Sử dụng BĐKN trong khâu dạy kiến thức mới

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng BĐKN trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 - THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools. (Trang 44)

5. Đóng góp của đề tài

3.3.1.Sử dụng BĐKN trong khâu dạy kiến thức mới

Để dạy các khái niệm trong khâu dạy kiến thức mới,chúng tôi xây dựng BĐKN có thể sử dụng dạng hoàn chỉnh, dạng khuyết và dạng câm trong dạy và học như sau:

a. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh

Ví dụ 1: Bản đồ khái niệm “Hô hấp thực vật”

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh về hô hấp ở thực vật, được mô phỏng ở hình 3.1

35

Hình 3.1. BĐKN hoàn chỉnh về hô hấp thực vật

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu BĐKN

Cho HS quan sát BĐKN hoàn chỉnh, sau đó khai thác nội dung từng phần của BĐKN thông qua các hệ thống câu hỏi

*Hệ thống câu hỏi:

+ Hô hấp ở thực vật là gì?

+ Hô hấp ở thực vật diễn ra ở đâu?

+ Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?

+ Có mấy con đường diễn ra hô hấp? Các diễn biến trong các con đường đó? + Cho biết có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong đường phân ?

+ Vậy thực vật sẽ hô hấp kị khí trong trường hợp nào ? + Phân biệt giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ? + Nơi xảy ra của chuỗi truyền electron hô hấp?

+ Phần lớn NADH giải phóng năng lượng cho chuỗi truyền electron hô hấp là từ đâu?

+ Kết thúc vòng chu trình Crep tạo ra những sản phẩm nào?

Bước 3: Học sinh nghiên cứu và thảo luận, tìm hiểu các KN trong bản đồ Bước 4: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, hoàn chỉnh bài học.

36

b. Sử dụng BĐKN dạng khuyết

Ví dụ 2: Bản đồ khái niệm về „„Tiêu hóa ở động vật chƣa có cơ quan tiêu hóa‟‟.

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm (dạng khuyết) được mô phỏng ở hình 3.2, tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, học sinh nghiên cứu SGK để điền vào các ô trống trong sơ đồ.

Hình 3.2. BĐKN dạng khuyết về tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh * Hệ thống câu hỏi:

- Nhóm động vật nào chưa có cơ quan tiêu hóa? Chưa có cơ quan tiêu hóa vậy thức ăn tiêu hóa ở đâu?

- Mô tả quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa? - Nhờ enzim của lizôxôm thức ăn được biến đổi thành những chất gì? - Thức ăn không được không bào tiêu hóa thải ra ngoài bằng cách nào? Bước 3: Học sinh nghiên cứu và thảo luận, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ Bước 4: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, hoàn chỉnh BĐKN ở hình 3.3

37

Hình 3.3. BĐKN hoàn chỉnh về tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

c. Sử dụng BĐKN dạng câm

Ví dụ 3: Bản đồ khái niệm về „„quá trình cân bằng nội môi‟‟

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ ở hình 3.4

Bảng 3.3. Hệ thống các KN và các từ nối về quá trình cân bằng nội môi

Các khái niệm Các từ nối

Bộ phận tiếp nhận kích thích, thụ thể, hoặc cơ quan thụ cảm , „‟thận, phổi‟‟, xung thần kinh, bộ phận điều khiển, trung ương thần kinh, „„thần kinh hoặc hoocmon‟‟, liên hệ ngược, „„tim, mạch máu‟‟.

Là, hình thành, truyền về, là, gửi tín hiệu, là, có thể, đến.

38

Hình 3.4. BĐKN dạng câm về quá trình cân bằng nội môi

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu BĐKN * Hệ thống câu hỏi:

- Những bộ phận nào tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi?

- Chức năng của từng bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi? - Liên hệ ngược là gì?

Bước 3: Học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận, dựa trên các gợi ý của GV để hoàn chỉnh bản đồ

Bước 4: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh ở hình 3.5

39

Hình 3.5. BĐKN hoàn chỉnh về quá trình cân bằng nội môi 3.3.2. Sử dụng BĐKN trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức

Để dạy các khái niệm trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức chúng tôi sử dụng như sau:

a. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh

Ví dụ 4: Bản đồ khái niệm về „„dòng mạch rây‟‟

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh về dòng mạch rây ở hình 3.6

40

Hình 3.6. Bản đồ khái niệm về dòng mạch rây

Bước 2: Học sinh đọc SGK và thảo luận, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ, trả lời các yêu cầu của giáo viên.

* Hệ thống câu hỏi:

+ Mô tả cấu tạo của mạch rây? + Thành phần của dịch mạch rây?

+ Dịch mạch rây được vận chuyển bắt đầu từ đâu ? + Động lực vận chuyển các chất trong dòng mach rây?

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, hoàn chỉnh bài học.

b. Sử dụng BĐKN dạng khuyết

Ví dụ 5: Bản đồ khái niệm về „„hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp‟‟

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết về hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp, ở hình 3.7

41

Hình 3.7. BĐKN dạng khuyết về hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức

năng quang hợp

Bước 2: Học sinh dựa vào SGK và thảo luận nhóm dựa trên hệ thống câu hỏi của giáo viên.

