CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN
1.6. Một số nghiên cứu sử dụng TVTS trong xử lý nƣớc thải ở Việt Nam
Khả năng sử dụng TVTS trong xử lý nƣớc thải ở Việt Nam đã đƣợc nghiên cứu từ năm 1990 (Lâm Minh Triết, 1990). Trong những năm trở lại đây, một số tác giả đã chứng minh đƣợc khả năng của một số TVTS trong việc hấp thu các kim loại nặng. Trong đó bèo tây và bèo cái có khả năng hấp thụ Pb, Cr, Ni, Co, Zn và Fe trong nƣớc thải công nghiệp, rong đuôi chó và bèo tấm có khả năng giảm thiểu đƣợc Fe, Cu, Pb và Zn, rau muống (Ipomoea
aquatica ) có khả năng tích lũy mạnh Cu, Ni, Cr và Zn. Qua hệ thống rễ, rau
muống có khả năng tích lũy 0,552 mg Cu, 0,213 mg Ni, 0,090 mg Cr và 0,009 mg Zn trên 1 gam khô trong vòng 48 giờ ở nồng độ kim loại là 5,00 mg/L (Lê Hiền Thảo, 1999; Nguyen Quoc Thong và cộng sự, 2002; Đặng Đình Kim, 2002; Nguyễn Quốc Thông và cộng sự, 2003; Trần Văn Tựa và cộng sự, 2004).
Ngồi ra: xử lý ơ nhiễm phospho, ion phosphat trong nƣớc thải và nƣớc thải sinh hoạt bằng TVTS cũng đã đem lại kết quả khả quan (Lâm Ngọc Thụ và cộng sự, 2005; Nguyễn Việt Anh và cộng sự, 2006). Trần Văn Chiến và cộng sự, 2006, đã có nghiên cứu bƣớc đầu nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm
22
nƣớc thải sinh hoạt bằng một số loài thủy thực vật, kết quả một số chỉ tiêu NH4+, NO3-, K+ đã giảm tới hơn 60%, kim loại nặng giảm tới 40%. Đỗ Ngọc Khuê và cộng sự, 2007, đã sử dụng một số loài TVTS để khử độc cho nƣớc thải bị nhiễm Nitroglyxerin của cơ sở sản xuất thuốc phóng.
Trong những năm gần đây, tại Viện Công nghệ Môi trƣờng (Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam) có các nghiên cứu một số loài thực vật thủy sinh nhƣ: bèo tây, bèo cái, rau muống, ngổ trâu, lau sậy, cỏ vetiver...để đánh giá đặc điểm sinh học, tính chống chịu và khả năng loại bỏ một số yếu tố gây ô nhiễm từ nƣớc thải công nghiệp mạ điện, nƣớc thải công nghiệp chế biến thực phẩm...Kết quả cho thấy các lồi thực vật này có tăng trƣởng cao, khả năng chống chịu và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tƣơng đối tốt. Các kết quả thí nghiệm vận hành ở quy mô pilot sử dụng bèo tây và bèo cái trong xử lý nƣớc thải chế biến thủy sản, sử dụng cây sậy và cỏ vetiver trong xử lý nƣớc thải chứa crom và niken đã đƣợc xây dựng và vận hành có hiệu quả ( Tua, T.V., 2006; Trần Văn Tựa và cộng sự, 2007; Trần Văn Tựa và cộng sự, 2008).