24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trƣờng mầm non
3.3.1. Biện pháp 1: Tạo nhiều khu vực chơi an toàn, hấp dẫn và phù hợp với trẻ
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp:
Trẻ em luôn luôn thích hoạt động, đam mê khám phá thế giới xung quanh. Tất cả mọi thứ đều trở nên hấp dẫn và vô cùng mới lạ trƣớc đôi mắt trẻ. Vì thế, việc tạo ra cho trẻ các khoảng không gian đƣợc chơi, đƣợc hoạt động là điều cần thiết. Khu vực chơi đó phải đảm bảo an toàn cho trẻ, là nơi thuận tiện giúp giáo viên có thể bao quát toàn bộ số trẻ. Thiết lập các khu vực chơi cho trẻ cần phải hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng. Đó là những góc chơi với đa dạng các loại đồ chơi đƣợc tạo nên từ các không gian chơi khác nhau nhƣ trong lớp, ngoài sân, ngoài hành lang…
Thực trạng trƣờng lớp mầm non hiện nay đang quá tải, không gian chật chội, các khu vực chơi của trẻ chủ yếu đƣợc giáo viên thiết kế là các góc lớp, phạm vi nhỏ, đôi khi trẻ ngồi bàn, ghế để chơi.
Mặc dù diện tích các phòng học hiện nay là không lớn song tôi nhận thấy vẫn có thể tận dụng một số khoảng không gian trong và ngoài lớp học để tổ chức cho trẻ hoạt động. Đặc biệt, tôi chú trọng đến không gian ngoài lớp học, có thể tận dụng các khu vực hành lang, các khu vực chơi chung của trƣờng mầm non. Nhờ đó, trẻ có nhiều cơ hội đƣợc lựa chọn hoạt động với các đối tƣợng trong các khu vực chơi khác nhau. Trẻ đƣợc ngồi, đƣợc đứng, đƣợc di chuyển dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và trên hết là chúng cảm thấy vui vẻ hơn, thích thú khi đƣợc thoả mãn nhu cầu của mình.
- Nội dung và cách tiến hành:
Nội dung:
Sử dụng thêm một số không gian trong và ngoài lớp học (các mảng tƣờng, các bàn ghế lớn, các đồ chơi lớn của trƣờng, khu vực hành lang hoặc sân chơi cạnh lớp học).
Cách tiến hành:
+ Dán các tờ giấy khổ A0 (hoặc tận dụng mặt sau của tờ lịch treo tƣờng cũ) lên các mảng tƣờng trong hoặc ngoài khu vực hành lang. Chuẩn bị sẵn các đồ dùng cho trẻ nhƣ: hoa giấy, giấy màu, keo, màu nƣớc hoặc bút sáp, khăn và yếm… để trẻ đƣợc hoạt động với các vật liệu đó trên giấy A0.
+ Tạo các góc chơi ngoài trời cho trẻ nhằm giảm số lƣợng trẻ quá đông trên diện tích sàn nhà.
Giáo viên có thể ghép một vài chiếc bàn lớn với nhau, trải một chiếc khăn lớn bên trên và cho trẻ chơi trong gầm bàn. Điều này khiến trẻ rất thích thú bởi chúng luôn thích đƣợc chui, đƣợc nghịch trong một góc nào đó.
Giáo viên cũng có thể tận dụng một số đồ chơi lớn của trƣờng nhƣ gầm cầu trƣợt, các ống tròn lớn hoặc bập bênh… Cho trẻ chơi hoạt động cạnh nhau theo các nhóm nhỏ, tuỳ thuộc vào độ rộng của không gian thiết kế.
- Điều kiện thực hiện:
+ Các tờ giấy Ao hoặc tờ lịch cũ có thể thay thế dễ dàng để không làm hỏng tƣờng hoặc che đi phần trang trí của lớp học bằng cách treo móc hoặc sử dụng nam châm).
+ Nếu tận dụng khu vực hành lang cho trẻ chơi thì cần đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh gây ồn ào các lớp bên cạnh.
+ Giáo viên linh hoạt phân bố khu vực chơi phù hợp cho trẻ đồng thời bao quát các khu vực chơi đó.
+ Đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ khi họat động với các đồ chơi lớn của trƣờng.
