24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trƣờng mầm non
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động tự do với đồ vật của trẻ ở trƣờng mầm non.
3.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm
Thực nghiệm đƣợc tiến hành tại lớp nhà trẻ 3 và nhà trẻ 4 trƣờng MN Hoa Ban, TP. Đà Nẵng.
Sau một thời gian nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu thực trạng và xin ý kiến của GV chủ nhiệm, hiệu trƣởng nhà trƣờng tôi đã chọn 2 lớp trên để thực nghiệm.
Trên cơ sở đó, tôi chọn lớp nhà trẻ 3 làm lớp thực nghiệm và lớp nhà trẻ 4 làm lớp đối chứng.
-Lớp nhà trẻ 3 : 26 trẻ -Lớp nhà trẻ 4 : 26 trẻ
Và hầu hết các trang thiết bị, vật chất đội ngũ giáo viên, trình độ và đặc điểm của trẻ ở cả 2 lớp đều nhƣ nhau.
3.4.3. Nội dung thực nghiệm
a. Đo đầu vào
Trƣớc khi thực nghiệm, tiến hành đo mức độ hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng việc quan sát và dự giờ tổ chức hoạt động tự do với đồ vật ở trƣờng mầm non. Tiến hành ghi chép và các biểu hiện hứng thú của trẻ, đánh giá theo tiêu chí và thang đo. Biên bản quan sát đƣợc trình bày cụ thể tại phụ lục. Các giờ hoạt động tự do với đồ vật đƣợc tổ chức bình thƣờng theo kế hoạch mà giáo viên đã chuẩn bị.
b. Triển khai thực nghiệm các biện pháp
Tiến hành thực nghiệm toàn bộ các biện pháp đã đề xuất nhằm kích thích hứng thú của trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật. Các biện pháp đƣợc sử dụng kết hợp với nhau trong quá trình tổ chức nhằm đạt hiệu quả cho hoạt động này.
Lớp đối chứng: Tiến hành tổ chức hoạt động tự do với đồ vật theo kế hoạch hàng ngày mà giáo viên đã lập.
Lớp thực nghiệm: Tiến hành tổ chức hoạt động tự do với đồ vật sử dụng một số biện pháp đã đề ra theo kế hoạch.
Trong quá trình diễn ra thực nghiệm, tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép các biểu hiện hứng thú của trẻ ở cả hai nhóm.
c. Đo đầu ra
Sau khi kết thúc thực nghiệm, sử dụng các thông tin đã thu thập đƣợc để đánh giá mức độ hứng thú của trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật dựa theo các tiêu chí và thang đánh giá đã xây dựng.
3.4.4. Tiêu chí và thang đánh giá
( Đã đƣợc trình bày ở mục 2.3.5 chƣơng 2)
3.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
* Phương pháp quan sát: Hằng ngày chúng tôi quan sát thái độ của từng trẻ trong
khi hoạt động và đánh giá theo thang đánh giá đã trình bày ở trên.
* Phương pháp xử lý số liệu:
0 10 20 30 40 50 60 Cao Trung bình Thấp % ĐC TN
- Sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh giữa kết quả trƣớc TN và sau TN của lớp TN và lớp ĐC; Kết quả kiểm tra của lớp TN trƣớc TN và sau TN để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp trên.
3.4.6. Kết quả điều tra, đánh giá
Kết quả khảo sát trước thực nghiệm:
Kết quả chung về mức độ hứng thú của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm trong hoạt động với đồ vật đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 dƣới đây:
Bảng3.1. Mức độ hứng thú của trẻ trước thực nghiệm
Mức độ Nhóm CAO TB THẤP Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % ĐC 4 15,38 15 57,69 7 26,93 14,42 TN 2 7,69 14 53,85 10 38,46 13,46
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, mức độ hứng thú của trẻ ở cả hai nhóm là khá thấp, tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình và thấp. Cụ thể 15,38% ở nhóm đối chứng và 7,69% trẻ ở nhóm thực nghiệm đạt mức độ hứng thú cao. Số trẻ có mức độ hứng thú trung bình chiếm trên 50 % và hứng thú thấp trên 25% cho cả nhóm đối chứng và thực nghiệm. Số trẻ có mức độ hứng thú cao ở nhóm thực nghiệm thấp hơn một nửa so với nhóm đối chứng. Trong khi đó ở nhóm thực nghiệm, có tới 38,46% số trẻ có mức độ hứng thú thấp, cao hơn 12% so với nhóm đối chứng. Nhóm đối chứng có điểm trung bình là 14,42, cao hơn 1 điểm so với nhóm thực nghiệm. Mặc dù vậy, điểm trung bình của cả hai nhóm vẫn tƣơng đối thấp, chỉ đạt ở khoảng giữa của mức độ trung bình (Mức trung bình: 13 – 17 điểm).
