Nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu 26505 (Trang 60)

10. Gia đình có kiến nghị hay đề xuất gì không?

4.4.1.2. Nguyên nhân gián tiếp

* Nguyên nhân tích cực gây biến động rừng

- Tác động của những thay đổi trong chính sách Lâm nghiệp và phát triển nông thôn, Luật bảo vệ và phát triển rừng:

Trong những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được Đảng và nhà nước hết sức chú trọng. Điều này được cu thể hóa thông qua nhiều cơ chế chính sách mới với hệ thống văn bản pháp luật cũng như thông tư, nghị định hướng dẫn thực thị

Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quôc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam thông qu năm 2004. Trong đó có các quy định về chính sách mới như bảo hiểm trồng rừng, giao rừng cho cộng đồng, nguồn tài chính bảo vệ và phát triển rừng, quyền và trách nhiệm của chủ thể có hoạt động liên quan đến rừng được quy định rất chi tiết. Điều này khuyến khích đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách sâu rộng từ các nhân đến tập thể cũng như các tổ chức khác. Kết quả là nạn phá rừng, xâm hại đến rừng được hạn chế đáng kể, rừng đang được phục hồị

Chính sách giao đất khoán rừng: Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, của chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp; nghị định số 163/1999/NĐ-CP quy định về việc nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng lâu dài dưới hình thức không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất lâm nghiệp đã và đang khuyến khích nhiều thành phần tham gia nhận khoán rừng. Khi rừng có chủ thực sự, việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ rừng. Chính vì vậy, tình trạng khai thác, phá rừng bừa bãi cũng như nạn đốt nương làm rãy đã có phần hận chế, rừng được khoanh nuôi, bảo vệ tốt hơn, đất rừng cũng được sử dụng một cách hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

59

Đồng thời hiệu quả của Thông tư 99/TT – BNN hướng dẫn thực hiện một số điều quy chế quản lý rừng ban hành theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ, đã được ứng dụng rộng rãi trong quản lý bảo về rừng tại địa phương, giúp cho việc phục hồi và phát triển rừng hiệu quả hơn.

- Chính sách giao đất giao rừng, chương trình 661

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao kịp thời của ngành, BQl dự án 661 tỉnh Thái Nguyên, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao sớm, được sự chỉ đạo thống nhất của thường trực huyện ủy, UBND huyện Định Hóa, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã, cán bộ lâm nghiệp, các ngành chức năng trên địa bàn (kiểm lâm, phòng nông nghiệp)

Dự án được mở rộng, đất đươc quy hoạch ổn định, đất giáo khoán rừng đến các chủ hộ không có tình trạng tranh chấp khi giao khoán thực hiện kế hoạch dự án 661. Dự án được hưởng ứng nhiệt tình của hộ nhân dân trong xã tiếp nhận thực hiện dự án 661.

- Chính sách 135: chương trình 135, dự án đã hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các công trình điện, đường, trường. Kết quả năm 2010 tổng vốn giao là 300.000/ tổng số hộ là 160.Trong đó hỗ trợ mua trau là 23 con cho 23 hộ nghèo, hõ trợ mau Bò cái sinh sản là 5 con cho 5 hộ nghèọ Hỗ trợ mua máy cày bừa nhỏ 22 máy cho 22 nhóm hộ là 66 hộ nghèo (3 hộ/máy). Hỗ trợ giống lúa ĐSI và phân bón cho 66 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 7.02 hạ Xây dựng đường 1.027.100.000 đồng. Đào tạo nâng cao trỉnh độ cán bộ không chuyên trách 31 người, cán bộ cơ sở 121 người, cộng đồng người dân là 33 ngườị Do đó chính sách 135 đem lại cho xã nhiều điều kiện phát triển cả về vật chất lẫn con người, góp phần vào phát triển chung của toàn xã.

