Kết quả phân tích chương trình sách giáo khoa môn Vật lý Hoá học Sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn Vật lý, Hóa học, Sinh học - THCS. (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. Kết quả phân tích chương trình sách giáo khoa môn Vật lý Hoá học Sinh

học- Sinh học- THCS hiện nay

Việc tiến hành phân tích chương trình SGK dựa trên trục kiến thức của môn Sinh học nhằm ác định mối liên quan về kiến thức giữa các phân môn Vật lý, Hoá học, Sinh học. Qua phân tích, đồng thời đã phát hiện những vấn đề bất hợp lý trong việc xây dựng chương trình của từng phân môn dẫn đến sự chồng chéo về mặc kiến thức, cụ thể như sau

- Trong chương trình lớp 6, HS được làm quen với Kính lúp, Kính hiển vi và được học về cấu tạo kính. Tuy nhiên, các kiến thức về Thấu kính hội tụ và sự tạo ảnh lại được học trong chương trình Vật l . Ngoài ra, chương trình Vật lý 9, một lần nữa có bài học về Kính lúp, Kính hiển vi.

- Trong chương trình Sinh học 6, HS được học về vai trò của Thực vật trong việc tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua quá trình quang hợp. Tuy nhiên, các khái niệm cơ bản về chất, vật chất, chất vô cơ, hữu cơ và cả phương trình hoá học của quá trình quang hợp lại được thiết kế trong chương trình Hoá học 8. - Chương trình Sinh học 8 có bài học về cấu tạo mắt, sự tạo ảnh ở mắt, bệnh cận thị, viễn thị... Các kiến thức này một lần nữa lại được trình bày đầy đủ trong chương trình Vật lý 9.

- Một số bài trong chương trình Sinh học 6, Sinh học 8, Sinh học 9, Hoá học 8, Hoá học đều đề cập đến nước, oxi, khoáng chất và vai trò của nó đối với cơ thể sống, môi trường...

- Vật lý 6 và Sinh học 8 đều có kiến thức về nhiệt độ, thân nhiệt và cách đo thân nhiệt. Tương tự, chương trình Vật lý 8 và Sinh học 8 đều đề cập đến Công, và công cơ học trong việc co cơ.

- Hoá học 9 và Sinh học đều có bài học đề cập đến cùng một nội dung kiến thức là Protein.

- Sinh học 9 có phần kiến thức về Ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm đất, nước, không khí...bàn về nguyên nhân, nguồn gây ô nhiễm và tác hại của nó. Những kiến thức này đều ít nhiều liên quan đến kiến thức Vật lý, Hoá học ( Ví dụ: Nguồn gây ô nhiễm không khí là các oxit và chất hữu cơ – có trong chương trình Hoá học 9).

Bên cạnh những giao thoa về kiến thức nói trên, các phân môn Sinh học, Vật lý, Hoá học vẫn có những nội dung kiến thức đặc thù riêng. Điều đó cho thấy việc vận dụng phương thức tích hợp liên môn trong xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên ( tích hợp Vật lý, Hoá học, Sinh học) là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn Vật lý, Hóa học, Sinh học - THCS. (Trang 26 - 28)