* Hệ thống câu hỏi:

- Việc tăng diện tích ở lá nhằm mục đích nào? - Cơ quan nào ở lá chứa hệ sắc tố và Enzim? - Tác dụng của khí khổng trên bề mặt lá? - Hệ gân lá có mạch dẫn gồm thành phần nào?

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét, cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh ở hình 3.8

42

Hình 3.8. Bản đồ khái niệm dạng khuyết về hình thái, giải phẫu của lá thích nghi

với chức năng quang hợp

c. Sử dụng BĐKN dạng câm

Ví dụ 6: Bản đồ khái niệm về „„cân bằng nƣớc và tƣới tiêu hợp lí cho cây trồng‟‟.

Sử dụng danh sách các khái niệm và các từ nối sau để hoàn thiện bản đồ khái niệm về Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ, được mô phỏng ở hình 3.9

Bảng 3.4. Hệ thống các KN và các từ nối về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

Các khái niệm Các từ nối

A=B, A>B, A<B, Đặc điểm di truyền, Pha sinh trưởng, „‟đất,thời tiết...‟‟, Cây phát triển bình thường, Tưới nước hợp lí, Cây chết, lá héo.

được so sánh, khi, mô cây đủ nước, mô cây dư nước, mất cân bằng nước, có thể, vì vậy, dựa vào.

43

Hình 3.9. BĐKN dạng câm về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.

Bước 2: Giáo Viên hướng dẫn Học sinh dựa và kiến thức đã học, xem SGK thảo luận nhóm dựa theo gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ.

* Hệ thống câu hỏi:

- Hấp thụ nước theo cơ chế nào?

- Vì sao nước luôn thâm nhập thụ động từ đất vào rễ ? Nhờ vào hoạt động gì của cây?

- Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế nào ? Và cơ chế đó xảy ra như thế nào?

- Vì sao phải có cơ chế vận chuyển chủ động các ion khoáng từ đất vào rễ? Tại sao vận chuyển chủ động lại tốn năng lượng?

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn Hs thảo luận, nhận xét và cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh, ở hình 3.10

44

Hình 3.10. BĐKN hoàn chỉnh về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.

3.3.3. Sử dụng BĐKN trong khâu kiểm tra, đánh giá

Để dạy các khái niệm trong khâu kiểm tra, đánh giá chúng tôi đã sử dụng như sau:

a. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh

Ví dụ 7: Bản đồ khái niệm về „„quá trình tiêu hóa ở động vật‟‟

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh ở hình 3.11

45

Bước 2: Giáo Viên hướng dẫn Học sinh quan sát, phân tích bản đồ, nhận xét và thảo luận nhóm dựa trên hệ thống các câu hỏi của Giáo viên.

* Hệ thống câu hỏi:

Quá trình tiêu hóa diễn ra ở khoang miệng

- Có mấy loại răng ở thú ăn thực vật?

- Chức năng của từng loại răng ở thú ăn thực vật? - Nhai lại có tác dụng gì?

- Vì sao răng của động vật ăn thịt s ắc nhọn còn răng của đô ̣ng vâ ̣t ăn cỏ thì không sắc nhọn?

Quá trình tiêu hóa diễn ra ở dạ dày

- Dạ dày ở thú ăn thực vật có mấy ngăn? đó là những ngăn nào? - Mô tả quá trình tiêu hóa ở dạ dày thú ăn thực vật?

- Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật ăn thực vâ ̣t?

Quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột

- Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn so với thú ăn thịt?

- Vì sao manh tràng của đ ộng vật ăn thực vâ ̣t rất phát triển còn đ ọng vật ăn thực vâ ̣t ít phát triển?

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét và cho điểm học sinh

b. Sử dụng BĐKN dạng khuyết

Ví dụ 8: Bản đồ khái niệm về „„hệ sắc tố quang hợp‟‟.

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm dạng khuyết, được mô phỏng ở hình 3.12

46

Hình 3.12. BĐKN dạng khuyết về hệ sắc tố quang hợp.

Bước 2: Giáo Viên hướng dẫn Học sinh dựa vào kiến thức đã học thảo luận nhóm dựa vào gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ.

* Hệ thống câu hỏi:

- Tại sao lá cây có màu xanh? - Thành phần của hệ sắc tố là gì?

- Phân biệt vai trò của chất diệp lục và carotenoit?

- Sắc tố nào tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

Bước 3: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, cung cấp BĐKN hoàn chỉnh ở hình 3.13, cho điểm học sinh.

47

Hình 3.13. BĐKN dạng hoàn chỉnh về hệ sắc tố quang hợp.

c. Sử dụng BĐKN dạng câm

Ví dụ 9: Bản đồ khái niệm về „„mối quan hệ giữa quang hợp-hô hấp ở Thực vật‟‟

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối, cấu trúc bản đồ ở hình 3.14 và hướng dẫn HS đọc SGK và thảo luận nhóm

* Hệ thống khái niệm và từ nối

Bảng 3.5. Hệ thống các khái niệm và các từ nối về mối quan hệ giữa quang hợp -

hô hấp ở Thực vật

Các khái niệm Các từ nối

Năng lượng ánh sáng, Hệ sắc tố, Lục lạp, QUANG HỢP, CO2, H2O, C6H12O6,O2, HÔ HẤP, ATP, Ty thể.

