24 – 36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trƣờng mầm non
3.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng âm nhạc, thơ, đồng dao hay các trò chơi
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp:
Âm nhạc, thơ, đồng dao hay các trò chơi (chủ yếu là trò chơi vận động) đều là những yếu tố tạo cho trẻ niềm vui, sự thích thú. Tính chất nhịp nhàng, sôi nổi của các bài hát; sự hóm hỉnh, hài hƣớc của các bài thơ, đồng dao; tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trò chơi phù hợp với trẻ nhỏ mang đến sự phấn khích cho trẻ.
Nếu tách rời từng yếu tố âm nhạc, thơ hay đồng dao với trò chơi thì các tác động đó sẽ mang tính chất đơn điệu và nhàm chán. Với trẻ nhỏ, việc gắn yếu tố chơi, vận động vào các hình thức trên mang lại hiệu quả cao. Chơi là một hoạt động độc đáo của con ngƣời và là một phần không thể thiếu trong đời sống của trẻ thơ. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, việc chơi đƣợc coi là một phƣơng tiện giáo dục không thể thay thế.
Biện pháp này nhấn mạnh loại trò chơi với các ngón tay (fingerplay)-một trò chơi sử dụng chuyển động chủ yếu của các ngón tay. Nó đƣợc thể hiện dƣới hình thức một bài hát nhỏ hoặc một bài thơ với nhịp điệu đều đều, có thể kết hợp với rối tay. Bản thân trò chơi này là sự lồng ghép của thơ, âm nhạc và vận động.
Việc kết hợp cử động của các ngón tay với nhịp điệu và lời thơ hấp dẫn mang lại cho trẻ sự thích thú, cuốn hút những tâm hồn trẻ thơ vào thế giới của tƣởng tƣợng. Nó còn mang lại cho trẻ sự khéo léo, dẻo dai trong quá trình thao tác với các đối tƣợng.
Trò chơi với các ngón tay với hình thức chơi nhẹ nhàng, ngắn gọn sẽ nhanh chóng thu hút trẻ vào hoạt động mới của giáo viên. Nó không tiêu hao quá nhiều năng lƣợng. Hơn nữa, với ƣu thế rèn luyện và phát triển vận động tinh cho trẻ, loại trò chơi này còn giúp trẻ khởi động trƣớc khi thực hiện các thao tác với các đồ vật yêu thích, đặc biệt là các hoạt động với bút sáp, cát, bột màu và các loại đồ chơi lắp ghép, hột hạt…
- Nội dung và cách tiến hành
Nội dung:
Lồng ghép, kết hợp sử dụng âm nhạc, vận động, trò chơi, thơ, đồng dao trong khi hƣớng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật.
Một số trò chơi, bài hát, thơ, đồng dao sử dụng đƣợc trình bày cụ thể trong phụ lục.
Cách tiến hành:
+ Trƣớc khi hoạt động với đồ vật: giáo viên có thể cho trẻ chơi một trò chơi với ngón tay. Loại trò chơi này thƣờng có nhịp điệu đều đều, nhanh và hóm hỉnh. Vì thế, giáo viên nên kết hợp với tiết tấu của đàn organ (nhịp 2/4). Có thể nâng cao tốc độ của nhịp khi trẻ đã bắt đầu quen với cách chơi.
Hoặc giáo viên cho trẻ vận động theo nhạc một bài hát, một bài thơ hay một bài đồng dao nào đó (Chicken dance, Mời vào, Dung dăng dung dẻ…). Lựa chọn các bài hát, bài thơ hay đồng dao có tiết tấu đều, nhanh nhƣng không quá dài và cho trẻ mô phỏng các động tác theo các nội dung của bài hát, bài thơ đó.
+ Trong khi trẻ hoạt động tại các khu vực chơi, giáo viên có thể đến từng góc và lồng ghép một số bài hát, bài thơ hoặc trò chơi để nâng cao hứng thú cho trẻ.