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ trước thực nghiệm
Biểu đồ phân bố tần số trên đã chứng minh cho kết quả mức độ hứng thú của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc thực nghiệm. Rõ ràng, điểm trung bình của nhóm đối chứng cao hơn nhóm thực nghiệm.
Đồng thời, nhìn vào biểu đồ 3.2 nhận thấy sự không đồng đều giữa các trẻ thuộc nhóm thực nghiệm và đối chứng: Có những trẻ có mức độ hứng thú rất thấp nhƣng cũng có những trẻ có mức độ hứng thú rất cao. Số trẻ có điểm số cao ở nhóm đối chứng nhiều hơn nhóm thực nghiệm.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Trƣớc TN ĐC TN
*Kết luận:
Nhƣ vậy, sau khi khảo sát mức độ hứng thú của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở các nhóm đối chứng và thực nghiệm, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
- Mức độ hứng thú của trẻ ở các nhóm đối chứng và thực nghiệm là tƣơng đối thấp, tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình và thấp.
- Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả trên đó là môi trƣờng hoạt động với đồ vật chƣa đƣợc chú trọng, cách thức giáo viên sử dụng nhằm kích thích hứng thú cho trẻ còn chƣa phù hợp và đạt hiệu quả.
*Kết quả khảo sát sau thực nghiệm:
Bảng3.2. Mức độ hứng thú của trẻ sau thực nghiệm
Mức độ Nhóm CAO TB THẤP SL % SL % SL % ĐC 3 11,55 16 61,53 7 26,92 14,23 TN 14 53,84 9 34,61 3 11,55 17,30
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ hứng thú của trẻ sau thực nghiệm
0 10 20 30 40 50 60 70 Cao Trung bình Thấp % ĐC TN
Mức độ hứng thú của trẻ nhóm đối chứng có chiều hƣớng giảm nhƣng không đáng kể. Cụ thể, giá trị trung bình thấp hơn (14,23) so với trƣớc thực nghiệm (14,42). Trong khi đó, mức độ hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm có xu hƣớng tăng lên rõ rệt. Gía trị trung bình tăng cao, từ 13,46 lên 17,30 (đạt điểm số cao nhất của mức độ trung bình).
Biểu đồ 3.3 cho thấy, có 53,84% đạt mức độ hứng thú cao ở nhóm thực nghiệm, cao hơn 42,29% so với nhóm đối chứng. Số trẻ đạt mức độ hứng thú trung bình ở nhóm thực nghiệm chỉ còn 34,61%. Chỉ có 11,55% trẻ ở nhóm thực nghiệm đạt mức độ hứng thú thấp, ít hơn 15% so với nhóm đối chứng.
Kết quả trên đã cho thấy, mức độ hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm tăng mạnh hơn và khá đồng đều. Có đƣợc kết quả trên là do sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên về đồ dùng, đồ chơi, bố trí, sắp xếp các khu vực chơi hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm riêng biệt của từng trẻ, sử dụng các trò chơi đơn giản, nhẹ nhàng nhƣng mang lại hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt động với đồ vật.
Ở nhóm thực nghiệm, số trẻ đạt mức độ hứng thú cao tăng 46%; mức độ trung bình giảm 19%, mức độ thấp giảm 27% so với trƣớc tác động. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tìm hiểu đặc điểm khí chất của từng trẻ và khuyến khích trẻ tham gia các khu vực hoạt động phù hợp với đặc điểm đó. Chẳng hạn, một số bé có mức độ hoạt động thấp, bé hay ủ dột nhƣng lại hay tỉ mỉ, khá kiên trì. Giáo viên đã gợi ý trẻ tham gia góc tạo hình hoặc góc nặn bột mỳ. Bé tỏ ra hứng thú và hoàn thành khá tốt sản phẩm của mình.
