Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu của luận án

3.2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở khung mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình tổng quát sau để xem xét tác động của QTCT đến mức độ CNRR:

CRTit = α + β1Xit + β2Controlsit + ԑit (*)

Trong đó:

- i đại diện cho công ty, t đại diện cho năm quan sát;

- CRTit thể hiện mức độ CNRR đo lường bởi rủi ro tổng thể (Stdret) và rủi ro đặc thù (Ivol);

-X gồm các yếu tố QTCT (cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu, cơ chế đãi ngộ). Cơ cấu HĐQT bao gồm các biến quy mô HĐQT(BSize), sự độc lập của HĐQT (Ned), sự kiêm nhiệm (CEOpower), và thành viên nữ trong HĐQT (Female); cấu trúc sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước (State), sở hữu nhà nước kiểm soát (StateControl) và sở hữu nước ngoài (Foreign); thù lao ban giám đốc (Comp) đại diện cho cơ chế đãi ngộ.

-Controls là các biến kiểm soát bao gồm các biến thuộc đặc thù của công ty: Size

là quy mô công ty; Leverage là đòn bẩy tài chính; Cashflows là dòng tiền tự do của công ty; Tobin’s Q là tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tổng tài sản; ROA là TSSL trên tổng tài sản; Capex là chi tiêu vốn đầu tư.

-ε là sai số phần dư của mô hình kinh tế lượng.

Từ phương trình tổng quát trên, kết hợp với tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về tác động của QTCT đến mức độ CNRR tác giả phát triển thành các mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

(i) Mô hình tác động tuyến tính của QTCT đến mức độ CNRR

Tương ứng với phương trình (*) sẽ có 8 mô hình được đánh dấu từ (1) đến (8) nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: QTCT (bao gồm cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu, cơ chế đãi ngộ) có tác động như thế nào đến mức độ CNRR (được đo lường bởi rủi ro tổng thể, rủi ro đặc thù) của các CTNY trên TTCK Việt Nam?

- Mô hình (1) và (2) thể hiện tác động của cơ cấu HĐQT (bao gồm Bsize, Ned, CEOpower, Female) đến mức độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Các giả thuyết nghiên cứu liên quan được đề xuất sau:

Giả thuyết 1a: Quy mô HĐQT tác động nghịch chiều đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Giả thuyết 1b: Sự độc lập của HĐQT tác động nghịch chiều hoặc thuận chiều

đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Giả thuyết 1c: Sự kiêm nhiệm tác động nghịch chiều hoặc thuận chiều đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Giả thuyết 1d: thành viên nữ trong HĐQT tác động nghịch chiều đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

- Mô hình (3) và (4) thể hiện tác động của sở hữu nhà nước (State) đến mức độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

- Mô hình (5) và (6) thể hiện tác động của sở hữu nhà nước kiểm soát (StateControl) đến mức độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Giả thuyết 2a: Sở hữu nhà nước tác động nghịch chiều đến mức độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Giả thuyết 2b: Sở hữu nhà nước kiểm soát tác động thuận chiều đến mức độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

- Mô hình (7) và (8) thể hiện tác động của sở hữu nước ngoài (Foreign) đến mức độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Giả thuyết 2c: Sở hữu nước ngoài tác động thuận chiều đến mức độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

- Mô hình (9) và (10) thể hiện tác động của cơ chế đãi ngộ (Comp) đến mức độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Giả thuyết 3: Thù lao ban giám đốc tác động thuận chiều đến mức độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

(ii) Mô hình tác động phi tuyến tính của QTCT (sở hữu nhà nước) đến mức độ CNRR

Từ phương trình tổng quát (*), mô hình trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 có phải là mối quan hệ phi tuyến tính hay không được thể hiện như sau:

CRTit = α + β1Stateit + β2Stateit2 + β3Controlsit + ԑit (**)

- Tương ứng với phương trình (**) trên, mô hình (11) và (12) thể hiện tác động phi tuyến tính của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR (được đo lường lần lượt bởi 2 biến phụ thuộc là Stdret và Ivol).

Giả thuyết 4: Sở hữu nhà nước có tác động phi tuyến tính (dạng chữ U) đến mức

độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

(iii) Mô hình tác động của quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đến mức độ CNRR

Sự gia tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT do quy định của Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR của công ty được thể hiện thông qua mô hình hồi quy sau:

CRTit = β0 + β1NonCompliant + β2NonCompliant*Cir121 + Controlsit + εit (***)

Các biến kiểm soát dựa trên các nghiên cứu trước đây (ví dụ Jiraporn & Lee, 2017; Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam, 2017). Bao gồm: giá trị Tobin’s Q

(Tobin’s Q); quy mô công ty (Size); đòn bẩy tài chính (Lev); dòng tiền tự do trên tổng tài sản (Cashflows); chi tiêu vốn đầu tư trên tổng tài sản (Capex). Các biến liên quan đến HĐQT bao gồm quy mô HĐQT (Bsize) và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (Female).

Tương ứng với phương trình (***) sẽ có 2 mô hình được đánh dấu từ (13) đến

(14) thể hiện tác động của sự gia tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đến mức độ CNRR được đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Quy định tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của Thông tư 121/2012/TT- BTC có tác động như thế nào đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam?

Giả thuyết 5: Sự gia tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT làm giảm mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w