Hướng dẫn hoạt động giải bài tập Vật lí cho học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương động lực học vật rắn - vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí trung học phổ thông. (Trang 32 - 36)

* Những công việc cần làm để hướng dẫn học sinh giải một bài tập Vật lí cụ thể: - Giải bài tập đó theo phương pháp giải bài tập Vật lí một cách tỉ mỉ. Tìm các cách giải bài tập đó(nếu có)

- Xác định mục đích sử dụng bài tập này

- Xác định những kiến thức áp dụng để giải bài tập

- Phát hiện được những khó khăn mà học sinh có thể gặp khi giải bài tập - Soạn câu hỏi hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn

* Các mức độ yêu cầu khi hướng dẫn giải bài tập Vật lí Tìm hiểu

đề bài

Xây dựng

lập luận Luận giải Biện luận

Xây dựng lập luận trong giải bài tập

định l ng Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp Xây dựng lập luận

trong giải bài tập

Xây dựng lập luận trong bài tập giải

thích hiện tượng Vật lý

Xây dựng lập luận trong bài tập dự đoán hiện tượng

Vật lý

Phương pháp giải bài tập Vật lí

Các giai đoạn để giải 1 bài tập Vật lí

Mức độ 1: Mức độ đơn giản, yêu cầu HS nắm được kiến thức cơ bản nhất. Học sinh vật dụng các kiến thức đã chứng minh để tìm ra theo yêu cầu. GV hướng dẫn một phần đầu của bài tập.

Mức độ 2: Học sinh vận dụng giải các bài tập và giải thích hiện tượng đơn giản. GV hướng dẫn học sinh giải bài tập và giải thích hiện tượng sơ qua để học sinh suy nghĩ và tìm hiểu.

Mức độ 3: Cần có sự tư duy của học sinh để có thể giải được bài tập cùng với sự gợi ý của giáo viên. Giáo vên hướng dẫn học sinh dưới dạng gợi ý, đặt ra các câu hỏi gợi mở định hướng suy nghĩ của học sinh.

Mức độ 4: Các bài tập khó yêu cầu học sinh phải có kiến thức nâng cao, sâu sắc và biến đổi để giải được các bài tập trong hệ thống bài tập. GV luôn quan sát theo dõi hoạt động của học sinh và gợi ý theo định hướng của bài để tránh sự hiểu nhầm của học sinh và tránh tâm lý ngại với những bài khó.

Theo đó, tùy theo mục đích sư phạm mà người ta vận dụng các kiểu hướng dẫn khác nhau trong hướng dẫn giải bài tập Vật lí.

1.2.8.1. Hướng dẫn theo mẫu (hướng dẫn Angorit)

Sự hướng dẫn hành động theo mẫu sẵn có thường gọi là hướng dẫn angôrit. Hướng dẫn angorit là sự hướng dẫn chỉ rõ cho học sinh những hành động cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó để đạt được các kết quả như mong muốn. Những hành động sơ cấp phải được học sinh hiểu một cách đơn giá và học sinh đã nắm vững. Kiểu hướng dẫn angorit không đòi hỏi học sinh phải tự mình tìm tòi xác định các hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra mà chỉ đòi hỏi học sinh chấp hành các hành động đã được giáo viên chỉ ra, căn cứ theo đó học sinh sẽ đạt được kết quả, sẽ giải được bài tập đã cho.

Kiểu hướng dẫn angorit đòi hỏi giáo viên phải phân tích một cách khoa học việc giải bài tập để xác định được một trình tự chính xác chặt chẽ của các hành động cần thực hiện để giải được bài tập và đảm bảo cho các hành động đó là những hành động sơ cấp đối với học sinh. Nghĩa là, kiểu hướng dẫn này đòi hỏi phải xây dựng được một angorit giải bài tập. Kiểu hướng dẫn angorit thường được áp dụng khi cần dạy cho học sinh phương pháp giải một lớp các bài tập điển hình nào đó, nhằm luyện tập cho học sinh các kĩ năng giải một bài tập Vật lí xác định. Người ta xây dựng các angorit giải

cho từng loại bài tập cơ bản, điển hình và luyện tập cho học sinh kĩ năng giải loại bài tập đó dựa trên việc làm cho học sinh nắm chắc các angorit giải.

Ưu điểm: Dạy cho học sinh được phương pháp giải một loại bài tập điển hình. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải một bài tập xác định.

Nhược điểm: Học sinh có thói quen chấp hành những hành động đã được chỉ dẫn theo mẫu đã có sẵn, do đó ít có tác dụng rèn luyện cho học sinh khả năng tìm tòi, sáng tạo, hạn chế sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình giải bài tập, giáo viên phải lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình xây dựng angorit cho bài tập.

