3. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
3.5. Khảo sát ý kiến về mức độ khả thi
3.5.1. Mục đích khảo sát ý kiến
Khảo sát ý kiến được tiến hành nhằm mục đích bước đầu đánh giá mức độ khả thi và khả năng áp dụng chủ đề tích hợp liên môn Vật lý- Hoá học- Sinh học cho đối tượng là học sinh THCS.
Các chủ đề tích hợp được xây dựng không theo phân phối chương trình của SGK hiện hành, mỗi chủ đề bao gồm nhiều kiến thức, lĩnh vực khác nhau ( Lý, Hoá, Sinh), được tiến hành trong thời gian dài (6-10 tiết, tương đương 3-5 tuần thực học) do đó chưa thể tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tuy nhiên bước đầu đánh giá tính phù hợp của các chủ đề đã ây dựng, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến trên 1 GV THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu khảo sát.
3.5.3. Kết quả khảo sát ý kiến
Sau khi tiến hành phân tích khái niệm và vai trò của tích hợp liên môn, cũng như tính tất yếu của DHTH trong nhà trường phổ thông chúng tôi gửi phiếu điều tra với nội dung liên quan đến chủ đề “ Nước trong môi trường xung quanh”, chủ đề “ Làm thế nào để chúng ta nhìn thấy ảnh của vật” và chủ đề “ô nhiễm môi trường nước sông Phú Lộc” 6% GV cho rằng các nội dung kiến thức được thiết kế trong các chủ đề là hoàn toàn phù hợp. 18% cho rằng một số nội dung tích hợp chưa phù hợp với trình độ HS. Còn 6% không có ý kiến. Sở dĩ 18% cho rằng nội dung kiến thức không phù hợp là vì trong chủ đề “ àm thế nào để chúng ta nhìn thấy ảnh của vật” được đề nghị dạy cho đối tượng HS lớp 8, nhưng theo thiết kế chương trình, các bài liên quan về thấu kính hội tụ được trình bày trong chương trình Vật lý 9. Vì vậy một số GV cho rằng việc tổ chức dạy học chủ đề này ở lớp 8 là không phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
Khi được hỏi về việc GV có thể dạy cả những lĩnh vực kiến thức không thuộc chuyên ngành mình phụ trách có đến 33,48% GV cho rằng học hoàn toàn có thể dạy được kiến thức tích hợp nếu có sự hỗ trợ của GV môn học liên quan. 31,42% GV còn phân vân do chưa tìm hiểu kỹ nội dung kiến thức. Số còn lại (35,1%) cho rằng học không thể dạy được vì mất thời gian đầu tư và không được đào tạo nên không nắm vững kiến thức. Đây là 1 kết quả đáng lưu cho việc phân bổ và bồi dưỡng GV theo định hướng DHTH. Từ kết quả này, chúng tôi nhận thấy, để giảm áp lực cho GV trong việc DHTH, chúng ta cần linh động phân bổ GV dạy học từng nội dung kiến thức trong một chủ đề.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Từ kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phân tích được thực trạng về mức độ sẵn sàng của GV THCS đối với vấn đề DHTH cho thấy GV bước đầu đã có sự trang bị về mặt kiến thức liên quan đến DHTH và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thực thi vấn đề DHTH trong môn KHTN.
- Thiết kế được 5 chủ đề tích hợp liên môn “Vật lý, Hoá học, Sinh học”. - Từ kết quả khảo sát ý kiến của GV THCS để đánh giá tính khả thi của các chủ đề tích hợp liên môn đã được biên soạn chúng tôi nhận thấy rằng:
+ Các chủ đề tích hợp gắn liền với thực tiễn cuộc sống, gần gũi với HS. + GV sẵn sàng dạy các chủ đề tích hợp nếu có sự hỗ trợ của GV liên quan.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài nêu ra 1 số kiến nghị:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện các nội dung sau: Tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng về DHTH. Ngoài việc làm rõ những vấn đề lí thuyết, cần tạo điều kiện cho GV được thực hành soạn giáo án và dạy học thực nghiệm. Phát huy tối đa sự tập trung của GV trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng. Nhanh chóng công bố các chủ đề tích hợp liên môn sẽ thực hiện trong chương trình phổ thông.
