Vài nét về Hà Nội và Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng té ngã cho sản phụ sau sinh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec năm 2021 (Trang 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Vài nét về Hà Nội và Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sơng Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hịa Bình, phía Đơng giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, cịn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City được thành lập năm 2011 là bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội và cũng là Bệnh viện đầu tiên trong chuỗi Hệ thống Y tế Vinmec được đưa vào vận hành.

Tọa lạc trong khu Đô thị Times City hiện đại và sang trọng bậc nhất Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có diện tích lên đến 24.670m2, bao gồm 2 tầng hầm và 7 tầng nổi, môi trường xung quanh hiện đại, sang trọng, tiện lợi về giao thơng. Bệnh viện có quy mơ 600 giường, 32 chun khoa cùng 03 trung tâm hỗ trợ chuyên ngành và công nghệ cao được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại.

Vinmec Times City là bệnh viện đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ JCI - Chứng chỉ uy tín hàng đầu thế giới về thẩm định chất lượng dịch vụ y tế, được công nhận trên 90 quốc gia, “Tiêu chuẩn vàng” tại các bệnh viện danh tiếng toàn cầu. Bệnh viện cũng quy tụ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế đầu ngành của Việt Nam và Quốc tế, có trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm, hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện hàng đầu Việt Nam cả về chuyên môn và công nghệ, đồng thời, đạt tiêu chuẩn Quốc tế cao nhất về quản lý chất lượng và an toàn cho bệnh nhân.

Bệnh viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của Bộ Y tế: Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh; Đào tạo cán bộ y tế; Nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật; Chỉ đạo tuyển dưới về chun mơn, kỹ thuật; Phịng bệnh; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế y tế.

Cơng tác phịng ngừa té ngã tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec được lồng ghép trong nội dung quản lý chất lượng bệnh viện do Phòng quản lý chất lượng điều hành. 2.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của Điều dưỡng viên về phòng ngừa té

ngã cho người bệnh.

2.2.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2. 1. Đặc điểm đối tượng (n=68)

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới Nam 0 0 Nữ 68 100 Nhóm tuổi < 30 21 30,88 30- 45 43 63.24 > 45 5 5.88

Thâm niên công tác

< 10 năm 49 72.05 10 – 20 năm 18 26,47 > 20 năm 1 1,48 Tuổi Trung bình 34,76 Đơn vị cơng tác Sản 1 24 35.29 Sản 2 24 35.29 Phịng sinh 20 29,42 Trình độ chun mơn Trung cấp 1 1,47 Cao đẳng 27 39,71 Đại học 40 58,82

Đã được đào tạo và cấp nhật thay đổi mới nhất về quy trình dự phịng và

xử trí ngã cho NB.

Đã cập nhật 60 88,24 Chưa cập nhật 8 11,76 Nhu cầu tái đào tạo để củng cố và

nâng cao kiến thức dự phòng ngã cho NB.

Có 68 100

Khơng 0 0

Điều dưỡng tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ giới 100% do đặc thù khoa Sản. Đa số ở nhóm tuổi 30-45 (63.24%) và được phân bố khá đều ở 3 khoa tham gia nghiên

cứu. Hơn một nửa ĐD có trình độ Đại học (58,82%), trình độ trung cấp chiếm 1,47%. Tồn bộ ĐD có nhu cầu tái đào tạo về quy định dự phịng và xử trí té ngã cho NB.

2.2.2. Kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người

bệnh.

Bảng 2. 2. Xếp loại điểm kiến thức của Điều dưỡng viên về phòng ngừa té ngã (n=68)

Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%)

Đạt 38 55,88

Không đạt 30 44,12

Tổng số 68 100

Đối tượng có điểm kiến thức ở mức không đạt (44,12%), mức đạt (55,88%). Bảng 2. 3. Phân loại thực hành Điều dưỡng viên về dự phòng nguy cơ té ngã

(n=68) Thực hành Số lượng Tỷ lệ (%) Không đạt 27 39,7 Đạt 41 60,3 Tổng 68 100 Tỷ lệ ĐD có điểm thực hành ở mức không đạt (39,7%) mức đạt (60,3%).

