Hướng dẫn hoạt động giải bài tập

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương động lực học vật rắn - vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí trung học phổ thông. (Trang 48 - 50)

A

2.4. Hướng dẫn hoạt động giải bài tập

- Với hệ thống bài tập cơ bản HSG tự nghiên cứu và giải được, nên trong luận văn này tôi không trình bày các bài tập thuộc hệ thống bài tập cơ bản và hướng dẫn hay gợi ý giải chúng.

- Với hệ thống các bài tập nâng cao nhằm bồi dưỡng HSG, tôi chủ yếu hướng dẫn

Hệ Thống bài tập Nâng cao Phương trình động lực học của vật rắn Bảo toàn Và biến thiên momen động lượng, trong chuyển động quay của vật rắn Bảo toàn và biến thiên

cơ năng, trong

chuyển động quay

HS theo định hướng khái quát chương trình hóa, cụ thể: Đọc kĩ đề, phân tích hiện tượng bài tập đề cập đến, xem điểm mấu chốt của bài toán là ở đâu? Cái khó của bài toán ở yếu tố nào? (Khó do là bài tập tổng hợp của nhiều bài cơ bản, hay khó là do nhiều hiện tượng vật lí, hoặc khó là do phải biện luận toán học)

Trên cơ sở 08 tiết học chính khoá gồm: 06 tiết lí thuyết, 02 tiết bài tập với nhóm học sinh giỏi thuộc các lớp chất lượng cao là các học sinh tốp đầu của trường, nên học sinh đã nắm được đầy đủ lí thuyết, các bài bập cơ bản ở từng phần. Với mục đích của luận văn là cung cấp cho học sinh hệ thống bài tập mở rộng nâng cao và hướng dẫn hoạt động giải bài tập nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, tôi chủ yếu luyện cho học sinh những kiến thức, rèn kỹ năng để phục vụ cho thi học sinh giỏi cấp Thành phố. Do đó, với bài tập có hướng dẫn của giáo viên, tôi trình bày chủ yếu các bài toán gồm: Các bài toán về phương trình động lực học của vật rắn; bài toán về momen động lượng, bảo toàn và biến thiên momen động lượng của vật rắn; bài toán về cơ năng, bảo toàn và biến thiên cơ năng của vật rắn.

Với dự kiến hoàn thiện chương này trong 12 tiết - dạy trong 4 tuần, mỗi tuần 3 tiết (ngoài những tiết chính khoá) nên trong luận văn này, tôi trình bày 10 bài tập có định hướng hoạt động giải bài tập của giáo viên, 10 bài tập tự giải để học sinh tự giải và 2 bài kiểm tra. Lịch trình cụ thể như sau:

-Tuần 1. Phương trình động lực học vật rắn: Hoàn thành bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3 (phần hướng dẫn hoạt động giải bài tập của giáo viên) và bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3 (phần bài tập học sinh tự giải).

-Tuần 2. Phương trình động lực học vật rắn (tiếp): Hoàn thành bài tập 4, bài tập 5 (phần hướng dẫn hoạt động giải bài tập của giáo viên) và bài tập 4, bài tập 5 (phần bài tập học sinh tự giải), kiểm tra lần 1 (kiến thức về phương trình động lực học của vật rắn).

- Tuần 3. Momen động lượng, bảo toàn và biến thiên momen động lượng

trong chuyển động quay của vật rắn: Hoàn thành bài tập 6, bài tập 7, bài tập 8 (phần hướng dẫn hoạt động giải bài tập của giáo viên) bài tập 6, bài tập 7, bài tập 8 (phần bài tập học sinh tự giải).

- Tuần 4. Cơ năng, bảo toàn và biến thiên cơ năng trong chuyển động quay

(Hình 1) tập của giáo viên) bài tập 9, bài tập 10, (phần bài tập học sinh tự giải), kiểm tra lần 2 (kiến thức về cơ năng, momen động lượng của vật rắn).

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương động lực học vật rắn - vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí trung học phổ thông. (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)