Toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu quả ị n tr chi c ến lượ đề tài chiến lược kinh doanh của công ty (Trang 28 - 31)

D. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

7 toàn thực phẩm

Khả năng trả giá/ chi tiêu của

8 khách hàng Nhà cung cấp có quan hệ bền 9 vững với KFC Sức ép của các sản phẩm tiềm 10 ẩn lớn ( đồ ăn eatclean) 11 Dịch bệnh trên gà H5N1 12 Dịch bệnh Covid toàn cầu TỔNG CỘNG

Với kết quả thu được từ ma trận QSPM của KFC các chiến lược có thể xếp theo mức độ hấp dẫn như sau:

Chiến lược mở rộng thị trường: 5,54 điểm

Chiến lược phát triển sản phẩm: 5,69 điểm

Với số tổng số điểm là 5,69 thì “chiến lược phát triển sản phẩm” là cao nhất. Như vậy chiến lược này sẽ được KFC chọn để thực hiện mục tiêu của mình. Ngoài ra “chiến lược mở rộng thị trường” sẽ là chiến lược dự phòng của KFC.

I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA KFC

Ngay từ khi vào tham gia thị trường Việt Nam, KFC đã hướng tới chiến lược khác biệt hóa sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. KFC đã tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình bằng hương vị từ sự pha trộn giữa mười một loại gia vị. Với những điểm mạnh của mình là đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với các sản phẩm hoàn toàn khác biệt so với đối thủ thì KFC không ngừng tạo sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm của mình ở mỗi thị trường mà hãng đặt chân đến. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán, Hamburger, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị của người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, burger tôm…Kích thước của Hamburger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho người tiêu dùng dễ lựa chọn thức ăn ưa thích. Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi

ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, salad, tráng miệng,… Nhiều năm trở lại đây, những món ăn phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam được hãng phát triển thêm như: cháo gà, gà quay Flava Roast, bánh trứng Egg Tart. Bên cạnh đó, một số món mới đã được tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: bơ gơ phi lê, bơ gơ tôm, lipton ice tea, nước Evian.. Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ.

Không chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà KFC còn đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của khách hàng. KFC đã thay đổi loại dầu chiên gà ít chất béo thay thành dầu đậu nành có lợi với sức khỏe mọi người. Do đó, KFC tạo được lòng tin vững chắc của khách hàng về sản phẩm của mình.

Những điều nói trên cho thấy được sự gắn kết khách hàng với những sản phẩm mà KFC tạo ra với người dân Việt Nam.

Chiến lược phát triển sản phẩm giúp cho KFC có thể đạt được những mục tiêu:

Xây dựng chuỗi hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh lớn mạnh tại Việt Nam và trên thế giới

Trở thành thương hiệu đứng đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh

Tạo ra sự khác biệt hóa so với các sản phẩm của đối thủ tạo độ nhận diện thương hiệu của khách hàng.

Theo đuổi chiến lược này KFC có thể tập trung nghiên cứu các loại hương liệu mới, đầu tư cho công nghệ chế biến, thiết bị , kích thích khách hàng tiêu thụ, gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện tại, cải thiện lợi nhuận.

Chiến lược phát triển sản phẩm này giúp KFC thu hút được lượng khách hàng trung thành lớn, tạo được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, tăng thêm lợi nhuận, tìm kiếm được nhiều thị trường mới.

II. CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG

1. Quản trị cung ứng

Mục tiêu: Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, tiết kiệm chi phí một cách nhanh

nhất đối với các nguyên liệu như: gà, khoai tây, rau củ để làm salad...

Biện pháp: Liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng trong và ngoài nước , hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng trong và sau dịch bệnh, tìm nhiều nguồn cung linh hoạt để thuận tiện cho việc cung cấp đầy đủ các nguồn lực. Duy trì và nâng cao số lượng nhà cung ứng với chất lượng nguyên liệu tốt, hệ thống vận chuyển cấp tốc và tiết kiệm, giảm chi phí vận chuyển, tích cực tìm những nguồn cung trong nước, để hạn chế vào nguồn cung ở nước

ngoài

24

2. Quản trị tài tài chính

Mục tiêu: Phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, đảm bảo quản lý sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả nhất trong điều kiện có thể

Biện pháp: KFC với nguồn lực tài chính lớn mạnh từ công ty mẹ, cần tập trung đầu tư vào việc phát triển ra sản phẩm mới và marketing sản phẩm trước tiên, từ đó đẩy mạnh các hoạt động khác tạo đòn bẩy để thu lại lợi nhuận cao nhất

Một phần của tài liệu quả ị n tr chi c ến lượ đề tài chiến lược kinh doanh của công ty (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w