Định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 130 - 133)

4. Lợi ích từ thị trường UPCoM đối với các CTĐC kém hấp dẫn

4.1.2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết

chúng chƣa niêm yết

Theo Đề án phát triển TTV Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2020 giá trị vốn hóa TTCK đạt 70% GDP và TTV của chúng ta sẽ phát triển tương đương với thị trường các nước trong khu vực. Với mục tiêu đó, TTCK là thành phần chủ đạo để đưa TTV trở thành một cấu thành quan trọng của TTTC Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của TTCK đối với sự phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần phải hoàn thiện và phát triển TTCK bền vững, trong đó thị trường UPCoM đóng vai trò quan trọng vì có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, là nơi huy động vốn cho các công ty chưa niêm yết, góp phần hoàn thiện TTCK Việt Nam và thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội theo chủ trương của Nhà nước đề ra.

Có thể thấy, trong điều kiện hiện tại và trong một thời gian không ngắn nữa, thị trường UPCoM sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cấu trúc của TTCK Việt Nam. Bởi vì, các DN Việt Nam về cơ bản vẫn là DN nhỏ và vừa. Đối với CK của phần lớn các DN loại này, thị trường OTC còn là một thiết chế giao dịch tương đối thích hợp. Để thị trường UPCoM thực sự là bước đệm trong việc xây dựng thị trường OTC hiện đại, góp phần hoàn thiện TTCK Việt Nam, chúng ta cần có định hướng khắc phục những tồn tại của thị trường UPCoM cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường này. Một số định hướng cụ thể cần thực hiện là:

Môi trư ng chính trị, xã hội phải ổn định và môi trư ng pháp lý phải minh bạch, thông thoáng: Thị trường vốn là thị trường dành cho các khoản vốn dài hạn. Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của Chính phủ, các DN và hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ trên TTV có độ rủi ro cao hơn, do đó rất cần một môi trường chính trị, xã hội phải ổn định, môi trường pháp lý phải minh bạch và thông thoáng.

Sự ổn định môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích đầu tư và tiết kiệm của công chúng; mức độ lạm phát được kiềm chế vừa đủ để duy trì nền kinh tế phát triển; mức thâm hụt ngân sách trong giới hạn an toàn, các chiến lược phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm được thực hiện có

hiệu quả. Ngoài ra, để TTCK phát triển năng động, linh hoạt rất cần xây dựng một môi trường chính trị, xã hội ổn định, môi trường pháp lý minh bạch, công khai. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý cho thị trường UPCoM Hà Nội. Hệ thống văn bản pháp lý (Luật Chứng khoán, Nghị định số 58/NĐ-CP) theo hướng tất cả các công ty đại chúng chưa niêm yết phải tham gia thị trường UPCoM.

Môi trư ng giao dịch công bằng, minh bạch, an toàn, giảm rủi ro cho nhà đầu tư: Báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) năm 2013 đánh giá Việt Nam ở vị trí thứ 157 về bảo vệ nhà đầu tư. Kết quả này, tuy có cải thiện 12 bậc so với năm 2012 (vị trí 169), nhưng vẫn thuộc hàng “đội sổ” trên bản đồ thế giới. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tính minh bạch và quản trị công ty còn yếu kém là hai nguyên nhân khiến Việt Nam bị xếp thứ hạng thấp trong chủ đề này. Với một thị trường mà “thông tin nghĩa là tiền”, thì sự minh bạch thực sự phải là một bộ lọc mang tính quy chuẩn. Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp TTCK phát triển. Không minh bạch, TTCK sẽ không được kiểm soát và có thể sớm đổ vỡ. Với tư cách là một người chủ sở hữu của DN, cổ đông của công ty hoàn toàn được quyền biết rõ tình trạng DN của mình. Khi các CTĐC này đã được ĐKGD trên sàn GDCK thì việc minh bạch thông tin DN không chỉ dừng lại ở những người chủ sở hữu mà còn là chuyện của những nhà đầu tư. CTĐC ĐKGD phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng, minh bạch, theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên không phải CTĐC nào cũng làm được như vậy.

Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của TTCK nhưng quan trọng nhất là chỉ tiêu về độ nhanh chóng và an toàn của các giao dịch. Với tỷ lệ lạm phát một con số, sự tăng lên của giá các loại CK là dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế, phần lớn tiết kiệm được chuyển thành đầu tư, nền kinh tế huy động được nhiều vốn, các DN làm ăn hiệu quả. Ngược lại sự giảm giá CK là dấu hiệu suy thoái của các DN, từ đó dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi giá CK thay đổi đột biến, dù tăng hay giảm đều ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định của nền kinh tế. Có thể nói, TTCK là trung tâm thần kinh của nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiệu quả hoạt động của TTCK quyết định trực tiếp đến tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.

bằng, công khai và minh bạch của thị trường. Nhưng trên thực tế, giao dịch trên TTCK là những giao dịch “vô hình”. Những yếu tố đầu cơ sẽ kéo theo sự gian trá, tung tin sai sự thật, mua bán nội gián, làm cho các nhà đầu tư chân chính bị thiệt hại, từ đó gây mất ổn định thị trường. Vì vậy, cần thiết phải có sự quản lý và giám sát hoạt động của TTCK.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trư ng là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau: TTV nói chung và TTCK nói riêng là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường với những hệ giá trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một TTV hiệu quả. Ví dụ, cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia. Vì vậy, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn thiện thể chế KTTT sẽ tạo ra môi trường phát triển bền vững và hiệu quả cho TTV.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả của Randall K.Filer, Jan Hanousek and Nauro F.Campo (1999), trong nghiên cứu liệu TTCK có thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế (Do Stock Market Promote Economic Growt?) đã khẳng định:

không có tác động tích cực giữa TTTC với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển nếu thiếu khuôn khổ pháp lý lành mạnh như tham nhũng quá nhiều và sự can thiệp quá lớn của Chính phủ. Điều này cũng đúng với nhận định của TS. Marc

Faber tại Hội thảo “Cơ hội và tiềm năng đầu tư vào CK Việt Nam vẫn là số 1”

(2014), khi cho rằng: TTCK Việt Nam vẫn là thị trường có triển vọng nhất trong 10 năm tới, với điều kiện Chính phủ nên giảm bớt can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào nền kinh tế.

Hướng tới xây dựng thị trư ng UPCoM theo mô hình thị trư ng hiện đại bao gồm hàng nghìn cổ phiếu của tất cả các CTĐC chưa niêm yết và hủy niêm yết: Tất cả các GDCK của CTĐC chưa niêm yết và hủy niêm yết phải được báo cáo qua hệ thống UPCoM của HNX và thanh toán qua hệ thống của TTLKCK. Việc giao dịch trên thị trường UPCoM là một điều kiện cần thiết để có thể chào bán ra công chúng và niêm yết trên các SGDCK.

Phát triển thị trư ng UPCoM theo hướng chuyên biệt, mở rộng quy mô về số lượng, chất lượng, tạo nên một thị trư ng sôi động, minh bạch và chuyên nghiệp:

Xây dựng một thị trường UPCoM nhằm gắn kết các DN, các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư có tổ chức như: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các tổ chức và các cá nhân nước ngoài, quỹ đầu tư...

Từng bước hoàn thiện hoạt động GDCK các CTĐC chưa niêm yết tại SGDCK Hà Nội: Ra đời nhiều bộ chỉ số liên quan đến thị trường UPCoM, phục vụ cho nhu cầu đầu tư đa dạng của nhà đầu tư và việc ra đời các sản phẩm tài chính chuyên nghiệp như chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc các sản phẩm phái sinh. Các quy định về giao dịch được xây dựng theo hướng mở, tạo sự linh hoạt cho nhà đầu tư khi giao dịch.

Nâng cao kiến thức và nhận thức cho các nhà quản lý tài chính tại các DN và các nhà đầu tư về lợi ích của TTCK nói chung và thị trư ng UPCoM nói riêng:

SGDCK Hà Nội đã và đang triển khai một số giải pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện cơ cấu thị trường, khuyến khích các đối tượng tham gia như mở rộng biên độ dao động giá; giới thiệu các chỉ số dựa trên cổ phiếu thị trường UPCoM, chạy thử nghiệm chỉ số HNX FF UPCoM Index trên cơ sở tính toán khối lượng tự do chuyển nhượng của cổ phiếu giống như cách tính chỉ số HNX Index hiện tại từ ngày 24/6/2015. Cùng với đó, SGDCK Hà Nội thực hiện phân bảng thị trường UPCoM dựa trên các tiêu chí như quy mô vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin để định hướng tốt hơn cho nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Phát triển thị trường UPCoM Hà Nội tạo bước đồng bộ phát triển TTV, TTTC Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các cổ phiếu tham gia thị trường UPCoM được phân bảng theo các tiêu chí khác nhau, về quy mô vốn hoặc tình trạng công bố thông tin

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w