Lựa chọn bài tập Vật lí

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương động lực học vật rắn - vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí trung học phổ thông. (Trang 26)

Trong dạy học bất cứ một đề tài nào giáo, viên phải lựa chọn hệ thống bài tập thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp( phạm vi và số lượng các kiến thức kỹ năng cần vận dụng từ một đề tài đến nhiều đề tài, số lượng các đại lượng cho biết và các đại lượng phải tìm…) giúp HS nắm được phương pháp giải các bài tập điển hình.

-. Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp phần nào vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức.

-. Hệ thống bài tập cần bao gồm nhiều thể loại bài tập: bài tập giả tạo, bài tập có nội dung thực tế, bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo, bài tập cho thừa hoặc thiếu dữ kiện, bài tập mang tính chất ngụy biện và nghịch lý, bài tập có nhiều cách giải khác nhau và bài tập có nhiều lời giải tùy theo những điều kiện cụ thể của bài tập mà giáo viên không nêu lên hoặc nêu lên một điều kiện nào đó mà thôi.

Trong các loại bài tập, chú ý tới bài tập sáng tạo là loại bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp cách giải. Các bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tính tự lực và sáng tạo ở HS, giúp các em nắm vững kiến thức chính xác, sâu sắc và mềm dẻo. Bài tập sáng tạo có thể là bài tập giải thích một hiện tượng chưa biết trên cơ sở các kiến thức đã biết( trả lời câu hỏi

“ Tại sao”) hoặc bài tập thiết kế đòi hỏi thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứng những yêu cầu đã cho( trả lời câu hỏi “ Làm như thế nào”) [12, tr363-366]

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương động lực học vật rắn - vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí trung học phổ thông. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)