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội

Theo kết quả báo cáo tăng trưởng phát triển kinh tế xã Quy Kỳ theo bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

60

Bảng 4.10: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế qua các năm

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ (%)

9.6 9.6 9.7 9.8 10.4 10.4 10.6 10.7 10.7 10.98 12.06

(Nguồn: Báo cáo UBND xã Quy Kỳ)

Qua bảng 4.10 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế quy kỳ tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010. Chúng ta có thể dễ dạng nhận ra sự ảnh hưởng rất lớn của tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đến quá trình phát triển, tái tạo nguồn tài nguyên quý giá này và là nguyên gián tiếp tác động sâu sắc đến xu thế diễn thế rừng hiện naỵ

Theo logic phát triển kinh tế xã hội kéo theo sự gia tăng nhu cầu sủ dụng đất, nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một tăng cao, và rừng là một nguồn tài nguyên quan trọng có thể cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu cho nhiều ngành sản xuất (chế biến, xây dựng, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...). Tăng trưởng kinh tế dẫn tới đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao và nhu cầu về sử dụng các lâm đặc sản từ rừng cũng ngày một gia tăng, thực tế nhiều người vẫn đang săn lùng những sản vật quý hiếm của rừng nhằm đáp ứng sở thích của mình. Có thể nói rằng tác động của tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân tác động rất lớn đến diễn biến tài nguyên rừng.

- Nhận thức và sự tham gia của người dân.

Có được thành quả về nâng cao độ che phủ rừng tại Xã Quy Kỳ, một phần là do nhận thức và sự tham gia của người dân trong công cuộc khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ngày càng được hưởng ứng mạnh mẽ. Ngoài sự tham gia tích cực của người dân địa phương sống cạnh rừng hoặc có liên quan trực tiếp đến.

Đây là yếu tố tác động tích cực diễn biến rừng là nhận thức của người dân về giá trị của rừng đang dần được thay đổị Các bài học về việc mất rừng đã đến thiên tai, lũ lụt, cạn kiệt nguồn nước, sự suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

61

người dân về rừng. Cùng với đó là lợi nhuận từ việc trồng rừng là lớn hơn so với các cây trồng khác có cùng điều kiện sản xuất và có cùng suất đầu tư như nhaụ Tuy nhiên nhận thức của xã hội về vai trò, lợi ích của rừng và nghề rừng còn rất khác nhau; một bộ phận không nhỏ người dân ở một số địa phương, ở một số dân tộc chưa nhận thức hết được vai trò to lớn của rừng nên đâu đó vẫn còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫỵ

* Nguyên nhân tiêu cực gây biến động rừng - Dân số:

Bảng 4.11: Dân số qua các năm tại xã Quy Kỳ

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dân số

4057 4086 4102 4118 4136 4207 4288 4308 4259 4281 4352

(Nguồn: Báo cáo UBND xã Quy Kỳ)

Qua bảng 4.11 cho thấy dân số xã Quy Kỳ tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010, việc gia tăng dân số gây nhiều áp lực về mọi mặt trong quá trình phát triển kinh tế xã, đời sống vật chất tinh thần của người dân trong vùng, trong đó có ảnh hưởng đến diễn biến tài nguyên rừng. Cụ thể, tăng dân số dẫn đến nhu cầu về gỗ củi và các sản phẩm từ rừng, nhu cầu về đất ở, đất sản xuất nông lâm nghiệp tăng lên, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích trồng rừng hàng năm có hạn đã ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến tài nguyên rừng trong vùng.

- Tỷ lệ hộ nghèo

Quy Kỳ là xã có tỷ lệ hộ sống di canh di cư lớn nhất huyện với 29 hộ và có tỷ lệ nghèo và cận nghèo caọ Năm 2005 hộ nghèo là 458 hộ chiếm 48.89%, nhưng đến năm 2011 hộ nghèo là 332 hộ chiếm 31.9%.

