CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ Sở Thực Tiễn
1.2.2. Một số nghiên cứu về té ngã và phòng ngừa té ngã trong bệnh viện
1.2.2.1. Trên Thế giới
Nghiên cứu quan sát của Renne Schwendimann và cộng sự từ năm 1999 đến năm 2003 tại một bệnh viện cơng có quy mơ 300 giường bệnh ở thành phố Zurich, Thụy Sỹ về tác động của chương trình phịng ngừa té ngã liên ngành tới người bệnh ngã và chấn thương khi nằm viện. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế khảo sát nối tiếp để kiểm tra tỷ lệ ngã của người bệnh trước và sau khi thực hiện Chương trình phịng ngừa té ngã liên ngành (IPF), đối tượng nghiên cứu là người bệnh các khoa nội, lão khoa và khoa ngoại. Kết quả trong 34.972 người bệnh nhập viện, có 3.842 vụ té ngã ảnh hưởng tới 2.512 người bệnh (7,2%) trong đó 66,4% khơng gây thương tích, 29,7% gây thương tích nhẹ và 3,9% dẫn đến chấn thương nặng [18].
Nghiên cứu quan sát của Sachiko Ohde và cộng sự trong 6 năm (2004-2010) tại Bệnh viện quốc tế St.Luke ở Tokyo, Nhật Bản về hiệu quả của hoạt động cải thiện chất lượng đa ngành (QI) trong phòng ngừa rủi ro té ngã, sự tuân thủ của nhân viên y tế là rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự giảm đáng kể số lần té ngã trong bệnh viện: 2,13 lần/1000 ngày điều trị nội trú năm 2004 so với 1,53/1000 ngày điều trị nội trú năm 2010 (p = 0,039); có sự gia tăng việc tuân thủ sử dụng công cụ
đánh giá rủi ro té ngã khi người bệnh nhập viện trong sáu tháng đầu năm: 91,5% năm 2007 tăng lên 97,6% năm 2010; Tỷ lệ tuân thủ của nhân viên trong việc thực hiện kế hoạch can thiệp phù hợp là 85,9% năm 2007 tăng lên 95,3% trong năm 2010. Nghiên cứu đưa ra kết luận: tỷ lệ té ngã của người bệnh trong bệnh viện giảm đáng kể và tăng sự tuân thủ của NVYT với chương trình phịng ngừa té ngã mới. Cách tiếp cận QI có hiệu quả bao gồm sự giám sát chặt chẽ, khuyến khích và giáo dục NVYT [16].
Trong một nghiên cứu đoản hệ được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Fukushima, Nhật Bản. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 9957 bệnh nhân nội trú nhập viện đồng ý tham gia nghiên cứu từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 được theo dõi cho đến khi xuất viện. Kết quả nghiên cứu: có 9470 đối tượng (95%) được theo dõi từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009: số lượng người bệnh té ngã trong thời gian theo dõi là 230 (2,5%) và tỷ lệ té ngã là 3,28/100 ngày điều trị nội trú, thời gian trung bình từ khi nhập viện đến khi bị té ngã là 30,0 ngày. Nghiên cứu chỉ ra việc xác định có nguy cơ té ngã ở người bệnh trong bệnh viện là rất quan trọng. Hiện trạng, tiền sử té ngã của người bệnh là những thông tin quan trọng nhất cần được thu thập khi nhập viện. Các kế hoạch chăm sóc cần được xem xét và làm rõ việc phòng ngừa té ngã và người bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận khi được điều trị bằng thuốc an thần. Bác sĩ và NVYT nên kiểm tra cẩn thận tiền sử và thuốc hiện tại của người bệnh [15].
Một nghiên cứu ngẫu nhiên theo cụm được thực hiện tại 4 bệnh viện ở Boston và Massachusetts, Hoa Kỳ năm 2009 về ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế (HIT) bằng cách sử dụng Thang đo té ngã Morse (MFS), Bộ cơng cụ phịng ngửa té ngã (FPTK) đánh giá rủi ro té ngã trên người bệnh, giám sát sự tuân thủ phòng ngừa té ngã trên người bệnh và NVYT. Tại mỗi bệnh viện chọn ngẫu nhiên hai khoa, một khoa có can thiệp, khoa cịn lại làm đối chứng để so sánh. Có 10.264 người bệnh tham gia nghiên cứu với tổng số 48.250 ngày nằm viện. Kết quả của nghiên cứu: Người bện trong các khoa đối chứng và can thiệp có điểm rủi ro té ngã tương tự khi nhập viện (49,8 và 48,6 trong khoảng 0-125; P = 0,74), khơng có sự khác biệt về thời gian nằm viện và giới tính. Tỷ lệ tn thủ hồn thành đánh giá MFS hàng ngày là 81% trong các khoa đối chứng và 94% trong các khoa can thiệp. Các khoa can thiệp có ít bệnh nhân bị té ngã hơn ở các khoa đối chứng (67 so với 87). FPTK được phát hiện là đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên với chênh lệch tỷ lệ té ngã/1000
ngày điều trị nội trú 2.08 (95% CI, 0,61-3,56), P = 0,003. Nghiên cứu đưa ra kết luận: can thiệp HIT nhằm mục tiêu cơ bản ngăn ngừa té ngã ở người bệnh nhân cao tuổi khi nằm viện [14].
