Quy trình lên men chế phẩm sinh học xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ chuối (musa spp ) lên men làm chế phẩm sinh học xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ (Trang 60 - 65)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2. Quy trình lên men chế phẩm sinh học xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ

hữu cơ

Quy trình lên men chế phẩm sinh học xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ từ nguyên liệu chuối (Musa spp.) được thực hiện theo sơ đồ sau:

39

Đường

Nước

Men giống

Bột cám gạo

Hình 3.1 Quy trình lên men chếphm sinh hc xử lý nước thi hữu cơ b. Thuyết minh quy trình

(1) Nguyên liệu và dụng cụ

- Nguyên liệu phải được lựa chọn và chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo độ tinh khiết, nguyên vẹn, không dập hay thối nát, không có lẫn tạp chất bởi nguồn nguyên liệu tốt là cơ sở để tạo ra chế phẩm tốt.

+ Chuối: lựa chọn trái đã chín hoàn toàn, còn nguyên vẹn, đảm bảo không bị dập, không có mùi thối.

+ Đường cát vàng: sử dụng loại đường có nguồn gốc rõ ràng, có bao bì nhãn mác, đảm bảo còn hạn sử dụng và phần đường còn khô không dính nước hay bị chảy nước.

+ Men nấu rượu: men sử dụng ở dạng bột mịn, có nguồn gốc rõ ràng, không bị ẩm mốc.

+ Men vi sinh: trước khi sử dụng cần lưu ý đến hạn sử dụng, phần bao bì bên ngoài đảm bảo còn nguyên vẹn không bị rách.

+ Sữa chua: cần để về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng, sữa chua vẫn còn ở dạng đồng nhất không bị tách nước và có mùi lạ.

+ Cám gạo: sử dụng cám gạo còn khô không bị lẫn tạp chất, không có mối mọt.

- Dụng cụ cần sử dụng bao gồm: + Bát tô lớn

+ Máy xay

+ Bình chứa để lên men chế phẩm sinh học có thể tích 5L

+ Đũa khuấy: làm bằng thủy tinh hoặc bằng gỗ. Không sử dụng đũa làm từ vật liệu kim loại để tránh tạo muối kim loại gây ảnh hướng đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.

+ Vải xô

+ Vải lọc hoặc lưới lọc

+ Bình chứa hoặc chai nhựa sử dụng để đựng chế phẩm sau khi lọc. Tất cả dụng cụ trước khi sử dụng cần được làm sạch bằng xà phòng. Tráng lại dụng cụ bằng nước nóng đun sôi với dụng cụ làm bằng sứ, thủy tinh, gỗ và nước lọc với dụng cụ làm bằng nhựa.

(2) Xử lý sơ bộ nguyên liệu

- Mục đích: đảm bảo phần nguyên liệu được sử dụng không có bụi bẩn, giảm đáng kể hoặc không có hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật trong trồng cây và tạp chất trong quá trình luân chuyển.

- Dụng cụ: bát tô lớn, bao tay.

Sử dụng bao tay lột vỏ và giữ lại phần thịt chuối. Phần thịt chuối được chứa trong bát tô đã được làm sạch.

(3) Xay nhuyễn (hoặc bóp nát)

- Mục đích: phá vỡ cấu trúc tế bào của nguyên liệu chuối, góp phần tiêu thụ nguồn chất hữu cơ của hệ vi sinh chế phẩm một cách thuận lợi.

41

- Dụng cụ: máy xay hoa quả hoặc bao tay và bình chứa dùng để lên men mẫu chế phẩm.

Cho phần chuối đã được lột vỏ vào trong máy xay và xay nhuyễn trong khoảng 1 – 2 phút. Hoặc sử dụng bao tay và bóp nát phần thịt chuối. Cho phần thịt chuối đã được xay nhuyễn hoặc bóp nát vào bình chứa đã được làm sạch trước đó.

(4) Tạo môi trường nuôi cấy

-Mục đích: cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật sinh trưởng phát triển. Thêm vào bình chứa đã có phần chuối đã được sơ chế một lượng đường và

nước đã định lượng từ trước để tạo môi trường nuối cấy. (5) Khuấy trộn

- Mục đích: khuấy trộn tạo môi trường nuôi cấy đồng đều. - Dụng cụ: đũa khuấy

Sử dụng đũa khuấy, khuấy đều phần hỗn hợp trong 1 phút sao cho các nguyên liệu được trộn đều.

(6) Cấy giống

- Mục đích: đưa vi sinh vật vào môi trường nuôi cấy để tiến hành quá trình sinh trưởng phát triển

- Dụng cụ: đũa khuấy

Cho vào bình hỗn hợp lượng men rượu để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men. Sau đó bổ sung phần men vi sinh và sữa chua vào bình hỗn hợp. Sử dụng đũa khuấy, khuấy đều phần hỗn hợp để phân bổ đồng đều men giống trong môi trường nuôi cấy.

(7) Bổ sung chất mang

- Mục đích: tạo chất mang đảm bảo quá trình sinh trưởng, duy trì ổn định mật độ của các vi sinh vật.

Rắc bột cám gạo bao phủ lên toàn bộ bề mặt của hỗn hợp.

(8) Lên men

- Mục đích: tăng sinh khối hệ vi sinh vật được đưa vào môi trường nuôi cấy. - Dụng cụ: vải xô

Phủ lớp vải lên miệng bình chứa để đảm bảo có oxy đi vào bên trong bình chứa và chặn được một phần tạp chất từ bên ngoài (có thể sử dụng phần nắp để đậy lên, không vặn).

42

Tiến hành lên men dung dung dịch ở điều kiện nhiệt độ thường từ 27 – 35oC, tránh ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời. Trong quá trình lên men, định kỳ 1 ngày 2 lần thực hiện động tác khuấy đảo phần dung dịch để tạo oxy và dung dịch được đồng nhất.

(9) Lọc

- Mục đích: loại bỏ phần chất rắn và tế bào nấm men, tạo độ trong cho sản phẩm.

- Dụng cụ: vải lọc/ lưới lọc, bình chứa

Đổ phần dung dịch cần lọc qua lưới lọc vào bình chứa đã được làm sạch và bảo quản ở nơi thoáng mát. Sau quá trình lọc với khối lượng nguyên liệu đã sử dụng thu được 4L chế phẩm sinh học.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ chuối (musa spp ) lên men làm chế phẩm sinh học xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w