Bảng 4.12: Sô hộ nghèo qua các năm của xã Quy Kỳ

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hộ nghèo (Hộ/khẩu) 445 /1335 447 /1340 458 /1341 458 /1341 458 /1341 458 /1341 459 /1346 407 /1588 398 /1603 333 /1295 255 /969

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

62

Tỷ lệ hộ nghèo cũng là một vấn đề cần quan tâm trong diễn biến rừng của xã, hầu hết những hộ nghèo lại tập chung chủ yếu ở các vùng gần rừng, họ thường thiếu đất sản xuất nông nghiệp và thậm trí nhiều hộ gia đình phải sống dựa chủ yếu vào rừng. Chính vì vậy mà tỷ lệ hộ nghèo là một nguyên nhân tác động xấu đến diễn biến tài nguyên rừng của xã.

Trong mấy năm trở lại đây với sự nỗ lực của các địa phương trong việc hỗ trợ và các giải pháp phát triển kinh tế cho những đối tượng hộ nghèo nên tỷ lệ nghèo đói ngày một giảm, cụ thể qua Bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ giảm nghèo có xu hướng tăng, tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn nhiềụ

4.4.2. Những đề xuất nhằm nâng cao hiểu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Xã Quy Kỳ

Đứng trên góc độ diện tích, xu hướng biến động diện tích trong thời gian tới có chiều hướng tăng. Tuy nhiên diện tích tăng chủ yếu ở đây là rừng phục hồi và rừng trồng. Do đó tôi đưa ra một số đề xuất nhăm nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng sau:

- Định hướng phát triển Lâm nghiệp:

Trong thời gian tới, việc phát triển lâm nghiệp phải toàn diện, khuyến khích nhiều thành phần tham gia bằng việc lồng ghép các chương trình, dự án với nhiều nội dung hoạt động như: Lâm nghiệp xã hội, sản xuất nông lâm kết hợp, phát triển kinh tế trang trại vào một chương trình cụ thể. Phát triển lâm nghiệp trước hết cần ưu tiên phát triển vốn rừng, đầu tư tập trung vào rừng sản xuất, hướng thâm canh tăng năng suất, thay vì quảng canh, đưa một số loài cây có giá trị kinh tế cao vào kinh doanh. Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rừng và khai thác lâm sản.

- Giải pháp về cơ chế chính sách:

Cơ chế chính sách về đất đai: cần đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho nhân dân, nhất là đồng bào sống gần rừng và ven rừng. Phát triển rừng trên cơ sở nghiên cứu những cơ chế, tham mưu cho các cấp chính quyền ban hành những quy định cụ thể trong việc quản lý và sử dụng rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

63

Cơ chế chính sách về huy động vốn: cần kiến nghị với Huyện quan tâm đầu tư vốn cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua các dự án cụ thể như dự án về khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu rừng và trồng mới theo từng thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn để phát triển lâm nghiệp, trong đó đặc biệt là sản xuất hàng hóa lâm sản.

Đẩy mạnh sự tham gia trong quá trình phát triển đó là: Nông dân, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và Nhà nước, nhằm đảm bảo có những chính sách hợp lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp là phương án sản xuất và phát triển bền vững nhất.

- Giải pháp trước mắt:

Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, phát triển vốn rừng gắn liền với việc phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo đời sống trước mắt và lâu dài cho người dân.

Đối với công tác trồng rừng nên kiểm tra, giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu việc lựa chọn loài cây trồng, chuẩn bị trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ ít nhất 3 năm đầụ

Khả năng phục hồi rừng tự nhiên cũng như phát triển của đất trống cây bụi Ic rhanhf rừng IIA là khá tốt, chính vì vậy khoanh nuôi tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ xung cần được quan tâm đầu tư hơn nữạ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao để họ thấy được tác dụng to lớn của rừng trong việc cung cấp gỗ củi, điều hòa nguồn nước bảo vệ môi trường sinh tháị Khi hiểu đầy đủ các giá trị và lợi ích nhiều mặt của rừng đem lại thì họ mới quan tam bảo vệ và phát triển rừng.