3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng một số vật liệu chơi cho trẻ hoạt động như bóng, bột, cát, vải, giấy, truyện…
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Để nâng cao hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật không thể không nhắc tới yếu tố đồ dùng, đồ chơi. Sự đa dạng, phong phú về các nguyên liệu chơi sẽ kích thích trẻ say mê tìm tòi, khám phá và không ngừng hoạt động. J.Piaget cho rằng, có 3 loại tri thức mà trẻ học đƣợc trong quá trình tƣơng tác với đồ vật. Đó là tri thức về đối tƣợng và đặc điểm của nó (tri thức vật chất); tri thức về mối quan hệ mà cá nhân tự xây dựng để tổ chức thông tin (tri thức toán logíc); tri thức có liên quan đến các chuẩn mực xã hội mà con ngƣời xây dựng. Vì thế, việc tăng cƣờng sử dụng các loại vật liệu chơi khác nhau có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của trẻ.
Hiện nay, các trƣờng mầm non khá đầu tƣ vào trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tăng cƣờng các sản phẩm tự tạo. Một số trƣờng mầm non công lập chú trọng nhiều vào việc đa dạng hoá các nguyên vật liệu tự nhiên.
Tôi đề xuất biện pháp này nhằm gợi ý cho các giáo viên sử dụng thêm một số các nguyên vật liệu khác, giúp trẻ hứng thú hơn, say sƣa hơn trong hoạt động tự do với đồ vật. Qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và phát triển các giác quan cho trẻ.
Trẻ em trong giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi rất thích đƣợc nghe truyện, thích đọc sách một mình. Mặc dù trẻ chƣa thể biết đọc nhƣng có thể dễ dàng bắt gặp trẻ say sƣa với một cuốn truyện tranh nào đó. Đây là cơ hội để ngƣời lớn tạo cho trẻ đƣợc làm quen với sách vở, hình thành thói quen ở trẻ và trên hết là phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các vật liệu khác nhƣ giấy báo, bột hay bóng… là những đối tƣợng dễ tìm kiếm, vừa có khả năng kích thích hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động. Tần suẩt hoạt động của trẻ với các đối tƣợng đó sẽ cao hơn và thời gian chú ý của trẻ trong hoạt động với đồ vật cũng kéo dài hơn. Đƣợc tiếp xúc, đƣợc trải nghiệm với đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi, các vật liệu khác nhau sẽ là phƣơng tiện giúp trẻ học hỏi và trau dồi thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân mình.
Nội dung và cách tiến hành: Tăng cƣờng cho trẻ đƣợc hoạt động với sách truyện, giấy, bóng, bột, cát, nƣớc…
Tôi tiến hành tổ chức một số hoạt động sau:
+ Với sách: Bổ sung thêm một số sách, truyện, tranh ảnh phù hợp với độ tuổi. Trẻ ở độ tuổi này thích các loại sách truyện có nhiều tranh ảnh lớn, màu sắc. Giáo viên có thể sƣu tầm hoặc yêu cầu trẻ mang những sách truyện mà trẻ yêu thích.
Để trẻ hứng thú với đối tƣợng này, giáo viên có thể thiết kế một khu vực cho trẻ đƣợc thoải mái hoạt động. Chẳng hạn, chuẩn bị thêm một số gối ôm, một số sách tranh ảnh khổ lớn … để trẻ đƣợc tự do đọc, chơi quen thuộc giống nhƣ ở nhà.
+ Với giấy: tổ chức cho trẻ một số hoạt động nhƣ gấp thuyền, gấp máy bay, làm kẹo mút,…
Với trẻ trong giai đoạn 24 – 30 tháng, có thể tận dụng các giấy báo cũ, cho trẻ vo viên hoặc chơi các trò chơi đơn giản nhƣ cất vào, bỏ ra…
+ Với bóng: Thổi bóng bay và vẽ trên bóng, lăn bóng, chơi ném bóng… + Với bột: Sử dụng bột mỳ và phẩm màu tự nhiên làm đất nặn và bánh quy cho trẻ… Trẻ sẽ rất thích thú với những sản phẩm do mình tạo ra nhƣ những chiếc bánh đƣợc làm từ khuôn các hình con vật, chữ cái hoặc những con số ngộ nghĩnh…
+ Với vải: Tiến hành một số hoạt động nhƣ gấp quần áo, cài khuy, làm bánh rán từ khăn…
Các nguyên vật liệu trên có thể huy động sự tham gia của trẻ và phụ huynh.
- Điều kiện thực hiện
+ Tránh ôm đồm, bày biện quá nhiều nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhằm tránh sự nhàm chán. Nên để sách hay các vật liệu khác ở tầm trẻ có thể lấy một cách dễ dàng để trẻ có cơ hội đƣợc tiếp xúc nhiều với chúng.
+ Cần kiểm soát tốt các khu vực hoạt động khi tổ chức các khu vực chơi với các nguyên vật liệu khác nhau. Cần hƣớng dẫn trẻ cách sử dụng và bảo vệ chúng.