Nghiên cứu so sánh có can thiệp và kiểm sốt về tác động của Chương trình phịng chống té ngã trong bệnh viện tại Singapore năm 2006 nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống té ngã của điều dưỡng viên trước và sau can thiệp. Có 641 điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu, cùng với 610 hồ sơ người bệnh nội trú tại bệnh viện có can thiệp và 510 hồ sơ tại bệnh viện đối chứng được chọn ngẫu nhiên để lấy tỷ lệ người bệnh té ngã năm 2006 so với năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm kiểm tra kiến thức trung bình sau sáu tháng tại bệnh viện can thiệp (10,3 + 2,3) cao hơn đáng kể so với điểm số tại bệnh viện đối chứng (9,8+ 1,8) với t [516]= -3,3; p < 0,01. Việc thực hiện chương trình phịng ngừa té ngã tại bệnh viện có can thiệp giúp giảm đáng kể tỷ lệ té ngã (từ 1,44 xuống còn 1,09/1.000 ngày điều trị nội trú, khơng có giảm tỷ lệ té ngã tại bệnh viện đối chứng. Nghiên cứu ghi nhận tác động nhiều mặt của chương trình phịng ngừa té ngã có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức và thực hành của Điều dưỡng viên nhưng khơng có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với việc giảm tỷ lệ ngã.
Trong một nghiên cứu mô tả tại Khoa Cấp cứu của một Trung tâm Y tế tại Michigan, Hoa Kỳ về độ cao của giường bệnh là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến té ngã trong bệnh viện. Có 32 giường bệnh được theo dõi về chiều cao, số liệu được thu thập trong vịng một tuần, vào thời điểm khi khơng có mặt NVYT. Kết quả: Số đo chiều cao trung bình của NVYT vào cuối tuần cao hơn đáng kể so với các ngày trong tuần (26,01 inch so với 25,32 inch); chiều cao trung bình giường bệnh của người bệnh có cảnh báo té ngã là 26,43 inch, cao hơn đáng kể so với nhóm khơng có nguy cơ té ngã là 25,41 inch (t = 2,473; p = 0,007). Nghiên cứu kết luận: nếu giường bệnh có thể được điều chỉnh bằng tay hoặc tự động thi điều dưỡng viên phải hạ chiều cao của giường xuống vị trí thấp nhất sau khi hoàn thành các kỹ thuật can thiệp, hoạt động này cần được thực thi và thường xuyên theo dõi, giường thấp nên được sử dụng cho những người bệnh có nguy cơ bị ngã cao.
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về té ngã và phòng ngừa té ngã cho người bệnh khi nằm viện. Trong một số nghiên cứu, té ngã được đề cập đến như
một sự cố y khoa và phòng chống té ngã được bao hàm trong nội dung của an toàn người bệnh.
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mơ tả kiến thức, thực hành về an tồn người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2016 được thực hiện trên 203 điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh (> 28/55 điểm) là 78,3%. Tỷ lệ điều dưỡng thực hành an toàn người bệnh đạt chiếm 88,7%; Cụ thể, tỷ lệ thực hành đạt về xác định đúng người bệnh đạt 50,7%; Cải tiến thơng tin chăm sóc và phịng ngừa sự cố trong sử dụng thuốc lần lượt 93,1% và 78,8%; Thực hành phòng ngừa sự cố trong phẫu thuật chiếm 80,3%; Kiểm sốt nhiễm khuẩn 48,3%; Phịng ngừa người bệnh ngã 82,8%. Nghiên cứu giúp cung cấp thơng tin về 6 nhóm mục tiêu An tồn người bệnh nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hướng tới nâng cao công tác quản lý chất lượng bệnh viện.
Nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2017 ghi nhận 13 sự cố sai sót được báo cáo trong đó có 12 ca là sự cố (92,3%) và 01 là sai sót (7,7%). Trong tổng số 13 sự cố sai sót, số ca té ngã chiếm tỷ lệ 84,6% (11/13), tiếp đến là sự cố an toàn sử dụng thuốc 7,7% (1/13) và sự cố an toàn cơ sở vật chất trang thiết bị 7,7% (1/13). Về tần suất xảy ra sự cố sai sót, thống kê của nghiên cứu cho thấy khoa Nội tiêu hóa có tần suất cao nhất với 5 sự cố sai sót, các khoa Ngoại thần kinh, Ngoại tiêu hóa, Chấn thương chỉnh hình, Lão khoa, Nội hô hấp, Nội tim mạch, Gan - mật - tụy, Hồi sức tích cực xảy ra 01 sự cố sai sót. Các biện pháp phịng ngừa sự cố sai sót được đưa ra gồm: (1) Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị té ngã: Xây dựng đề án phịng ngừa té ngã cho người bệnh; (2) An tồn liên quan vật tư, thiết bị: Cố định các thiết bị, vật tư y tế; (3) An toàn trong sử dụng thuốc: Tập huấn, nhắc nhở NVYT về Quy trình quản lý và sử dụng thuốc an toàn [5].
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT