ý tập trung vào những tri thức cơ bản làm cơ sở cho HS khái quát các qui luật sinh thái.

Để tổng kết toàn bộ chương trình, GV cần giúp HS hệ thống hoá lại toàn bộ các khái niệm sinh thái cơ bản bằng các sơ đồ cụ thể; và đặt nó trong mối liên hệ

VS HS CN

Cá thể Quần thể - loài Quần xã – Hệ sinh thái Sinh quyển Các nhân tố sinh thái

phụ thuộc lẫn nhau trong sơ đồ lôgíc cấu trúc nội dung như trên, sẽ giúp HS vừa phân biệt được sự khác nhau của các cấp độ tổ chức sống cùng với những đặc trưng cơ bản của nó.

b. Viết mục tiêu dạy học cho từng bài

* Theo Gronlund (1985), khi xác định mục tiêu cần dựa vào 5 tiêu chí sau: - Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS.

- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình bài học. - Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới.

- Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc ĐG kết quả bài học.

- Mỗi đầu ra của mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt được bằng hành động. Để xác định mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ như phân tích, so sánh, chứng minh, áp dụng, quan sát,...

* Theo Mager (1975) khi xác định mục tiêu cần quan tâm ba thành phần: - Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện.

- Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện hành động (Ví dụ: Để định hướng hành động, HS cần có những thông tin gì? Để thực hiện hành động, HS cần có những vật liệu, thiết bị gì? Để hoàn thành hành động, HS cần có bao nhiêu thời gian?)

- Tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu (VD: Bài kiểm tra được hoàn thành trong bao nhiêu phút? Tỉ lệ HS đạt điểm từ trung bình trở lên? Số sai sót tối đa cho phép trong bài làm của HS?...).

Như vậy, việc xác định mục tiêu của bài học là trả lời CH: Sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì HS phải có được những kiến thức gì, những kỹ năng gì, hoặc hình thành được thái độ gì và với mức độ đạt được như thế nào. Do đó, mục tiêu đặt ra càng cụ thể, sát hợp với yêu cầu của nội dung và với điều kiện DH thì càng thuận lợi cho việc ĐG hiệu quả và điều chỉnh hợp lý quá trình DH để từng bước thực hiện mục đích DH.

c. Xác định mâu thuẫn nhận thức

Để biến những điều kiện và những kết luận trong bài toán thành BTNT thì GV phải có một quá trình gia công. Quá trình gia công đó chính là sự biến đổi các điều

kiện cho nghiệm bài toán nằm trong một miền xác định phù hợp với mục tiêu bài học và yêu cầu trình độ học vấn của HS. Khi mối liên hệ giữa cái đã biết và chưa biết nằm trong ngưỡng có thể tiếp nhận được đối với HS thì nó sẽ trở thành tình huống có vấn đề với đối tượng. Nếu tình huống trong bài toán làm nhiều HS chú ý và muốn khám phá, tìm tòi để đưa ra cách giải quyết thì khi đó bài toán sẽ trở thành BTNT. Bài toán đó sẽ là công cụ được sử dụng có hiệu quả trong dạy học.

d. Chuyển mâu thuẫn thành BTNT

Bước này chính là xây dựng giả thiết và yêu cầu cho mỗi bài toán để khi thực hiện mỗi kết luận là bài toán có thể lắp ráp dần các kiến thức theo một hệ thống logic nhằm lộ ra kiến thức của một khái niệm, quy luật hoặc quá trình hoàn chỉnh mà nội dung nằm gọn trong bài toán. Khi tiến hành thực hiện tìm lời giải, HS phải dựa vào các SGK để nghiên cứu giả thiết, có khi phải dựa vào các BT phụ làm việc trước với SGK mà GV ra. Đây là cơ sở giải thích tại sao trong BTNT nghiên cứu tài liệu mới chúng tôi thường đưa ra giả thiết đặc trưng. Sau khi nghiên cứu kĩ giả thiết, HS mới tìm ra mối liên quan giữa sự kiện đó với từng kết luận. Đó chính là kiến thức mới. BTNT có giá trị định hướng nghiên cứu SGK cho HS.

e. Hoàn thiện BTNT

Các BTNT được thiết kế sẵn dưới dạng các phiếu học tập rồi in sẵn để phát cho mỗi HS hoặc một nhóm HS hoàn thành.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần sinh thái học - sinh học 12 nâng cao - THPT (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)