Điện, nước sạch

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 39)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.2.5. Điện, nước sạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ thống nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân đều lấy từ nguồn nước ngầm (nước khoan, giếng khơi) tương đối đảm bảo vệ sinh môi trường .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Là các loài thực vật trong 3 trạng thái thảm thực vật tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

 Trạng thái rừng thứ sinh

 Trạng thái thảm cây bụi

 Trạng thái thảm cỏ

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)

Chúng tôi sử dụng phương pháp của Hoàng Chung (2008) [7] như sau: - Tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các TĐT. TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí OTC và ODB (2x2m) để thu thập số liệu .

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC là 400m2 (20 x 20m) cho các trạng thái rừng và 16m2

(4 x 4m) cho trạng thái thảm cây bụi. Ô dạng bản (ODB) được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Với thảm cỏ dùng diện tích 2x2m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ bố trí OTC và ODB như hình vẽ sau:

20m 4m (A) (A) (B)

Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở rừng thứ sinh (A) và thảm cây bụi (B) Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học (các loài chưa biết tên thì thu thập mẫu về định loại), dạng sống và đo chiều cao của cây để xác định cấu trúc phân tầng của các trạng thái thảm thực vật)

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống (Ph, Ch, He, Cr, Th). Những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại.

- Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra.

3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu thực vật

- Xác định tên khoa học, tên địa phương của các loài cây theo các tài liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNN (2000) [3], Phạm Hoàng Hộ (1991) [19], Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [44].

- Xác định dạng sống theo Raunkiaer (1934), Hoàng Chung (2008) [7]. Theo cách phân loại này, dạng sống gồm các kiểu chính sau:

1. Chồi trên mặt đất (Phanerophytes), chồi tạo thành ở những cây này phải nằm trên độ cao nào đó (từ 25cm trở lên), thuộc vào nhóm này gồm các cây gỗ, cây bụi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Chồi mặt đất (Chamaetophytes), chồi hình thành ở độ cao không lớn so với mặt đất (dưới 25cm). Thuộc nhóm này có cây bụi nhỏ, cây nửa bụi,những cây dạng gối, rêu sống trên mặt đất.

3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes), chồi được tạo thành nằm sát mặt đất, thuộc nhóm này gồm nhiều cây thảo sống lâu năm.

4. Cây chồi ẩn (Crytophytes), chồi được hình thành nằm dưới đất, thuộc nhóm thực vật địa sinh (cây thân hành, thân củ, thân rễ) hoặc cây mọc từ đáy ao hồ.

5. Cây một năm (Therophytes), trong mùa bất lợi nó tồn tại ở dạng hạt, thuộc nhóm cây một năm.

- Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC theo Sách đỏ Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007 (phần thực vật) [36], Danh lục đỏ IUCN (2007) [58]

3.2.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân

Là phương pháp tìm hiểu về nguồn gốc các trạng thái thảm thực vật, thời gian phát triển, những tác động của con người (khai thác gỗ, củi, …) và động vật (chăn thả gia súc) vào các kiểu thảm này. Đây cũng là phương pháp để xác định sơ bộ được tên và công dụng các loài cây ở khu vực nghiên cứu.

3.2.5. Phương pháp kế thừa

Kế thừa những số liệu, tài liệu của các tổ chức ( Sở NN &PTNT, phòng thống kê, UBND các cấp…) và các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đa dạng các trạng thái thảm thực vật ở KVNC

Thành phần thực vật cùng với các yếu tố phát sinh quần thể khác đã tạo nên ở KVNC một kiểu thảm thực vật rừng chính, đó là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên vùng đồi núi thấp mà chủ yếu là các kiểu phụ thổ nhưỡng trên vùng núi đất. Tuy nhiên hiện nay, những trạng thái rừng nguyên sinh điển hình đặc trưng của các kiểu thảm trên còn lại rất ít và phân bố ở đỉnh núi giáp với rừng Quốc gia Tam Đảo. Hầu như toàn bộ thảm thực vật rừng nguyên sinh đã bị tác động phá hoại hoặc mất đi những đặc trưng của cấu trúc ban đầu, hoặc là bị phá huỷ hoàn toàn và thay vào đó là những trạng thái thảm thực vật khác nhau trong chuỗi diễn thế suy thoái hoặc phục hồi.