- Các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm cần cần tổ chức báo cáo chuyên đề hoặc tổ chức các buổi seminar ở cả cấp khoa, cấp trường về DHTH nhằm cập nhật các kiến thức, kỹ năng DHTH, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực DHTH cho sinh viên. Cần chủ động chuẩn bị bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV phổ thông.
- Đối với các trường THCS Đưa vấn đề DHTH vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho GV được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy học, tìm điểm chung giữa các lĩnh vực kiến thức để thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn Vật lý, Hoá học, Sinh học một cách cụ thể và đúng hướng. Sẵn sàng thực nghiệm các chủ đề tích hợp liên môn do các nhà nghiên cứu DHTH biên soạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2013), Đổi mới chương trình và s ch gi o khoa Giáo dục Phổ thông sau 2015, Hà Nội.
[2] Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường trung học phổ thông”, T p chí Giáo dục, số 296: 51-53.
[3] Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Hình thành năng lực d y h c tích hợp cho GV trung h c phổ thông, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp bộ trọng điểm, ĐH Thái Nguyên- ĐH sư phạm.
[4] Nguyễn Anh Dũng và nhóm nghiên cứu, Đặng Thị Oanh (2014), D y h c tích hợ trong chương trình gi o ục phổ thông và vấn đề đào t o giáo viên d y h c tích hợp các môn khoa h c tự nhiên ở c c trường đ i h c sư h m, Viện
KHGDVN và khoa Hoá học- ĐHSPHN.
[5] Nguyễn Mậu Đức, Hoàng Thị Chiên ( 2014), D y h c tích hợp m t q an điểm d y h c hiện đ i, Khoa Hoá học trường ĐHSP- Đại học Thái Nguyên.
[6] Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục h c, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
[7] Dương Quang Ngọc (2012), “Tích hợp các môn vật lí, hoá học, sinh học ở cấp trung học cơ sở chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình mới sau năm 2 15”, T p chí Giáo dục (297): 45- 47.
Tiếng Anh
[8] Beane, J. (1995), “Curriculum Integration and the Disciplines of knowledge”,
Phi DeltaKappan, Vol. 76 April, pp.616-622.
[9] Grant, P., Paige, K. 2 ), “Curriculum integration A trial”, Australian journal of teacher education, Vol. 32, Issue 4.
[10] Marshall, J. 2 ), “Connecting arts, learning, and creativity: A case for curriculum integration”, Studies in Art education, 46(3), 227-241.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VẬT LÝ, HOÁ HỌC, SINH HỌC TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – THCS
A. CÁC CHỦ ĐỀ ĐÃ XÂY DỰNG CỤ THỂ CHỦ ĐỀ :
NƯỚC TRONG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
* Tích hợp liên môn Lý, Hoá, Sinh
* Tích hợp Giáo dục Biến đổi khí hậu, Phát triển bền vững
* Đối tượng dạy học: HS lớp 6 1. Xác định mạch kiến thức của chủ đề 1.1. Các bài liên quan trong chủ đề
- Sinh học 6:
+ Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (Mục I.1. Nhu cầu nước của cây)
+ Bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, nghĩa của quang hợp (Mục 1. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến Quang hợp? - Ảnh hưởng của nước)
+ Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
+ Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (Mục II. Cây với môi trường)
+ Bài 46: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu
+ Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
+ Bài 54, 55: Ô nhiễm môi trường (Ô nhiễm môi trường nước)
+ Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
+ Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên (sử dụng hợp lí tài nguyên nước)
- Hóa học 8:
+ Bài 12: Sự biến đổi chất (Mục I. Hiện tượng vật lí)
+ Bài 36 Nước
+ Bài 40: Dung dịch (Mục I. Dung môi- chất tan- dung dịch)
- Vật lí 6:
+ Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
+ Bài 26, 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
+ Bài 28, 29: Sự sôi
1.2. Cấu trúc nội dung của chủ đề
1.2.1. Cơ sở khoa h c
- Sự tồn tại của nước trong tự nhiên: Các trạng thái, biến đổi trạng thái.