Nhận, chứa, xảy ra ở, kết hợp, tạo ra, tham gia, tạo ra, xảy ra ở, tạo ra.

48 * Cấu trúc bản đồ

Hình 3.14. BĐKN dạng câm về mối quan hệ giữa quang hợp - hô hấp ở Thực vật

Bước 2: HS đọc SGK và thảo luận dựa theo hệ thống câu hỏi của GV để xây dựng BĐKN hoàn chỉnh

* Hệ thống câu hỏi:

- Quang hợp xảy ra ở đâu? - Chức năng của lục lạp?

- Sản phẩm nào của quang hợp tham gia vào quá trình hô hấp? - Hô hấp xảy ra ở đâu?

- Sản phẩm của hô hấp?

- Từ đó chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?

Bước 4: Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét cung cấp đáp án ở hình 3.15, cho điểm học sinh

49

Hình 3.15. BĐKN hoàn chỉnh về mối quan hệ giữa quang hợp - hô hấp ở Thực vật

3.3.4. Học sinh tự xây dựng bản đồ khái niệm

Học sinh tự xây dựng bản đồ khái niệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, bằng cách giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động để học sinh tự xác định khái niệm trọng tâm, tìm mối liên hệ giữa các khái niệm, từ đó tự xây dựng bản đồ khái niệm. Cách này có thể sử dụng trong khâu dạy bài mới.

* Yêu cầu

- HS phải nắm vững phương pháp xây dựng BĐKN - Tự xây dựng BĐKN ở nhà theo yêu cầu của GV

* Quy trình sử dụng BĐKN do HS tự xây dựng để học kiến thức mới

Bước 1: Học sinh làm việc nhóm thảo luận về BĐKN đã chuẩn bị trước ở nhà Bước 2: Các nhóm trình bày sản phẩm của mình

Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá Bước 4: Đưa ra kết luận, hoàn chỉnh bản đồ Bước 5: Vận dụng

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.4.1. Phân tích định lƣợng 3.4.1. Phân tích định lƣợng

- Sử dụng phiếu bài kiểm tra 10 phút ở các lớp ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng, kết quả các bài kiểm tra dùng Excel thống kê trong bảng 3.6

50

Bảng 3.6. Tần số điểm các bài kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Phương án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n 𝑥 S2

ĐC 0 0 6 4 19 23 16 10 6 0 84 6.12 2.35 TN 0 0 0 6 12 14 22 19 10 2 85 6.87 2.25 - Số liệu trong bảng 3.6 cho thấy giá trị trung bình điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Phương sai của lớp thực nghiệm nhỏ hơn so với lớp đối chứng. Như vậy điểm của lớp thực nghiệm tập trung hơn so với lớp đối chứng.

- Từ số liệu thu được lập bảng tần suất điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, dùng Excel lập bảng tần suất điểm (bảng 3.7)

Bảng 3.7. Tần suất điểm các bài kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Phương án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 0 0 7.1 4.8 22.6 27.5 19 11.9 7.1 0 TN 0 0 0 7 14.1 16.6 25.9 22.2 11.8 2.4 - Từ số liệu bảng 3.7 dùng quy trình vẽ đồ thị Excel, lập đồ thị tần suất điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Hình 3.19. Biểu đồ tần suất các bài kiểm tra

- Trên hình 3.19 Cho thấy giá trị mod điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm là điểm 7, của các lớp đối chứng là điểm 6. Từ giá mod trở xuống( điểm 6 đến điểm

0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

51

3), tần suất điểm của các lớp đối chứng cao hơn so với lớp thực nghiệm. Ngược lại từ giá trị mod trở lên tần suất điểm của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điều này cho phép dự đoán kết quả của các bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.

- Từ số liệu bảng 3.6. Dùng Excel lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.8) để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.

Bảng 3.8. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm.

Phương án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 100 100 99.9 92.8 88.1 65.6 38.1 19.1 7.1 0 TN 100 100 100 99.9 95.4 78.8 62.3 36.3 15.3 2.4

- Số liệu bảng 3.8 cho thấy tỉ lệ phần trăm các bài đạt giá trị Xi trở lên. Ví dụ tần suất điểm 7 trở lên của lớp đối chứng là 38.1%, của các lớp đối chứng là 62.3%. Như vậy tần số điểm 7 trở lên ở các lớp thực nghiệm nhiều hơn ở lớp đối chứng. - Từ số liệu của bảng 3.8, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm. (hình 3.20).

Hình 3.20. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra của lớp đối chứng và thực

nghiệm. 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

52

- Trong hình 3.20, đường hội tụ tiến tần suất của lớp thực nghiệm nằm về bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất của lớp đối chứng. Như vậy kết quả điểm số bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

3.4.2. Phân tích định tính

- Do học sinh bước đầu làm quen với phương pháp dạy học mới nên chưa thực sự

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng BĐKN trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 - THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools. (Trang 44)