Bảng 2. 4. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng

với kiến thức phòng ngừa té ngã (n=68)

Đặc điểm Kiến thức trước can thiệp

Đạt Không đạt

Tuổi

< 30 tuổi 15 (71.4%) 6 (28.6%) 30 – 45 tuổi 22 (51,2%) 21 (48,8%)

> 45 tuổi 2 (40%) 3 (60%)

Thâm niên công tác

< 10 năm 30 (61,2%) 19 (38,8%) 10 – 20 năm 10 (55,5%) 8 (44,5%) > 20 năm 1 (100%) 0 (0%) Trình độ chuyên môn Trung cấp 0 (0%) 1 (100%) Cao đẳng 19 (70,4%) 8 (29,6%)

Đại học 19 (47,5%) 21 (52,5%) Tỷ lệ nhóm điều dưỡng có tuổi đời, thâm niên cơng tác và trình độ chun mơn cao hơn khơng có kiến thức phịng ngừa ngã cho NB tốt hơn so với nhóm cịn lại.

Bảng 2. 5. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng với tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã (n=68)

Đặc điểm Tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã

Có Khơng

Tuổi

< 30 tuổi 12 (57,2%) 9 (42,8%) 30 – 45 tuổi 23 (56,1%) 18 (43,9%)

> 45 tuổi 3 (60%) 2 (40%)

Thâm niên công tác

< 10 năm 31 (63,3%) 18 (36,7%) 10 – 20 năm 12 (66,7%) 6 (33,3%) > 20 năm 1 (100%) 0 (0%) Trình độ chun mơn Trung cấp 0 (0%) 1 (100%) Cao đẳng 20 (74,1%) 7 (25,9%) Đại học 25 (62,5%) 15 (37.5%)

Tỷ lệ nhóm điều dưỡng có tuổi đời, thâm niên cơng tác và trình độ chun mơn cao hơn không tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã cho NB tốt hơn so với nhóm cịn lại.

Chương 3 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của tôi, 100% đối tượng là nữ giới, kết quả này thể hiện đặc thù riêng của điều dưỡng khoa sản. Hơn một nửa đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ đại học (58,82%), đây là một điểm mạnh của đội ngũ nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec. Tỷ lệ đối tượng có tuổi đời 30-45 chiếm đa số (63,24%). Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu năm 2016 của Tinh Ariyati về mối liên quan giữa các đặc điểm của điều dưỡng với sự tn thủ quy trình an tồn người bệnh tại bệnh viện RSJ, tỉnh Trung Java, Indonesia khi tỷ lệ ĐD trên 30 tuổi chiếm 52,5% [15] cũng như nghiên cứu về thái độ, hành vi phòng ngừa té ngã của ĐD của Choi Ae Shin (2012) tại hai Bệnh viện Đa khoa ở Seoul, Hàn Quốc [18] khi chỉ có 27,0% ĐD ở độ tuổi trên 30. Tuy nhiên, đối tượng có tuổi đời trên 45 trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 5,88% thấp hơn so với nghiên cứu của Suparna (8,3%) và Nguyễn Thị Thanh Hương (8,5%) [9].

Khi nghiên cứu về trình độ chun mơn hiện tại của đối tượng tơi nhận thấy có 58,82% ĐD trình độ đại học (bảng 3.1). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Lee In Kyoung (2011) về các yếu tố liên quan đến hoạt động của điều dưỡng trong phòng ngừa ngã bệnh viện tại Bệnh viện Đại học JH Han C, Hàn Quốc với 55,1% ĐD có trình độ đại học [20] và tương đồng với nghiên cứu của Suparna 45,8%). Tỷ lệ ĐD trình độ trung cấp trong nghiên cứu (1,47%) thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (63,1%) [9] và Phạm Thanh Liêm (59,6%) [10]. Sự khác biệt này phản ánh xu thế tất yếu phát triển nghề nghiệp của ĐD nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ NVYT trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

Thâm niên công tác của điều dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng từ 2 năm đến 25 năm (bảng 3.1), trong đó ĐD có thời gian cơng tác 10 - 20 năm là 26,47%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thanh Liêm (40,3%) [10]; ĐD có thời gian cơng tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 72,05% cao hơn nhiều so với nghiên cứu Tini Ariyati (46,1%) và tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (72,3%) [9] và Lee In Kyoung (84,0%) [20].