Vĩnh Khang lớp nhà trẻ 3 là một cậu bé có đặc điểm khí chất thuộc nhóm khó. Khang có thái độ thờ ơ với mọi hoạt động, ngay kể cả đối với hoạt động với đồ vật. Nhịp độ sinh học không ổn định. Bé hay đi học muộn và cũng hay nghỉ học. Khang rất ít nói, thể hiện thái độ rụt rè và dè dặt khi tham gia các hoạt động đặc biệt là các hoạt động mới. Nhạy cảm với các tiếng động mạnh nhƣng bộc lộ cảm xúc không thái quá. Khang chƣa thực sự tập trung, chú ý tới hoạt động, đôi khi chỉ thích gì làm nấy, theo ý muốn bản thân. Tính kiên trì thể hiện cũng không cao. Mức độ tƣơng tác với đồ vật chỉ dừng lại ở mức độ 1 – Thao tác chƣa định hƣớng. Trẻ chỉ tham gia ở các góc chơi quen thuộc và có sự gợi ý của giáo viên.
Giáo viên cần kiên trì giúp đỡ Khang tích cực tham gia hoạt động cùng các bạn. Khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện tích cực tại các khu vực chơi quen thuộc. Dành nhiều thời gian để giúp đỡ Khang hoàn thành công việc. Với các đồ chơi mới, không nên bắt trẻ phải hoạt động ngay. Hƣớng dẫn và làm bộc lộ những điều thú vị của đồ chơi và khích lệ trẻ làm theo. Với mức độ năng lƣợng thấp, nên đƣa trẻ vào các nhóm chơi nhỏ, với các hoạt động có ƣu thế phát triển vận động tinh.
Hay trƣờng hợp của bé Thế Đan – lớp nhà trẻ 3: Thế Đan có mức độ hoạt động cao. Chân tay hoạt động liên tục, ngay cả khi ngủ cũng hay cựa quậy, không yên giấc. Đan tỏ ra không chần chừ hay ngại ngùng gì khi tham gia vào hoạt động mới hay môi trƣờng mới. Đan thích đƣợc chui vào trong một góc nào đó và loay hoay với các đồ chơi. Tâm trạng khá vui vẻ và ổn định.
Tuy nhiên, bé khó tập trung, chú ý trong hoạt động. Dễ bỏ cuộc vì không làm theo đƣợc ý mình và luôn đòi hỏi sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Ngôn ngữ phát triển tốt.
Giáo viên có thể dùng những lời khen ngợi, khuyến khích trẻ không bị xao lãng trong hoạt động. Gợi ý trẻ đến khám phá các khu vực chơi mới, thấy đƣợc niềm vui khi đƣợc hoạt động với các đối tƣợng đó. Giúp đỡ Đan hoàn thành sản phẩm hoạt động của mình. Dùng chính sản phẩm đó để động viên trẻ tiếp tục cố gắng, không bỏ dở hoạt động. Chú ý quan sát để kịp thời có những tác động phù hợp khi Đan yêu cầu đƣợc trợ giúp để qua đó nâng cao hứng thú cho trẻ.
Nếu các biện pháp tiếp tục đƣợc duy trì thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đàm Thiện Phong là một cậu bé có đặc điểm khí chất thuộc nhóm Dễ. Biểu hiện đặc trƣng của Phong là mức độ hoạt động rất cao, thậm chí có vẻ hơi phấn khích trong tất cả các hoạt động. Đôi khi bé còn không làm chủ đƣợc bản thân, chạy nhảy tung tăng khắp lớp nên các cô giáo thƣờng hay quát mắng và bắt ngồi im một chỗ để khỏi ảnh hƣởng tới các bạn.
Chế độ sinh hoạt hằng ngày chƣa thực sự đều đặn, thỉnh thoảng còn tự ý bỏ hoạt động đang diễn ra mà lao vào cái mà trẻ đang thích. Do đó, bé không tập trung chú ý đƣợc lâu, hoạt động chỉ đạt dƣới 50% kết quả. Phong cũng dễ thích nghi với đối tƣợng mới. Bản tính tò mò, thích khám phá các điều mới lạ.
Tuy nhiên, Phong rất nhạy cảm với tiếng động mạnh, tỏ ra sợ hãi khi nghe âm thanh to. Cƣờng độ phản ứng nhanh, mạnh nhƣng không kéo dài. Tâm trạng dễ ổn định. Chẳng hạn, bé hay khóc ăn vạ nhƣng nếu đƣợc động viên là dễ nín hoặc đƣa cho đồ chơi mới là thích thú và vui vẻ trở lại.