- Chu trình nước trong tự nhiên.
- Sự tồn tại của nước trong sinh vật, trong thực phẩm.
- Nước là dung môi hoà tan các chất.
- Nước đóng vai trò quan trọng đối với thực vật, động vật và con người; là thành phần không thể thiếu trong cơ thể sống.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch hiện nay.
- Những hậu quả gây ra đối với thực vật, động vật, con người khi nguồn nước bị khan hiếm và ô nhiễm.
1.2.2. V n dụng thực tiễn
- Nguồn nước chủ yếu tại địa phương và thực trạng về nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước tại địa phương.
- Tình hình thiếu nước sạch trên thế giới, ở địa phương và ở Việt Nam.
- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm.
- Tuyên truyền, đề xuất biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
2. Tổ chức dạy học chủ đề 2.1. Mục tiêu dạy học chủ đề
2.1.1. Kiến thức
Qua quá trình dạy học chủ đề này, học sinh có thể:
- Biết được một số trạng thái của nước trong tự nhiên.
- Trình bày được chu trình nước trong tự nhiên và các biến đổi trạng thái.
- Nhận biết được sự có mặt của nước trong thực phẩm.
- Biết được nước ung quanh ta thường là dung dịch.
- Trình bày được vai trò của nước đối với sự sống trên Trái đất.
- Biết được tình hình thiếu nước ngọt dùng được hiện nay và ô nhiễm môi trường nước.
- Trình bày, phân tích nguyên nhân thiếu nước và ô nhiễm môi trường nước hiện nay.
- Trình bày được những ảnh hưởng của việc thiếu nước và ô nhiễm môi trường nước đến sức khoẻ con người và thực vật, động vật.
- Biết được ác định mức độ ô nhiễm của nguồn nước bằng cảm quan (Thông qua việc nhận biết mùi hôi, độ đục-đen của nước, nước chuyển màu xanh, sục bọt khí, lượng rác thải có trong môi trường nước ).
2.1.2. Kĩ ă g
- Có kĩ năng làm việc nhóm, phân tích số liệu, các kĩ năng NCKH.
- Biết cách làm thí nghiệm chứng tỏ nước ung quanh ta thường là dung dịch, các trạng thái, tính chất và vai trò của nước trong tự nhiên.
- Biết cách ác định nguồn nước bị ô nhiễm bằng cảm quan.
2.1.3. T độ
- Nhận thức được nguồn nước ngọt dùng được hiện nay rất hiếm hoi và đang có nguy cơ thu hẹp do ô nhiễm, ở cả toàn cầu, quốc gia và địa phương. Từ đó chúng ta phải ý thức bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. Biết rằng Việt nam nằm trong nhóm nước có nguy cơ thiếu nước.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của nước đối với sự sống trên trái đất.
- Có ý thức tuyên tuyền người dân bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước sinh hoạt.
- Lên kế hoạch của bản thân và gia đình sử dụng tiết kiệm nguồn nước trong gia đình.
3.2. Chuẩn bị
3.2.1. Đối với giáo viên
- Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học.
- Giấy A0, bút dạ để HS thảo luận.
- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, danh mục tài liệu, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh...)
Một số nguồn tư liệu gợi ý:
+ Cục quản lí tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và môi trường http://dwrm.gov.vn/
+Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và môi trường.http://www.cwrpi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=frontpage &Itemid=27&lang=vi
- Máy chiếu (nếu có)
3.2.2. Đối với h c sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập (bút dạ, giấy roki, phương tiện ICT hỗ trợ, dụng cụ thí nghiệm hỗ trợ )
- Các tư liệu cần tìm hiểu.
