Tác động của quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đến mứcđộ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 110 - 112)

7. Kết cấu của luận án

4.3.3. Tác động của quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đến mứcđộ

độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu về tác động của quy định tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT tại Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR được thể hiện ở Bảng 4.8. Mô hình (13) thể hiện kết quả ước lượng khi mức độ CNRR được đo lường bởi rủi ro toàn bộ, mô hình (14) là kết quả khi đo lường thông qua rủi ro đặc thù. Với mỗi thước đo, tác giả thực hiện kiểm soát hiệu ứng ngành và kết hợp hiệu ứng ngành và hiệu ứng niêm yết, do đó hai mô hình trên được triển khai lần lượng là (13a) và (13b); (14a) và (14b). Cả bốn mô hình đều được thực hiện hồi quy OLS thông thường. Vấn đề nội sinh đã được loại bỏ do tác động ngoại sinh từ của Thông tư 121. Kết quả cho thấy:

- Hệ số ước lượng của NonCompliant trong cả 4 mô hình đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, mô hình (14a) có mức ý nghĩa thống kê 5%. Như vậy, trước khi Thông tư 121 có hiệu lực các công ty có số thành viên độc lập trong HĐQT ít hơn 1/3 có mức độ CNRR cao hơn so với các công ty có ít nhất 1/3 thành viên độc lập trong HĐQT. Tương tự Jiraporn & Lee (2017).

- Biến tương tác giữa nhóm công ty không tuân thủ và Thông tư 121 (NonCompiant*Cir121) chỉ rõ tác động của việc gia tăng số lượng thành viên độc lập

trong HĐQT đến mức độ CNRR của nhóm công ty không tuân thủ do tác động của Thông tư 121. Hệ số ước lượng của biến tương tác trong cả bốn mô hình đều âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, mô hình (14a) ở mức 5%. Điều này cho thấy tác động của việc gia tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT làm giảm mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.

Ngoài ra, kết quả hồi quy cho thấy chiều hướng tác động nhất quán với cả hai thước đo là rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù. Điều này chứng tỏ, những ảnh hưởng từ độ rộng lớn của thị trường khi đo lường mức độ CNRR bằng rủi ro toàn bộ so với rủi ro đặc thù không ảnh hưởng đến hướng tác động của mối quan hệ trên. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Jiraporn & Lee (2017) tại thị trường Mỹ.

Bảng 4.8. Sự gia tăng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và mức độ CNRR

Biến Stdret Ivol

Ghi chú: *, ** và *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5%, và 1%. I-Industry: Hiệu ứng ngành; L-Listed: Hiệu ứng niêm yết.

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ Stata

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w