Qua điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa, chúng tôi xác định ở xã Ký Phú hiện tại có 5 trạng thái thảm thực vật sau đây:

4.1.1. Trạng thái thảm cỏ

Thảm cỏ thứ sinh thường xuất hiện trên đất sau nương rãy mới bỏ hoang hoá. Phổ biến và chiếm ưu thế là các loài Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides),

Song nha kép (Bidens bipinnata), Đơn buốt (B. pilosa), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Đại bi (Blumea balsamifera), Cải trời (Blumea lacera),

Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora).

4.1.2. Trạng thái thảm cây bụi

Thảm cây bụi cũng gặp phổ biến trong khu vực nghiên cứu. Đó là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Sói rừng (Alchornea rugosa), Đom đóm (Alchornea trewioides ), Thàu táu (Aporosa dioica), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Găng răng nhọn (Aidia oxyodonta), Găng vàng gai (Canthium

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

horridum),Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale),

Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum)...

4.1.3. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác

Đây là trạng thái hình thành sau khi rừng tự nhiên bị tác động mạnh và lâu dài do hoạt động khai thác của con người. Ở trạng thái rừng này, thảm thực vật rất đa dạng về thành phần loài cũng như về cấu trúc hình thái. Ở trạng thái này ưu thế là các loài cây gỗ như: Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Sau sau (Liquidambar formosana), Kháo nhớt (Actinodaphne cochinchinensis), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata), Kháo vàng (Machilus bonii ), Trám trắng (Canarium album)...

4.1.4. Trạng thái rừng trồng

Trạng thái rừng trồng chiếm diện tích khá lớn (chiếm 11,25% diện tích đất tự nhiên). Rừng mới được trồng khoảng 10 năm trở lại đây, chủ yếu là cây Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn trắng (có chiều cao phổ biến 5-7 m với đường kính 12 – 20 cm).

4.1.5. Trạng thái cây nông nghiệp

Đất trồng cây nông nghiệp ở xã Ký Phú có 351,68 ha, phân bố chủ yếu ở chân hồ Gò Miếu, dọc hai bên đường Tỉnh lộ 261 cây trồng chủ yếu là lúa nước, một số loài cây hoa cảnh. Đặc biệt là cây Chè (Camellia sinensis) khá

phổ biến với nhiều giống khác nhau và được trồng khá lâu đời.

4. 2. Đa dạng hệ thực vật trong KVNC

Trong quá trình nghiên cứu ngoài thực địa, do có nhiều khó khăn như địa hình khá phức tạp, thời gian nghiên cứu hạn chế…nên chúng tôi chỉ tập trung điều tra nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật (ở mức độ ngành, bậc chi, họ, dạng sống, tài nguyên cây có ích, cây quý hiếm) trong 3 trạng thái thảm thực vật là: rừng thứ sinh , thảm cây bụi và thảm cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.1. Đa dạng các bậc taxon trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC

Từ các kết quả tại các điểm nghiên cứu điển hình cho các trạng thái thảm thực vật và tham khảo các tài liệu có liên quan, chúng tôi đã bước đầu thống kê được hệ thực vật tại KVNC trình bày ở bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, trong các trạng thái nghiên cứu đã thu được 216 loài nằm trong 170 chi thuộc 75 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là: ngành Thông đất (Licopodiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta),

ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ (%) sự phân các taxon thực vật ở KVNC

TT Tên ngành Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Licopodiophyta) 2 2,66 2 1,18 2 0,92 2 Mộc tặc ( Equisetophyta) 1 1,33 1 0,59 1 0,46 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 5,33 5 2,94 6 2,77 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 68 90,68 162 95,29 207 95,85 4.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 59 86,76 148 91,35 192 88,89 4.2. Lớp Hành (Liliopsida) 9 13,24 14 8,65 15 11,11 Tổng 75 100 170 100 216 100