Cần có những quy hoạch cụ thể trong sản xuất nông lâm nghiệp, phân vùng sinh thái, đồng thời đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm. Tăng cường năng lực cán bộ lâm nghiệp xã.

Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, phòng chống bệnh hại rừng, quản lý chặt chẽ công tác khai thác rừng hàng năm.

Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho người dân vùng lâm nghiệp. Khi cuộc sống ổn định và phát triển thì mới hạn chế phá rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

64

Chƣơng V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

- Tổng diện tích đất tự nhiên xã Quy kỳ trong giai đoạn 2000 – 2010 là 5526.64 và không có sự tăng giảm.

Năm 2000, diện tích đất có rừng là 4151.28 ha chiếm 75%, diện tích đất không có rừng là 761.8 ha chiếm 15%, diện tích đất khác là 528.53 ha chiếm 9.56%

Năm 2010, diện tích đất có rừng là 4151.28 ha chiếm 75.1%, diện tích đất không có rừng là 912.76 ha chiếm 16.51%, diện tích đất khác là 528.77 ha chiếm 9.57%.

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng xã Quy Kỳ biến động trong giai đoạn 2000 -2010 là do cuối năm 2010 phân viện điều tra Đông bắc bộ tiến hành phân chia lại ranh giới 3 loại rừng, cụ thể như sau:

Năm 2000, tổng diện tích lâm phần đặc dụng toàn xã là 389.99 ha chiếm 8%, tổng diện tích lâm phần phòng hộ toàn xã là 3950.38 ha chiếm 79%, tổng diện tích lâm phần sản xuất là 651.73 ha chiếm 13%.

Năm 2010, tổng diện tích lâm phần đặc dụng toàn xã là 392.13 ha chiếm 8%, tổng diện tích lâm phần phòng hộ toàn xã là 3873.93 ha chiếm 77%, tổng diện tích lâm phần sản xuất là 731.75 ha chiếm 15%.

- Biến động về diện tích: cho thấy rừng tự nhiên giai đoạn 2000 và 2010 là giảm, cụ thể năm 2000 diện tích rừng tự nhiên là 3369.94 ha nhưng năm 2010 chỉ còn 3098.47 ha, giảm 271.47 hạ Rừng trồng giai đoạn này đã tăng, cụ thể năm 2000 diện tích là 776.84 ha nhưng năm 2010 là 986.2 ha, tăng 209.36 hạ

Rừng tự nhiên, trạng thái IIIA2 chuyển thành diện tích IIIA1, IIB, HG. Diện tích rừng IIIA1 chuyển thành diện tích trạng thái IIB, IIA, RT. Diện tích trạng thái IIB chuyển thành diện tích IIIA1, IIA, RT, IC, Iạ Diện tích rừng IIA chuyển thành diện tích IIIA1, IIB, HG, RTN, RT, Ia, Ib, Ic, NR. Diện tích rừng HG chuyển thành diện tích Ib, IIB, IIA, Iạ Diện tích rừng tr nứa chuyển thành diện tích IIB, IIA, Ib, Ic. Diện tích rừng núi đá chuyển thành diện tích NR, NĐ. Diện tích Ib chuyển thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

65

diện tích HG, RTN, Iạ Diện tích Ic chuyển thành diện tích IIB, NR, IIA, RTN, Iạ Diện tích NR chuyển thành diện tích Ib, Ic, iạ Diện tích đất NN chuyển thành diện tích DC.

- Biến động về trữ lượng rừng: giai đoạn 2000 – 2010, trữ lượng trạng thái IIIA2 giảm -7576.8 m3, trữ lượng trạng thái IIA giảm -6441.36 m3, trữ lượng trạng

Một phần của tài liệu 26505 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)