H1: Thái độ có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến của người dùng.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến của sinh viên tại tp hcm (Trang 26)

của người dùng.

2.4.2 Sự cảm nhận dễ dàng sử dụng

Sự cảm nhận dễ sử dụng đề cập đến mức độ mà một cá nhân tin rằng việc áp dụng công nghệ mới sẽ không làm phí công sức và các nguồn lực của họ. Sự cảm nhận dễ dàng sử dụng không xác định liệu một người sẽ sử dụng hệ thống thông tin mới hay không, nhưng sẽ tạo nên một thái độ đối với việc sử dụng hệ thống đó. Nếu một hệ thống có tính thân thiện với người dùng cao thì nó sẽ tạo ra một thái độ tích cực đối với việc sử dụng công nghệ (Davis, 1989). Trong nghiên cứu của Roy et al (2017), sự cảm nhận dễ sử dụng được định nghĩa là sự dễ dàng mà khách hàng có thể tận dụng để thực hiện các giao dịch tài chính của họ thông qua việc dùng ngân hàng trực tuyến.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy sự cảm nhận dễ dàng ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng đối với công nghệ một cách gián tiếp thông qua sự cảm nhận về tính hữu ích (Lee et al, 2012; Venkatesh & Davis, 2000). Akhlaq & Ahmed (2013) cho rằng sự cảm nhận dễ sử dụng là động lực nội tại và sự cảm nhận về tính hữu ích là động lực bên ngoài tác động đến thái độ chấp nhận sử dụng ngân hàng trực tuyến ở những quốc gia có thu nhập thấp. Montazemi & Qahri-Saremi (2015) đã sử dụng thuyết TAM mở rộng để xác định nhân tố nào có ảnh hưởng đến ý định trước và sau khi sử dụng ngân hàng trực tuyến của khách hàng. Kết quả của phân tích tổng hợp cho thấy rằng mặc dù cả sự cảm nhận hữu ích và sự cảm nhận dễ dàng sử dụng đều ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng trực tuyến trước đó, chỉ có sự cảm nhận hữu ích là có tác động đáng kể đến việc sử dụng ngân hàng trực tuyến sau khi áp dụng. Dựa trên những thảo luận của những nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thiết sau:

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến của sinh viên tại tp hcm (Trang 26)