Khảo sát ý kiến về mức độ khả thi

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn Vật lý, Hóa học, Sinh học - THCS. (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.5. Khảo sát ý kiến về mức độ khả thi

3.5.1. Mục đích khảo sát ý kiến

Khảo sát ý kiến được tiến hành nhằm mục đích bước đầu đánh giá mức độ khả thi và khả năng áp dụng chủ đề tích hợp liên mơn Vật lý- Hoá học- Sinh học cho đối tượng là học sinh THCS.

Các chủ đề tích hợp được xây dựng khơng theo phân phối chương trình của SGK hiện hành, mỗi chủ đề bao gồm nhiều kiến thức, lĩnh vực khác nhau ( Lý, Hoá, Sinh), được tiến hành trong thời gian dài (6-10 tiết, tương đương 3-5 tuần thực học) do đó chưa thể tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tuy nhiên bước đầu đánh giá tính phù hợp của các chủ đề đã ây dựng, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến trên 1 GV THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu khảo sát.

3.5.3. Kết quả khảo sát ý kiến

Sau khi tiến hành phân tích khái niệm và vai trị của tích hợp liên mơn, cũng như tính tất yếu của DHTH trong nhà trường phổ thông chúng tôi gửi phiếu điều tra với nội dung liên quan đến chủ đề “ Nước trong môi trường xung quanh”, chủ đề “ Làm thế nào để chúng ta nhìn thấy ảnh của vật” và chủ đề “ô nhiễm môi trường nước sông Phú Lộc” 6% GV cho rằng các nội dung kiến thức được thiết kế trong các chủ đề là hoàn toàn phù hợp. 18% cho rằng một số nội dung tích hợp chưa phù hợp với trình độ HS. Cịn 6% khơng có ý kiến. Sở dĩ 18% cho rằng nội dung kiến thức khơng phù hợp là vì trong chủ đề “ àm thế nào để chúng ta nhìn thấy ảnh của vật” được đề nghị dạy cho đối tượng HS lớp 8, nhưng theo thiết kế chương trình, các bài liên quan về thấu kính hội tụ được trình bày trong chương trình Vật lý 9. Vì vậy một số GV cho rằng việc tổ chức dạy học chủ đề này ở lớp 8 là khơng phù hợp với trình độ nhận thức của HS.

Khi được hỏi về việc GV có thể dạy cả những lĩnh vực kiến thức khơng thuộc chun ngành mình phụ trách có đến 33,48% GV cho rằng học hồn tồn có thể dạy được kiến thức tích hợp nếu có sự hỗ trợ của GV môn học liên quan. 31,42% GV còn phân vân do chưa tìm hiểu kỹ nội dung kiến thức. Số còn lại (35,1%) cho rằng học không thể dạy được vì mất thời gian đầu tư và không được đào tạo nên không nắm vững kiến thức. Đây là 1 kết quả đáng lưu cho việc phân bổ và bồi dưỡng GV theo định hướng DHTH. Từ kết quả này, chúng tôi nhận thấy, để giảm áp lực cho GV trong việc DHTH, chúng ta cần linh động phân bổ GV dạy học từng nội dung kiến thức trong một chủ đề.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn Vật lý, Hóa học, Sinh học - THCS. (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)