1.2.8.2. Hướng dẫn tìm tòi (Hướng dẫn Ơrixtic)

Hướng dẫn tìm tòi là kiểu hướng dẫn mang tính chất gợi ý cho học sinh suy nghĩ tìm tòi phát hiện cách giải quyết. Không phải là giáo viên chỉ dẫn cho học sinh chỉ việc chấp hành các hành động theo một mẫu đã có để đi tới kết quả mà là giáo viên gợi mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, tự xác định các hành động cần thực hiện để đạt được kết quả. Các câu hỏi hướng dẫn phải hướng tư duy của học sinh vào phạm vi cần và có thể tìm tòi phát hiện cách giải quyết. Thông thường, kiểu hướng dẫn tìm tòi được áp dụng khi cần giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để giải được bài tập, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phát triển tư duy học sinh, muốn tạo điều kiện để học sinh tự lực tìm cách giải quyết.

Ưu điểm: Tránh được tình trạng giáo viên làm thay học sinh trong việc giải bài tập. Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi học sinh phải tự lực tìm cách giải quyết chứ không phải là học sinh chỉ việc chấp hành các hành động theo mẫu đã chỉ ra, nên không phải bao giờ cũng có thể đảm bảo cho học sinh giải được bài tập một cách chắc chắn.

Nhược điểm: Cách hướng dẫn này không phải bao giờ cũng đảm bảo cho học sinh giải quyết được bài tập một cách chắc chắn. Có thể, sự hướng dẫn của giáo viên cho học sinh dễ đưa học sinh đến chỗ chỉ còn việc thừa hành các hành động, theo mẫu, hoặc sự hướng dẫn của giáo viên viển vông, quá chung chung, không giúp ích được cho sự định hướng tư duy của học sinh. Nó phải có tác dụng hướng tư duy của học sinh vào phạm vi cần và có thể tìm tòi phát hiện cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra, phương pháp này không thể áp dụng cho toàn bộ đối tượng học sinh do chất lượng học sinh là khác nhau.

Định hướng khái quát chương trình hóa cũng là sự hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi cách giải quyết, chứ không thông báo ngay cho học sinh cái có sẵn. Nét đặc trưng của kiểu hướng dẫn này là, giáo viên định hướng hoạt động tư duy của học sinh theo đường lối khái quát của việc giải quyết vấn đề. Sự định hướng ban đầu đòi hỏi sự tự lực tìm tòi giải quyết của học sinh. Nếu học sinh không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của giáo viên là sự phát triển định hướng khái quát hóa ban đầu, cụ thể hóa thêm một bước bằng cách gợi ý thêm cho học sinh, để thu hẹp hơn phạm vi phải tìm tòi, giải quyết cho vừa sức với học sinh. Nếu học sinh vẫn không đủ khả năng tự lực tìm tòi giải quyết thì sự hướng dẫn của giáo viên chuyển dần thành hướng dẫn theo mẫu để đảm bảo cho học sinh hoàn thành được yêu cầu của một bước. Sau đó tiếp tục yêu cầu học sinh tự lực tìm tòi giải quyết các bước tiếp theo. Nếu cần thì giáo viên lại giúp đỡ thêm. Cứ như vậy cho đến khi giải quyết xong vấn đề đặt ra. Phương pháp hướng dẫn này được áp dụng khi có điều kiện hướng dẫn tiến trình hoạt động giải bài tập của học sinh, nhằm giúp cho học sinh tự giải được bài tập đã cho, đồng thời dạy cho học sinh cách suy nghĩ trong quá trình dạy giải bài tập.

Ưu điểm: Kết hợp được việc thực hiện các yêu cầu: rèn luyện tư duy của học sinh trong quá trình giải bài tập và đảm bảo cho học sinh giải được bài tập đã cho. Sự hướng dẫn như vậy đòi hỏi giáo viên theo sát tiến trình hoạt động giải bài tập của học sinh, không thể chỉ dựa vào những lời hướng dẫn có thể soạn sẵn, mà phải kết hợp được việc định hướng với việc kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh để điều chỉnh sự giúp đỡ, thích ứng với trình độ của học sinh.

Ví dụ: Đối với các bài toán giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo cách định hướng khách quan khái quát hóa như sau: Đề bài đã cho cái gì? Yêu cầu tìm cái gì? Hay có thể xác nhận được những mối liên hệ cụ thể gì đối với cái đã cho và cái phải tìm? Nó liên quan đến những kiến thức gì?

Nhược điểm: Để làm tốt được sự hướng dẫn này phụ thuộc vào trình độ và khả năng sư phạm của người giáo viên. Đôi khi người giáo viên dễ sa vào làm thay cho học sinh trong từng bước định hướng. Do vậy, câu hỏi định hướng của giáo viên phải được cân nhắc kỹ và phù hợp với trình độ học sinh.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập không thể theo một khuôn mẫu nhất định, mà tùy thuộc vào nội dung, kiến thức, yêu cầu của bài toán, và còn tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà chúng ta có cách lựa chọn kiểu hướng dẫn cho phù hợp.

Người giáo viên phải biết phối hợp cả ba kiểu hướng dẫn trên, tận dụng những ưu điểm trong cả ba phương pháp.

Tóm lại: Hướng dẫn giải bài tập Vật lí được biểu diễn tổng thể qua sơ đồ sau đây:

Hình 1.3: Sơ đồ các kiểu hướng dẫn giải bài tập Vật lí Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lí, ta có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

Hình 1.4: Sơ đồ hướng dẫn giải bài tập Vật lí

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương động lực học vật rắn - vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí trung học phổ thông. (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)