Khả năng xử lý cặn, màu sắc và độ trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ chuối (musa spp ) lên men làm chế phẩm sinh học xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ (Trang 71 - 74)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.2. Khả năng xử lý cặn, màu sắc và độ trong

- Mẫu nước ban đầu trước khi đem đi thử nghiệm có nhiều chất lơ lửng sau khi quá trình xử lý mùi đạt hiệu quả (không còn mùi khai, hôi thối của mẫu nước thải) thì lúc này các chất lơ lửng giảm, lượng cặn ở đáy tăng dần. Hiện tượng này xuất hiện ở tất cả phần mẫu nước được thử nghiệm bằng chế phẩm với các tỷ lệ khác nhau.

Các chất lơ lửng trong nước thải có thể là các hạt chất vô cơ, hữu cơ kể cả các hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước, chúng thường là hạt đất sét, phù sa, hạt bùn, sợi thực vật, tảo... Sự giảm dần các chất lơ lửng là do các tế bào vi khuẩn sẽ dính vào các hạt lơ lửng này và phát triển thành các hạt bông cặn có hoạt tính phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn nước thể hiện bằng BOD5. Khi các chất hữu cơ làm cơ chất dinh dưỡng cho vi sinh vật trong nước cạn kiệt các hạt bông này sẽ lắng xuống đáy.

Mẫu nước thải trước khi xử lý

Mẫu nước thải không được xử lý sau 24 giờMẫu nước thải đã được xử lý sau 24 giờ Hình 3.4 Mu nước thải trước và sau khi xlý vi chếphm (6 ngày lên men)

Qua theo dõi hình ảnh, ta thấy mẫu nước thải đã được xử lý bằng chế phẩm sau 24 giờ, nước có độ trong, không còn cặn lơ lửng, có thể nhìn rõ cặn lắng ở dưới đáy, không có mùi lạ xuất hiện. Mẫu nước không được xử lý bằng chế phẩm chuyển sang màu tối, vàng nâu có mùi khai, hôi thối.

Hình 3.5 Bmt mẫu nước thải không được xlý (bên trái) và mẫu nước đã được xlý (bên phi) sau 24 gi

Ở hình 3.13 có thể thấy mẫu nước thải sau 24 giờ không được xử lý bằng mẫu chế phẩm có lớp váng tối màu không nhìn được phần viền của đáy cốc, còn mẫu nước thải sau 24 giờ đã được xử lý bằng mẫu chế phẩm không có lớp váng và có thấy được phần viền của đáy cốc.

Sự xuất hiện của lớp váng có thể là do sự xuất hiện của các vi khuẩn có hại tạo màng nhầy và chất keo dính có trong nước thải (như Zooglea, Pseudomonas, Flavobacterium và Acinetobacterium, cùng các loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus và Beggiatoa, Vitreoscilla....). Các vi khuẩn này tạo ra vô số sợi kết dính và màng nhầy, chúng kết dính các chất rắn trong nước thải làm tăng diện tích của chất rắn do vậy các chất rắn không được lắng xuống đáy mà nổi trên bề mặt nước.

- Tuy nhiên từ ngày thứ 7 lên men chế phẩm, mẫu nước thải được xử lý với tỉ lệ 1:50, 1:100 sau 24 giờ đã bắt đầu có váng tối màu nổi trên bề mặt.

Điều này là do các vi khuẩn đã chiếm phần lớn trong nước thải, lượng vi sinh có lợi đưa vào từ chế phẩm không còn đủ lớn để ức chế chúng.

50

Hình 3.6 Bmt mẫu nước thải đã được xtl1:100 (bên trái) và mu

nước thải không được xlý (bên phi) sau 24 gi

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ chuối (musa spp ) lên men làm chế phẩm sinh học xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w