+ Gíao viên cần có kỹ năng sử dụng tốt các nguyên vật liệu trên để có thể tổ chức hoạt động một cách hiệu quả nhất.
+ Đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ khi tổ chức các hoạt động này.
+ Đặc biệt, giáo viên cần lên kế hoạch (trong ngày và theo tuần) cụ thể để chủ động trong việc lựa chọn và sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi hợp lý.
3.3.3. Biện pháp 3: Gợi ý, động viên, khích lệ trẻ tích cực trong hoạt động với đồ vật
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp:
Động viên, khuyến khích trẻ luôn luôn là một biện pháp cần thiết đối với mỗi giai đoạn phát triển cũng nhƣ trong bất kỳ một hoạt động nào đó của trẻ. Những tác động bằng lời hoặc bằng những phần thƣởng nhỏ của nhà giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ là nguồn khích lệ trẻ tự tin hơn, phấn khởi hơn mà quan trọng là thúc đẩy trẻ tích cực tƣơng tác với đối tƣợng.
Hoạt động của trẻ với đồ vật chủ yếu đƣợc thúc đẩy bởi những động cơ bên ngoài nhƣ đƣợc ngƣời lớn khen ngợi, đƣợc thể hiện bản thân. Nhƣng cho dù là những hành động xuất phát từ ý muốn của bản thân trẻ hay do những tình huống trực tiếp tạo nên thì trẻ đều cần đƣợc động viên, gợi ý, hƣớng dẫn kịp thời.
Giáo viên dựa trên những hiểu biết chính xác về từng cá nhân trẻ (đặc điểm khí chất, mức độ tƣơng tác với đồ vật) để đƣa ra những gợi ý, định hƣớng phù hợp, đúng cách. Qua đó, đứa trẻ phát triển đúng với chính nó; hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trở nên nhịp nhàng, ăn khớp và tạo cho trẻ niềm vui, niềm tin vào chính bản thân mình.
- Nội dung và cách tiến hành:
Nội dung:
Đƣa ra lời động viên, khuyến khích phù hợp với đặc điểm của từng trẻ. Cách tiến hành:
Trƣớc hết, giáo viên có thể dùng những lời động viên, khuyến khích trẻ để trẻ bắt đầu muốn tham gia vào hoạt động với đồ vật. Với những trƣờng hợp trẻ hay
thờ ơ, không muốn tham gia hoạt động, giáo viên nên dùng phần thƣởng nhỏ để khích lệ trẻ, kéo trẻ vào hoạt động.
Trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật ở các khu vực chơi khác nhau, giáo viên cần quan sát và đến từng góc chơi để định hƣớng, giúp đỡ trẻ kịp thời căn cứ vào mức độ tƣơng tác của trẻ với đồ vật.
Các mức độ tƣơng tác của trẻ với vật liệu bao gồm 3 mức độ:
Mức độ 1: Thao tác chƣa định hƣớng. Trẻ chƣa biết vật thể đó là gì, có thể làm gì với chúng nên cố gắng tìm cách để khám phá.
Mức độ 2: Thao tác có định hƣớng. Đây chính là giai đoạn luyện tập. Lúc này trẻ có xu hƣớng lặp đi lặp lại nhiều lần hành động của mình.
Mức độ 3: Thao tác có ý nghĩa. Ở mức độ này, trẻ sử dụng vật thể theo các cách khác nhau.
Mỗi đứa trẻ đều cần có thời gian khác nhau cho việc phát triển đến các mức độ tƣơng tác vật liệu. Và ở mỗi mức độ đều cần những lời động viên, khuyến khích phù hợp. Với các thao tác chƣa định hƣớng, giáo viên cần khơi gợi trẻ tích cực hoạt động với vật liệu để khám phá các đặc điểm, tính chất bằng phƣơng pháp thử - sai. Với mức độ thao tác có định hƣớng, do các hành động cứ lặp đi lặp lại sẽ gây nên sự nhàm chán. Vì thế, giáo viên cần động viên trẻ tiếp tục tƣơng tác với vật liệu đến khi tìm ra đƣợc cách thao tác, hành động mới. Mức độ 3 là mức độ cao nhất của sự tƣơng tác với đồ vật. Những trẻ đạt đến mức độ phát triển này cần khuyến khích trẻ sử dụng kết quả hoạt động trong các trƣờng hợp khác nhau.
Ngoài ra, giáo viên cần dựa vào những đặc điểm cụ thể, riêng biệt của từng cá nhân trẻ mà đƣa ra lời gợi ý, định hƣớng hợp lý.