Phân tích mối liên quan giữa kiến thức, thực hành tuân thủ đánh giá phòng ngừa té ngã của ĐD với một số yếu tố như: Tuổi; Trình độ chun mơn; Thời gian cơng tác... tơi khơng tìm được mối liên quan giữa chúng với kiến thức và thực hành tuân thủ phòng ngừa té ngã cho người bệnh của ĐD. Kết quả này cho thấy một thực tế rằng dù ĐD ở trình độ nào, thời gian cơng tác nhiều hay ít đều có điểm kiến thức và thực hành phịng ngừa té ngã cịn hạn chế, điều đó cịn có bằng chứng củng cố thêm rằng đa số ĐD (100%) có nhu cầu được tái đào tạo, nâng cao kiến thức thực hành phòng ngừa té ngã. Ở một góc nhìn lạc quan hơn, mặc dù hiện nay kiến thức, thực hành phòng ngừa té ngã cho người bệnh của ĐD còn hạn chế song cũng có tín hiệu tốt giúp cho Phịng Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec xây dựng những kế hoạch, giải pháp nhằm cải thiện tình trạng trên.

3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của Điều dưỡng viên về phòng ngừa té ngã cho người bệnh trước can thiệp. cho người bệnh trước can thiệp.

3.2.1. Kiến thức

Tại Việt Nam, vai trị của ĐD trong cơng tác phịng ngừa té ngã được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 07/2011/TT - BYT hướng dẫn cơng tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện: “ Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh ” [8] và Điều 7 Thơng tư 19/2013/ TT - BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện “ Triển khai các biện pháp bảo đảm an tồn người bệnh và NVYT trong đó bao gồm hoạt động “ phòng ngừa người bệnh bị ngả ” [11]. Để thực hiện phòng ngửa người bệnh bị ngã, người điều dưỡng cần phải có kiến thức về phịng ngừa nguy cơ té ngã.

Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ kiến thức đạt về phòng ngừa té ngã của ĐD (55,88%), tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu năm 2011 của Lee In Kyoung (45,5%) [20]; Tỷ lệ ĐD có kiến thức khơng đạt chiếm tỷ lệ (44,12%) thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương về kiến thức đối với sự cố y khoa (77,3%) [9]. Sự chênh lệch về tỷ lệ nói trên khi so sánh giữa nghiên cứu trong nước và nước ngoài phản ánh mối quan tâm về vấn đề an tồn người bệnh nói chung và phịng ngừa té ngã nói riêng giữa Việt Nam và các nước vẫn còn một khoảng cách. Mặc dù trong những năm gần đây ngành y tế nước ta đã chú trọng đến các chính sách vĩ mơ về an toàn người bệnh cũng như cải tiến chương trình đào tạo điều dưỡng ở các trường

chuyên nghiệp. Đối với ĐD đang công tác tại các cơ sở y tế, kết quả trên cho thấy mức độ quan tâm tới an toàn người bệnh đặc biệt là cơng tác phịng ngừa té ngã của điều dưỡng cần được cải thiện.

Nghiên cứu về mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức phòng ngừa té ngã của ĐD, kết quả tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương năm 2016 [9] tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên khi không tìm thấy mối liên quan giữa khoa ĐD cơng tác với kiến thức của người điều dưỡng.

3.2.2. Thực hành

Một trong những vai trò của ĐD là giúp người bệnh học cách tự chăm sóc bản thân từ đó có thể phịng ngừa được bệnh tật và giúp bảo đảm sức khỏe tốt hơn. Các hoạt động thực hành phòng ngừa té ngã cho người bệnh của ĐD là hoạt động xuyên suốt ngay từ khi người bệnh nhập viện cho đến lúc họ được xuất viện. Khi người bệnh vào khoa, việc đầu tiên người điều dưỡng cần làm là đánh giá nguy cơ té ngã để từ đó có những biện pháp phịng ngừa phù hợp.

Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, tỷ lệ ĐD có tn thủ đánh giá nguy cơ té ngã cho người bệnh là 60,3% (bảng 3.3), cao hơn so với nghiên cứu của Tini Ariyati (51,3%) [15]. Tơi chưa tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố thâm niên công tác với sự tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã, kết quả này khác với nghiên cứu của Tini Ariyatỉ khi yếu tố thâm niên cơng tác có liên quan đến sự tn thủ của ĐD (p < 0,05) [15]. Việc thiếu tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã theo nghiên cứu của Tini Ariyati có nguyên nhân là do ĐD thiếu kỹ năng về an toàn người bệnh nội trú, thiếu sự giám sát của các cấp quản lý cũng như chế tài khen thưởng, kỷ luật của bệnh viện. Cần có những đánh giá định kỳ bằng hoạt động quan sát trực tiếp cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện làm việc để thúc đẩy điều dưỡng tuân thủ các quy trình đảm bảo an toàn người bệnh.

3.3. Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu mới, đánh giá khá toàn diện kiến thức và thực hành của điều dưỡng về dự phòng té ngã tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec. Các công cụ nghiên cứu đều là các công cụ đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này. Các công cụ trước khi sử dụng đều được kiểm định để đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy cao. Các nội dung nghiên cứu bao phủ cơ bản các yêu cầu về kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã trong bệnh viện. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp một

bức tranh khá toàn diện về vấn đề này. Các số liệu này có thể được sử dụng để xây dựng các chương trình can thiệp trong tương lai. Mặc dù vậy nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trước tiên việc đánh giá thực hành chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn mà không tiến hành quan sát trực tiếp. Nghiên cứu chưa sử dụng phân tích mơ hình hồi quy để kiểm sốt các yếu tố nhiễu và yếu tố tương tác có thể tác động đến kiến thức và thực hành của đối tượng. Ngoài ra nghiên cứu cũng chưa xác định được bản chất của các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của điều dưỡng và chi khơng thực hiện nghiên cứu định tính.

KẾT LUẬN

- Điều dưỡng tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ giới 100% do đặc thù khoa Sản. Đa số ở nhóm tuổi 30-45 (63.24%) và được phân bố khá đều ở 3 khoa tham gia nghiên cứu. ĐD có trình độ Đại học chiếm đa số (58,82%), trình độ trung cấp chiếm 1,47%. - Kiến thức của Điều dưỡng về phòng ngừa té ngã ở mức đạt khá cao (55,88%), mức khơng đạt là (44,12%).

- Tỷ lệ ĐD có điểm thực hành ở mức đạt khá cao (60,3%), nhóm khơng đạt chiếm (39,7%).

- Tỷ lệ nhóm điều dưỡng có tuổi đời, thâm niên cơng tác và trình độ chun mơn cao hơn khơng có kiến thức và thực hành phịng ngừa té ngã cho NB tốt hơn so với nhóm cịn lại.

- 100% ĐD có nhu cầu tái đào tạo và nâng cao kiến thức về phòng ngừa té ngã cho NB sau sinh. Vì vậy cần có một chương trình tập huấn để củng cố và nâng cao kiến thức, thực hành phòng ngừa té ngã cho ĐD tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền và bảng kiểm đánh giá thực hành của ĐD về dự phòng nguy cơ té ngã cho NB sau sinh tại bệnh viện Vinmec tôi xin đề xuất một số giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của cơng tác dự phịng nguy cơ té ngã cho NB sau sinh trong thời gian tới như sau:

 Về công tác nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế trong phòng ngừa té ngã cho NB.

- Tổ chức thêm các lớp tái đào tạo định kỳ về dự phòng ngã cho NB và cách làm báo cáo sự cố khi NB ngã cho tất cả nhân viên y tế.

- Tâp huấn từng nhóm nhỏ tại các khoa/phòng/trung tâm để đảm bảo chất lượng đào tạo. Nên diễn tập xử lý các tình huống thực hành khi NB ngã để nhân viên phản ứng nhanh nhạy hơn khi gặp thực tế lâm sàng.

- Thành lập mạng lưới về dự phòng ngã cho NB tại Bệnh viện và có một đầu mối chuyên trách dự phòng ngã cho NB tại khoa phòng để thường xuyên tổ chức

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng té ngã cho sản phụ sau sinh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec năm 2021 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)