Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: Nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến CK.
- Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK.
Nhà phát hành là người cung cấp các CK - hàng hoá của TTCK (CTĐC chưa niêm yết hoặc bị hủy niêm yết trên sàn chính thức là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty phục vụ cho hoạt động của họ). Việc sẵn sàng tham gia của các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vào huy động vốn và đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM quyết định đến quy mơ vốn hóa của thị trường này. Thơng thường, cách tiếp cận với dịng vốn bên ngồi của doanh nghiệp được biết đến với khả năng cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Thói quen sử dụng kênh huy động vốn thơng
qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cịn hạn chế, điều đó ảnh hưởng nhất định đến quy mơ của thị trường UPCoM.
Ngồi ra, chính sách đổi mới, sắp xếp DNNN của Chính phủ theo hướng đẩy nhanh q trình cổ phần hóa DNNN cũng sẽ tạo ra nhiều doanh nghiệp lên sàn giao dịch. Đối với loại hình DN nhỏ và vừa, hoặc kinh doanh chưa hiệu quả thì thị trường UPCoM là bước tập dượt hết sức cần thiết, trước khi lên sàn niêm yết chính thức.
-Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán CK trên TTCK. Nhà đầu tư
có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Đối với nhà đầu tư cá nhân, thơng thường khả năng tài chính ít và chống đỡ rủi ro không cao, nên thường ưa thích đầu tư vào các chứng khốn niêm yết (tương đối ổn định). Tuy nhiên, ngược lại đối với các định chế đầu tư chuyên nghiệp (CTCK, ngân hàng đầu tư; định chế Quỹ đầu tư mạo hiểm), thì họ lại khá ưa thích khi đầu tư vào các cơng ty khởi nghiệp, công ty tăng trưởng hoặc mạo hiểm nhằm tạo doanh thu lớn hơn so với các công ty đã ổn định. Vì vậy, có thể nói thị trường OTC nói chung và thị trường UPCoM nói riêng là danh mục đầu tư khá ưa thích đối với các định chế này.
- Các tổ chức kinh doanh trên TTCK: vai trò “bà đỡ” của các CTCK được
biết đến là các tổ chức trung gian đứng ra phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho doanh nghiệp và bảo trợ cho các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn OTC. Thông thường đối với một doanh nghiệp mới, nhà đầu tư chưa tham gia và hiểu biết nhiều về doanh nghiệp, thì vai trò của CTCK là rất lớn trong việc “tạo lập thị trường” cho cổ phiếu mới đăng ký giao dịch. Ngồi ra, vai trị của CTCK không chỉ dừng lại ở tạo lập thị trường mà còn tham gia vào quản trị điều hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lành mạnh hơn và tăng trưởng cao hơn, sau đó họ có chiến lược thối vốn dần và tiếp tục đầu tư vào cơng ty khởi nghiệp khác.
- Các tổ chức có liên quan đến TTCK (Cơ quan quản lý Nhà nước, SGDCK,
Hiệp hội các nhà kinh doanh CK). Thông thường, việc quản lý và vận hành TTCK tập trung (SGDCK) do UBCK các nước quản lý, cịn đối với thị trường OTC có quản lý thì do Hiệp hội các nhà GDCK quốc gia tổ chức và điều hành, nhằm tạo thêm một thị trường dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trước những thay đổi của khoa học và công nghệ (giao dịch điện tử thay dần cho giao dịch
thỏa thuận thủ công), cũng như những bất ổn của khu vực tài chính với tần suất, mức độ của khủng hoảng gia tăng, nên việc tổ chức vận hành thị trường OTC đã có những thay đổi đáng kể. Trong đó, vai trị giám sát của nhà nước bằng các công cụ luật pháp và tài chính gia tăng, nhằm tăng cường quản trị rủi ro, tránh đổ vỡ thị trường. Vai trò, tự quản của các Hiệp hội chỉ gắn liền với công tác quản trị nội bộ thị trường và thành viên, công tác đào tạo, đạo đức nghề nghiệp... Vì vậy, có thể nói vai trị quản lý nhà nước và các Hiệp hội có ý nghĩa quan trọng và tác động rất lớn đến mơ hình tổ chức và sự phát triển của thị trường UPCOM. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK chưa niêm yết. Các chủ thể của thị trường UPCoM vừa là người xây dựng, người điều hành, vừa là người thực thi TTCK.