Kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng té ngã cho sản phụ sau sinh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec năm 2021 (Trang 33 - 36)

bệnh.

Bảng 2. 2. Xếp loại điểm kiến thức của Điều dưỡng viên về phòng ngừa té ngã (n=68)

Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%)

Đạt 38 55,88

Không đạt 30 44,12

Tổng số 68 100

Đối tượng có điểm kiến thức ở mức không đạt (44,12%), mức đạt (55,88%). Bảng 2. 3. Phân loại thực hành Điều dưỡng viên về dự phòng nguy cơ té ngã

(n=68) Thực hành Số lượng Tỷ lệ (%) Không đạt 27 39,7 Đạt 41 60,3 Tổng 68 100 Tỷ lệ ĐD có điểm thực hành ở mức không đạt (39,7%) mức đạt (60,3%).

Bảng 2. 4. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng

với kiến thức phòng ngừa té ngã (n=68)

Đặc điểm Kiến thức trước can thiệp

Đạt Không đạt

Tuổi

< 30 tuổi 15 (71.4%) 6 (28.6%) 30 – 45 tuổi 22 (51,2%) 21 (48,8%)

> 45 tuổi 2 (40%) 3 (60%)

Thâm niên công tác

< 10 năm 30 (61,2%) 19 (38,8%) 10 – 20 năm 10 (55,5%) 8 (44,5%) > 20 năm 1 (100%) 0 (0%) Trình độ chuyên môn Trung cấp 0 (0%) 1 (100%) Cao đẳng 19 (70,4%) 8 (29,6%)

Đại học 19 (47,5%) 21 (52,5%) Tỷ lệ nhóm điều dưỡng có tuổi đời, thâm niên công tác và trình độ chuyên môn cao hơn không có kiến thức phòng ngừa ngã cho NB tốt hơn so với nhóm còn lại.

Bảng 2. 5. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng với tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã (n=68)

Đặc điểm Tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã

Có Không

Tuổi

< 30 tuổi 12 (57,2%) 9 (42,8%) 30 – 45 tuổi 23 (56,1%) 18 (43,9%)

> 45 tuổi 3 (60%) 2 (40%)

Thâm niên công tác

< 10 năm 31 (63,3%) 18 (36,7%) 10 – 20 năm 12 (66,7%) 6 (33,3%) > 20 năm 1 (100%) 0 (0%) Trình độ chuyên môn Trung cấp 0 (0%) 1 (100%) Cao đẳng 20 (74,1%) 7 (25,9%) Đại học 25 (62,5%) 15 (37.5%)

Tỷ lệ nhóm điều dưỡng có tuổi đời, thâm niên công tác và trình độ chuyên môn cao hơn không tuân thủ đánh giá nguy cơ té ngã cho NB tốt hơn so với nhóm còn lại.

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của tôi, 100% đối tượng là nữ giới, kết quả này thể hiện đặc thù riêng của điều dưỡng khoa sản. Hơn một nửa đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ đại học (58,82%), đây là một điểm mạnh của đội ngũ nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec. Tỷ lệ đối tượng có tuổi đời 30-45 chiếm đa số (63,24%). Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu năm 2016 của Tinh Ariyati về mối liên quan giữa các đặc điểm của điều dưỡng với sự tuân thủ quy trình an toàn người bệnh tại bệnh viện RSJ, tỉnh Trung Java, Indonesia khi tỷ lệ ĐD trên 30 tuổi chiếm 52,5% [15] cũng như nghiên cứu về thái độ, hành vi phòng ngừa té ngã của ĐD của Choi Ae Shin (2012) tại hai Bệnh viện Đa khoa ở Seoul, Hàn Quốc [18] khi chỉ có 27,0% ĐD ở độ tuổi trên 30. Tuy nhiên, đối tượng có tuổi đời trên 45 trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 5,88% thấp hơn so với nghiên cứu của Suparna (8,3%) và Nguyễn Thị Thanh Hương (8,5%) [9].

Khi nghiên cứu về trình độ chuyên môn hiện tại của đối tượng tôi nhận thấy có 58,82% ĐD trình độ đại học (bảng 3.1). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Lee In Kyoung (2011) về các yếu tố liên quan đến hoạt động của điều dưỡng trong phòng ngừa ngã bệnh viện tại Bệnh viện Đại học JH Han C, Hàn Quốc với 55,1% ĐD có trình độ đại học [20] và tương đồng với nghiên cứu của Suparna 45,8%). Tỷ lệ ĐD trình độ trung cấp trong nghiên cứu (1,47%) thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (63,1%) [9] và Phạm Thanh Liêm (59,6%) [10]. Sự khác biệt này phản ánh xu thế tất yếu phát triển nghề nghiệp của ĐD nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ NVYT trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

Thâm niên công tác của điều dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng từ 2 năm đến 25 năm (bảng 3.1), trong đó ĐD có thời gian công tác 10 - 20 năm là 26,47%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thanh Liêm (40,3%) [10]; ĐD có thời gian công tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 72,05% cao hơn nhiều so với nghiên cứu Tini Ariyati (46,1%) và tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (72,3%) [9] và Lee In Kyoung (84,0%) [20].

Phân tích mối liên quan giữa kiến thức, thực hành tuân thủ đánh giá phòng ngừa té ngã của ĐD với một số yếu tố như: Tuổi; Trình độ chuyên môn; Thời gian công tác... tôi không tìm được mối liên quan giữa chúng với kiến thức và thực hành tuân thủ phòng ngừa té ngã cho người bệnh của ĐD. Kết quả này cho thấy một thực tế rằng dù ĐD ở trình độ nào, thời gian công tác nhiều hay ít đều có điểm kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã còn hạn chế, điều đó còn có bằng chứng củng cố thêm rằng đa số ĐD (100%) có nhu cầu được tái đào tạo, nâng cao kiến thức thực hành phòng ngừa té ngã. Ở một góc nhìn lạc quan hơn, mặc dù hiện nay kiến thức, thực hành phòng ngừa té ngã cho người bệnh của ĐD còn hạn chế song cũng có tín hiệu tốt giúp cho Phòng Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec xây dựng những kế hoạch, giải pháp nhằm cải thiện tình trạng trên.

3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của Điều dưỡng viên về phòng ngừa té ngã cho người bệnh trước can thiệp. cho người bệnh trước can thiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng té ngã cho sản phụ sau sinh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec năm 2021 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)