Khi bắt đầu bƣớc vào hoạt động, Phong tham gia hoạt động ngay nhƣng chƣa bộc lộ sự thích thú ngay lập tức. Phấn chấn trong hoạt động nhƣng không bền vững nên cần có sự quan sát của giáo viên và động viên kịp thời để Phong không bỏ dở hoạt động. Nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động trong các không gian rộng rãi hơn một chút, hoạt động có ƣu thế phát triển vận động thô nhƣ trò chơi chở hàng bằng các thùng catton. Giáo viên cũng nên rèn cho trẻ tính kiên trì bằng cách khích lệ trẻ tham gia một số hoạt động với bột (nặn bột, nhào bột, vẽ trên giấy A0…).
Bé Đỗ Hƣơng Giang là một bé gái có cƣờng độ hoạt động tƣơng đối mạnh. Tuy nhiên chỉ với các hoạt động mà bé thích thì bé mới tỏ ra hứng thú. Nhịp độ sinh học đều đặn nhƣng tốc độ chuyển hoạt động của trẻ còn hơi chậm. Do đó, khi bắt đầu một hoạt động mới, Giang tỏ ra thờ ơ, ngồi quan sát cô và các bạn hoạt động sau đó mới tham gia. Giang chỉ thể hiện sự thích thú ngay từ đầu nếu hoạt động đó do cô giáo mà con yêu tổ chức. Chỉ khi cô giáo đó yêu cầu và động viên thì Giang mới tích cực hoạt động và thời gian hoạt động đƣợc lâu.Cƣờng độ cảm xúc mạnh, tâm trạng dễ thay đổi. Bé đang vui nhƣng thấy có bạn khóc là khóc theo ngay và lâu nín. Khả năng chú ý cao, tập trung nghe theo yêu cầu của cô nhƣng không kiên trì, nhanh nản và bỏ cuộc nên kết quả hoạt động chỉ đạt mức độ trung bình.
Hƣơng Giang thích hợp với các hoạt động với bóng bay, sách; thích ngồi ném bolling và dán các vật trang trí trên tƣờng. Khi tham gia các hoạt động đó, nên gợi ý cho trẻ hoạt động với các nhóm bạn có tâm trạng vui vẻ, ổn định. Khích lệ trẻ hoàn thành kết quả hoạt động của mình.
Hoặc bé Lê Nguyễn Hà Khuê là một bé gái có đặc điểm khí chất yếu – Khởi động chậm. Do hay bị ốm nên bé tỏ ra khá chậm so với các bạn khi tham gia các hoạt động trong ngày. Khá nhạy cảm với các kích thích mới lạ nên bé tỏ ra dè dặt với các hoạt động mới, với bạn mới và chỉ tỏ ra bạo dạn hơn khi hoạt động trong môi trƣờng quen thuộc. Trƣớc khi bƣớc vào hoạt động, bé thể hiện thái độ bình
thƣờng, không thích thú lắm, nét mặt không biểu lộ vẻ háo hức, chờ đợi. Khi đã làm quen với đối tƣợng mới, Hà Khuê khá tập trung chú ý vào hoạt động. Tính kiên trì cao và luôn đạt đƣợc kết quả hoạt động trên 70%. Bé thích các hoạt động tạo hình, xâu hạt, xâu cúc áo, gấp khăn và đọc truyện. Vận động tinh khéo léo và bé thể hiện sự nhẹ nhàng, cẩn thận khi thao tác với đồ chơi. Hà Khuê chỉ tham gia vào các hoạt động khác khi có sự gợi ý của giáo viên.
Cụ thể mức độ hứng thú của trẻ ở từng nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm nhƣ sau:
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân bố tần số mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN và ĐC (sau TN)
Biểu đồ phân bố tần số 3.4 đã cho thấy, mức độ hứng thú của trẻ ở nhóm thực nghiệm sau tác động đã có sự tăng lên đáng kể. Cụ thể, đƣờng biểu diễn màu xanh (biểu đồ nghiêng âm tính) lên cao dần từ trái qua phải chứng tỏ điểm số thể hiện mức độ hứng thú của trẻ nhóm thực nghiệm tăng. Trong khi đó, mặc dù điểm số của các trẻ nhóm đối chứng có tăng nhƣng không đáng kể, nhiều trẻ ban đầu có điểm số cao nhƣng sau một thời gian hứng thú không còn đƣợc duy trì nhƣ trƣớc khảo sát. Trẻ tỏ ra nhanh mất tập trung và nhàm chán với đồ chơi quen thuộc. Một
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Sau TN ĐC TN
số trẻ có mức độ hoạt động cao có biểu hiện phá phách, nghịch đồ chơi và chạy