Qua số liệu trên cho thấy thành phần thực vật trong các trạng thái thảm thực vật thứ sinh điển hình ở xã Ký Phú, huyện Đại Từ tương đối phong phú và đa dạng với nhiều loài cây có giá trị sử dụng cao như: cây lấy gỗ, cây làm thuốc, cây cho tinh dầu và dầu béo, cây dùng làm rau ăn, cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm cảnh, cây cho sợi, cây làm thuốc và làm bột giấy (bảng 4.5). Trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta ) vẫn chiếm ưu thế về số loài, số chi, số họ ở các điểm nghiên cứu. Cụ thể ngành này có số loài chiếm 95,85%; số chi chiếm 95,29%; số họ chiếm 90,68% tổng số loài, chi, họ của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu. Điều này hoàn toàn hợp lý vì ngành Mộc lan luôn thể hiện ưu thế của chúng (với sự xuất hiện của nhiều loài) trong các hệ thực vật. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta ) trong khu vực nghiên cứu cũng thấy xuất hiện 6 loài (chiếm 2,77% tổng số loài của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu) thuộc 5 chi (chiếm tỷ lệ 2,94%) của 4 họ (chiếm tỷ lệ 5,33%). Ngành Thông đất (Licopodiophyta) chỉ thấy xuất hiện 2 loài (chiếm 0,92% tổng số loài của các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu) thuộc 2 chi (chiếm tỷ lệ 1,18%) của 2 họ (chiếm tỷ lệ 2.66%). Còn lại là ngành Mộc tặc (Equisetophyta) chiếm tỷ lệ thấp nhất với sự xuất hiện của 1 loài duy nhất (chiếm 0,46% tổng số loài có mặt), đó là loài Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum). Như vậy có thể thấy rằng sự phân bố của các taxon trong các ngành là không đồng đều. Ngay trong cùng một ngành thì sự phân bố của các taxon cũng có sự khác nhau rõ rệt. Ví dụ trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta ) số họ thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida) vẫn chiếm ưu thế (68/75 họ; 192/216 loài) so với lớp Hành (Liliopsida) chỉ có (9/75 họ; 15/216 loài).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình 4.1.Biểu đồ phân bố của các bậc taxon ở KVNC

4.2.2. Đa dạng về số chi, số họ và số loài trong các trạng thái thảm thực vật

Tại các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, chúng tôi cũng đã thống kê được số chi, số họ được trình bày cụ thể ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC TT Các trạng thái TTV Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rừng thứ sinh 74 98,66 150 88,23 183 84,72 2 Thảm cây bụi 49 65,33 99 58,23 120 55,55 3 Thảm cỏ 25 33,33 41 24,11 45 20,83 75 100 170 100 216 100 Tỷ lệ (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài Lycopodiophyta Equisetophyta Polypodiophyta Magnoliophyta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ %

Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ các họ, chi và loài trong các trạng thái thảm thực vật

Qua phân tích bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy, số lượng các họ, chi và loài trong các quần xã nghiên cứu là khá phong phú. Cụ thể như sau:

- Trạng thái rừng thứ sinh: có 74 họ (chiếm 98,66 %), 150 chi (chiếm 88,23%), 183 loài ( chiếm 84,72 %).

- Trạng thái thảm cây bụi, số lượng họ và chi đã giảm đi nhiều, có 49 họ (chiếm 65,33%) và 99 chi (chiếm 58,23 %), 120 loài ( chiếm 55,55 %).

- Trạng thái thảm cỏ, số lượng họ và chi thấp nhất, có 25 họ (chiếm 33,33 %) và 41 chi (chiếm 24,11%), 45 loài ( chiếm 20, 83 %).