3.3. Gợi ý hình thức tổ chức/ phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Tùy vào điều kiện cụ thể mà GV có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Dạy học dự án
- Dạy học trên lớp, HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV. Có thể vận dụng nhiều phương pháp/kĩ thuật dạy học khác nhau như nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, khám phá, trực quan
3.3.1. P ươ g 1: Dạy h c dự án
A. Tên dự án:”Nước trong môi trường x ng q anh”
GV và HS cùng xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các vấn đề HS hứng thú, sao cho đảm bảo được mục tiêu của chủ đề.
Với dự án này, GV và HS có thể xây dựng các tiểu chủ đề sau:
- Tiểu chủ đề 1: Một số trạng thái của nước trong tự nhiên.
- Tiểu chủ đề 2 Chu trình nước trong tự nhiên và các biến đổi trạng thái.
- Tiểu chủ đề 3: Sự có mặt của nước trong thực phẩm – cách bảo quản thực phẩm chứa nước.
- Tiểu chủ đề 4: Vai trò của nước đối với sự sống trên trái đất (Thành phần thiết yếu của cơ thể sống, của các quá trình sống, dung môi hòa tan).
- Tiểu chủ đề 5: Nguồn nước ngọt ở Việt nam và tình trạng thiếu nước sạch.
- Tiểu chủ đề 6: Ô nhiễm nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Sự ảnh hưởng của tình trạng thiếu và ô nhiễm nguồn nước đến sinh vật và con người.
- Tiểu chủ đề 7: Các biện pháp tiết kiệm nước sạch và bảo vệ nguồn nước.
Sau khi ác định các tiểu chủ đề, các HS có cùng sở thích có thể tìm hiểu một chủ đề. (GV cần lưu đến sự đồng đều giữa các nhóm thực hiện các tiểu chủ đề khác nhau).
B. Các nhóm xây dựng kế hoạch h c t p
- Phác thảo đề cương Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên sẽ cùng thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu.
- GV, HS và các nhóm cùng ác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi có thể tìm kiếm nguồn tư liệu để thực hiện dự án Thư viện (sách, báo, tạp chí...), Internet, bảo tàng... Trong quá trình tìm kiếm, HS cũng có thể bổ sung thêm nguồn tài liệu. GV nên hướng dẫn HS cách khai thác, trích dẫn nguồn tài liệu.
- Các nhóm phân công công việc cho các thành viên. Có thể phân công theo hai cách: Phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tập hợp tư liệu theo từng loại ( bản văn, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê...) hoặc phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tổng hợp thông tin theo nội dung của đề cương.
C. Thực hiện dự án
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công.
Thời gian
Nội dung công việc Người thực hiện Phương pháp thực hiện Sản phẩm
3 ngày - Nghiên cứu tài liệu về: + Các trạng thái của nước, biến đổi trạng thái.
+ Chu trình nước trong tự nhiên.
+ Sự tồn tại của nước trong sinh vật, thực phẩm. Dung môi nước
+ Vai trò của nước đối với thực vật, động vật và con người.
Học sinh - Nghiên cứu tài liệu qua internet, sách, báo, TV,... - Hỏi chuyên gia ( Giáo viên). - Báo cáo tóm tắt các thông tin đã tìm hiểu.
5 ngày - Thu thập thông tin về lượng nước và thực trạng thiếu nước ở Việt Nam hiện nay.
- Thu thập thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường nước.
- Xử lí, trình bày các số liệu thu thập được.
Học sinh - Nghiên cứu tài liệu qua internet, sách, báo, TV,... - Lập bảng điều tra về tình trạng thiếu nước sinh hoạt hiện nay. - Bảng số liệu, biểu đồ về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và khan hiếm nước hiện nay.
- Báo cáo tóm tắt nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và thiếu nước sạch hiện nay.
3 ngày - Phân tích số liệu bảng biểu để chỉ ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt hiện nay và nó tác động như thế nào đến thực vật, động vật