Chẳng hạn, với những trẻ có mức độ hoạt động mạnh, ƣa hoạt động trong các không gian rộng rãi, giáo viên không nên bắt trẻ chỉ đƣợc hoạt động ở một khu vực nhất định hay ngồi cố định trên sàn nhà. Nếu trẻ có mong muốn đƣợc tham gia các góc chơi vận động (chơi với vòng, bóng hay với thùng catton) giáo viên hãy tạo cơ hội để trẻ đƣợc thoả mãn nguyện vọng của mình.
Với những trẻ có xu hƣớng thích các hoạt động nhẹ nhàng, có ƣu thế phát triển vận động tinh thƣờng có khả năng chú ý và tính kiên trì cao, giáo viên cũng có
thể định hƣớng cho trẻ tham gia vào các khu vực nhƣ tạo hình (di màu, nặn bột, đất nặn, xâu hột hạt, xâu vòng hoa, cài khuy áo…).
Hoặc đối với những trẻ có mức độ hoạt động thấp, hay ủ dũ, tâm trạng thay đổi thất thƣờng, không hề tỏ ra hào hứng đối với hoạt động, giáo viên nên cố gắng đƣa trẻ vào hoạt động. Ban đầu, giáo viên chơi cùng với trẻ, vỗ về trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, sự tin cậy và niềm vui khi đƣợc tham gia hoạt động. Khuyến khích trẻ tham gia vào các góc tĩnh nhƣ di màu, chơi với đất nặn, giấy báo…. Không ép buộc trẻ phải chơi ngay lập tức và trong toàn bộ thời gian. Khi trẻ bắt đầu quen dần với hoạt động, khích lệ trẻ hoàn thành sản phẩm của mình. Với những trẻ này nên dùng phần thƣởng để động viên trẻ.
- Điều kiện thực hiện:
+ Cần quan sát trẻ liên tục hàng ngày để xác định mức độ hoạt động với đồ vật của trẻ cũng nhƣ những đặc điểm riêng biệt của từng trẻ.
+ Cần thiết phải trao đổi cùng giáo viên và phụ huynh về đặc điểm của từng trẻ để có những sự định hƣớng và gợi ý hợp lý.
+ Đƣa ra các lời gợi ý, động viên hƣớng trẻ vào các khu vực phù hợp + Không can thiệp hay áp đặt vào hoạt động của trẻ.
+ Không lạm dụng việc trao phần thƣởng để khuyến khích trẻ.
3.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng âm nhạc, thơ, đồng dao hay các trò chơi
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp:
Âm nhạc, thơ, đồng dao hay các trò chơi (chủ yếu là trò chơi vận động) đều là những yếu tố tạo cho trẻ niềm vui, sự thích thú. Tính chất nhịp nhàng, sôi nổi của các bài hát; sự hóm hỉnh, hài hƣớc của các bài thơ, đồng dao; tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trò chơi phù hợp với trẻ nhỏ mang đến sự phấn khích cho trẻ.
Nếu tách rời từng yếu tố âm nhạc, thơ hay đồng dao với trò chơi thì các tác động đó sẽ mang tính chất đơn điệu và nhàm chán. Với trẻ nhỏ, việc gắn yếu tố chơi, vận động vào các hình thức trên mang lại hiệu quả cao. Chơi là một hoạt động độc đáo của con ngƣời và là một phần không thể thiếu trong đời sống của trẻ thơ. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, việc chơi đƣợc coi là một phƣơng tiện giáo dục không thể thay thế.
Biện pháp này nhấn mạnh loại trò chơi với các ngón tay (fingerplay)-một trò chơi sử dụng chuyển động chủ yếu của các ngón tay. Nó đƣợc thể hiện dƣới hình thức một bài hát nhỏ hoặc một bài thơ với nhịp điệu đều đều, có thể kết hợp với rối tay. Bản thân trò chơi này là sự lồng ghép của thơ, âm nhạc và vận động.
Việc kết hợp cử động của các ngón tay với nhịp điệu và lời thơ hấp dẫn mang lại cho trẻ sự thích thú, cuốn hút những tâm hồn trẻ thơ vào thế giới của tƣởng tƣợng. Nó còn mang lại cho trẻ sự khéo léo, dẻo dai trong quá trình thao tác với các đối tƣợng.
Trò chơi với các ngón tay với hình thức chơi nhẹ nhàng, ngắn gọn sẽ nhanh chóng thu hút trẻ vào hoạt động mới của giáo viên. Nó không tiêu hao quá nhiều năng lƣợng. Hơn nữa, với ƣu thế rèn luyện và phát triển vận động tinh cho trẻ, loại trò chơi này còn giúp trẻ khởi động trƣớc khi thực hiện các thao tác với các đồ vật yêu thích, đặc biệt là các hoạt động với bút sáp, cát, bột màu và các loại đồ chơi lắp