Biện pháp 5:Tạo tình huống hấp dẫn và cuốn hút trẻ vào tình huống chơi

Một phần của tài liệu 22948 1612202023424638khaluntho14 1 2019 chnhthc1 (Trang 67 - 69)

24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trƣờng mầm non

3.3.5. Biện pháp 5:Tạo tình huống hấp dẫn và cuốn hút trẻ vào tình huống chơi

cầm vòng, bóng vừa cùng hát bài hát Em tập lái ô tô, Qủa bóng. Hay trẻ tô màu xong những bức tranh về cây bắp cải (Chủ đề: Thế giới thực vật), giáo viên khen ngợi trẻ và cùng trẻ đọc bài thơ Cây bắp cải – Phạm Hổ.

+ Sau khi trẻ kết thúc hoạt động tại các khu vực chơi, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, hát và vận động một bài hát, bài thơ hay đồng dao phù hợp. Đây cũng là một phần thƣởng mà trẻ yêu thích và nó tạo không khí vui vẻ cho trẻ đến cuối giờ chơi.

- Điều kiện thực hiện

+ Giáo viên cần sƣu tầm hoặc tự sáng tạo thêm các trò chơi, bài hát, bài thơ và đồng dao cho trẻ, tránh nhàm chán, đơn điệu một vài nội dung chơi quen thuộc.

+ Các trò chơi, bài hát, bài thơ, đồng dao sử dụng không phải là nội dung mới đối với trẻ.

+ Cần nâng cao kỹ năng sử dụng đàn organ để lựa chọn tiết tấu cũng nhƣ tempo phù hợp với từng thể loại khác nhau.

+ Khi tích hợp các nội dung trên, tránh làm ồn hoặc ảnh hƣởng đến các khu vực chơi khác. Cần lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với sự bố trí các góc hoạt động cho trẻ.

3.3.5. Biện pháp 5:Tạo tình huống hấp dẫn và cuốn hút trẻ vào tình huống chơi chơi

- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Trong hoạt động tự do với đồ vật, trẻ có cơ hội đƣợc hoạt động với nhiều loại đồ dùng, đồ chơi khác nhau theo ý muốn của bản thân mình, không bị gò bó hay bắt buộc phải thao tác với một nội dung nhất định nào đó. Vì thế, trẻ cảm thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn và hoạt động này bao giờ cũng ồn ào và khiến trẻ vui thích.

Dẫn dắt trẻ bƣớc vào giờ hoạt động một cách thoải mái, tự nhiên và hấp dẫn sẽ khiến trẻ hào hứng, hăng say hoạt động, lao vào tìm kiếm những điều thú vị, có tâm thế tốt khi bắt đầu khám phá đồ vật. Vì thế, giáo viên cần thƣờng xuyên xây dựng nên các tình huống cụ thể, hấp dẫn để đƣa trẻ vào hoạt động, say sƣa trong quá trình hoạt động. Trẻ ấu nhi thƣờng thích đƣợc chơi với những ngƣời bạn đáng

yêu, ngộ nghĩnh mà chúng biết đến nhƣ các nhân vật hoạt hình, các nhân vật trong truyện kể… Cuốn hút trẻ vào các tình huống bất ngờ không những phát triển trí tƣởng tƣợng của trẻ mà còn tạo nên sự vui vẻ ở trẻ.

- Nội dung và cách tiến hành

Nội dung

Xây dựng một số tình huống dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Ví dụ:

+ Tình huống 1: Tom và Jerry mở tiệc mời các bạn đến chơi nhà. Mèo Tom thích chơi cùng các bạn trong nhà với nhiều đồ chơi lắp ghép, nhiều thùng, hộp lớn… Chuột Jerry thích chơi ở dƣới gầm bàn, trong góc nhỏ với hột hạt, giấy.

+ Tình huống 2: Hộp quà của Tom và Jerry: có bánh quy và những chiếc khăn nhỏ.

+ Tình huống 3: Bác Gấu rất nhớ các bạn nên mời các bạn đến nhà bác Gấu chơi. Đƣờng đến nhà bác Gấu rất dài, đi qua một con sông (cùng bơi nào), đi qua một cánh rừng nhiều lá khô (sột soạt), vào một cái hang (đi kiễng gót nhẹ nhàng).

+ Tình huống 4: Thỏ Burinê tặng quà – Đĩa CD có hình ảnh của các bạn đang hoạt động với đồ vật.

+ Tình huống 5: Khám phá hộp giấy to đựng các đồ chơi mới…  Cách tiến hành

+ Trƣớc khi hoạt động với đồ vật: Sau khi ổn định trẻ bằng trò chơi, âm nhạc, thơ… giáo viên đƣa ra tình huống để thu hút trẻ.

Ví dụ: Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát Bác đƣa thƣ vui tính rồi tạo tình huống: Bác đưa thư gửi lớp mình món quà của Tom và Jerry. Chúng mình

cùng xem món quà gì nhé! Ồ, có rất nhiều quà này, có bóng bay, có nhiều bút màu, bông hoa, có cả các khối gỗ vuông, chữ nhật nữa. Các bạn có thích được chơi với các đồ chơi mà bạn Tom và Jerry mang đến không nào?

+ Trong khi hoạt động với đồ vật, giáo viên đến từng khu vực chơi của trẻ. Quan sát trẻ và tạo tình huống khi cần thiết.

Ví dụ, trẻ chƣa biết làm gì với những bông hoa (bằng giấy màu), giáo viên có thể tạo tình huống: À, bạn mèo Tom muốn các bạn xâu cho bạn mèo Tom những vòng hoa thật đẹp, nhiều màu sắc đấy. Các bạn làm giúp bạn mèo Tom nhé!

Hoặc với các hột hạt màu xanh, đỏ, vàng, giáo viên có thể tạo tình huống:

Chuột Jerry chẳng may làm đổ mấy rổ hột của mèo Tom nên sợ quá. Các bạn giúp chuột Jerry nhặt các hột vào các rổ nhé. Hột màu đỏ vào rổ màu đỏ, hột màu xanh vào rổ màu xanh nhé!...

Một số ví dụ khác đƣợc trình bày chi tiết trong phụ lục.

- Điều kiện thực hiện

+ Các tình huống tạo nên phải đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

+ Đảm bảo về mặt thời gian, ngắn gọn và không rƣờm rà. + Dẫn dắt trẻ một cách tự nhiên, không gò bó.

+ Chuẩn bị cẩn thận các đồ dùng cần thiết cho tình huống (hộp quà, đĩa nhạc, hình ảnh, đồ vật mới...).

Một phần của tài liệu 22948 1612202023424638khaluntho14 1 2019 chnhthc1 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)