A
2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.2.1. Kiến thức
-Nêu được vật rắn và chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là gì?
- Nêu được cách xác định vị trí của vật rắn trong chuyển động quay quanh một trục cố định.
- Viết được biểu thức của gia tốc góc và nêu được đơn vị đo gia tốc góc. - Nêu được momen quán tính là gì.
- Viết được phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục. - Nêu được momen động lượng của một vật đối với một trục là gì và viết được công thức tình momen này.
- Phát biểu được định luật bảo toàn momen động lượng của một vật rắn và viết được hệ thức của định luật này.
- Viết được công thức tính động năng của vật rắn quay quanh một trục
2.2.2. Kĩ năng
- Vận dụng được phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định để giải các bài tập khi biết momen quán tính của vật.
- Vận dụng được định luật bảo toàn momen động lượng đối với một trục. - Giải được các bài tập về động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định - Làm được các bài tập khó liên quan đến chuyển động của vật rắn
- Từ những bài toán nhỏ tổng quát hóa được các bài toán lớn - Từ một bài toán có thể thay đổi dữ kiện để trở thành bài toán mới.
2.3. Hệ thống bài tập chương“Động lực học vật rắn”
2.3.1. Mục tiêu
Dựa trên cơ sở lý luận về bài tập vật lý, hệ thống bài tập vật lí và kiến thức chương Động lực học vật rắn - Vật lí 12 (nâng cao), tôi xây dựng hệ thống bài tập
thuộc kiến thức chương “Động lực học vật rắn" thông qua các mục tiêu về kiến thức và kỹ năng sau đây:
Mục tiêu về kiến thức và kỹ năng
Nhận biết Hiểu và vận dụng Vận dụng linh
hoạt và sáng tạo
- Biết cách xác định vị trí của vật rắn trong chuyển động quay quanh một trục cố định. - Nhớ và hiểu được ý nghĩa của các đại lượng trong các công thức, phương trình động học và động lực học vật rắn
- Nhớ được các công thức tính momen quán tính, động lượng và momen động lượng của một vật rắn đối với một trục.
- Nhớ và hiểu được các đại lượng trong các công thức động năng quay và động năng trong chuyển động thẳng.
- Nắm được các dạng năng lượng của vật rắn trong chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
- Vận dụng các công thức và phương trình động học và động lực học vật rắn tính các đại lượng đặc trưng trong các bài tập cơ bản.
- Vận dụng được phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định để giải các bài tập cơ bản về momen quán tính.
- Vận dụng được định luật bảo toàn momen động lượng xác định động lượng và momen động lượng của vật rắn trong chuyển động quay.
- Giải được các bài tập về động năng độ biến thiên động năng, năng lượng và sự biến đổi năng lượng của vật rắn trong chuyển động quay, trong chuyển động vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến. - Có khả năng phân tích, tổng hợp và vậndụng linh hoạtcác công thức toán học, kiến thức lí thuyết vào mỗitrường hợp khác nhau củabài toán tổng hợp và nâng cao. - Vận dụng một cách sáng tạo giải thích những hiện tượng vậtlí trong các bài toán cũng như trong cuộc sống. 2.3.2. Các hệ thống bài tập 2.3.2.1.Hệ thống bài tập cơ bản
Các bài tập cơ bản phần lớn HS có thể tự lực giải sau khi đã học xong lí thuyết hoặc chỉ cần sự gợi ý nhỏ của giáo viên là các HS có thể giải quyết được. Các bài tập cơ bản được hệ thống hóa, phân loại và biểu diễn qua sơ đồ sau:
2.3.2.2. Hệ thống bài tập tổng hợp nâng cao
Dựa vào mục tiêu nâng cao kiến thức, rèn luyện các kỹ năng bồi dưỡng HSG... Tôi lựa chọn một hệ thống bài tập tổng hợp nâng cao là những bài tập khó trong các chủ đề sau:
Những bài tập khó là do tổng hợp của nhiều bài toán nhỏ, khó do phải biện luận toán học hay khó là có liên quan đến nhiều hiện tượng vật lí mà các em đã được học, do đó khi giải bài tập các em phải biết phân tích kĩ hiện tượng xảy ra trong bài rồi vận dụng các kiến thức tương ứng để giải. Qua đó rèn cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng linh hoạt các công thức toán học, kiến thức vật lí vào mỗi trường hợp khác nhau của bài toán. Các bài tập này có nội dung phong phú và thực tế, đó là cơ sở để giúp các em giải thích những hiện tượng vậtlí tương tự trong cuộc sống, hoặc giúp cho chính bản thân các em trong quá trình luyện tập thể dục thể thao và ứng dụng trong kĩ thuậtkhi các em tham gia laođộngsảnxuất.