4.2.2.1. Đa dạng về số loài trong các chi

Ở KVNC, chúng tôi đã thu được 216 loài thuộc 170 chi. Sự phân bố của các loài trong các chi khá chênh lệch. Trong tổng số 170 chi thì có tới 138 chi chỉ có 1 loài, 32 chi còn lại có từ 2 loài trở lên được tổng hợp trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Tên chi Tên họ

Tổng số loài

Sự có mặt của các loài trong các trạng thái thảm thực vật Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ 1 Justicia Acanthaceae 2 1 2 2 Saurauia Actinidiaceae 2 2 1 3 Adiantum Adiantaceae 2 1 1 4 Fissistigma Annonaceae 2 2 2 5 Bidens Asteraceae 2 1 2 6 Blumea Asteraceae 2 1 2 2 7 Canarium Burceraceae 2 2 8 Garcinia Clusiaceae 3 3 9 Aporosa Euphorbiaceae 2 2 10 Breynia Euphorbiaceae 2 2 1 11 Bridelia Euphorbiaceae 2 1 2 12 Macaranga Euphorbiaceae 3 3 3 13 Phyllanthus Euphorbiaceae 2 2 1 14 Castanopsis Fagaceae 2 2 15 Cratoxylum Hypericaceae 2 2 2 16 Melastoma Melastomatacea e 2 2 2 17 Artocarpus Moraceae 2 2 1 18 Ficus Moraceae 6 6 2 1 19 Ardisia Myrsinaceae 2 2 1 20 Maesa Myrsinaceae 2 2 2 1 21 Jasminum Oleaceae 2 2 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Portulaca Portulacaceae 2 2 2 2 23 Morinda Rubiaceae 2 2 1 24 Psychotria Rubiaceae 2 2 2 25 Zanthoxylum Rutaceae 3 2 1 26 Pterospermu m Sterculiaceae 3 3 1 27 Styrax Styracaceae 2 2 2 28 Grewia Tiliaceae 2 2 1 1 29 Pellionia Urticaceae 2 1 1 30 Pouzolzia Urticaceae 2 2 2 1 31 Callicarpa Verbenaceae 2 2 32 Clerodendru m Verbenaceae 4 3 4 Tổng 22 họ 74 61 48 11

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy 32 chi có từ 2 loài trở lên thuộc 22 họ, 2 ngành là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Tổng số có 74 loài (chiếm 34,25% tổng số loài ở KVNC). Trong 22 họ có các chi từ 2 loài trở lên, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có

nhiều nhất là 5 chi, 11 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) có 2 chi và 8 loài; họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 2 chi và 6 loài; họ Đơn nem (Myrsinaceae) có 2

chi và 4 loài; họ Cúc (Asteraceae) có 2 chi và 4 loài; họ Cà phê (Rubiaceae)

có 2 chi, 4 loài, họ Gai (Urticaceae) có 2 chi và 4 loài, có 3 họ gồm 1 chi và 3 loài, còn lại 12 họ mỗi họ có 1 chi, 2 loài.

Chi Ficus (họ Dâu tằm - Moraceae) có nhiều loài nhất là 6 loài;,chi Clerodendrum (họ Cỏ Roi Ngựa - Verbenaceae) có 4 loài; 4 chi có 3 loài (Garcinia, Macaranga, Zanthoxylum, Pterospermum ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong 3 trạng thái thảm thực vật ở KVNC, số lượng loài trong các chi giàu nhất (từ 2 loài trở lên) như sau:

- Trạng thái rừng thứ sinh: có 61 loài, 29 chi, 22 họ. Trong tổng số 29 chi, có 1 chi có 6 loài (Ficus), 4 chi có 3 loài ..

- Trạng thái thảm cây bụi: có 48 loài, 28 chi, 19 họ. Trong tổng số 28 chi, 1 chi có 4 loài (Clerodendrum), 1 chi có 3 loài …

- Trạng thái thảm cỏ: số lượng loài thấp nhất chỉ có 11 loài, 8 chi, 6 họ. Trong tổng số 8 chi, có 3 chi có 2 loài.

Trạng thái rừng thứ sinh là kiểu thảm có số lượng loài, chi, họ phong phú nhất, vì ở đây nó đang hội tụ các loài của các kiểu thảm, các nhóm sinh thái để đi tới trạng thái ổn định tương đối.

4.2.2.2. Đa dạng về số loài trong các họ

Trong các trạng thái nghiên cứu, chúng tôi thu được 75 họ, trong đó có tới 33 họ đơn loài (chỉ có 1 loài), 42 họ có từ 2 loài trở lên được thống kê ở bảng 4.4.

Được thể hiện qua số liệu bảng 4.4 cho thấy, tổng số loài trong các họ (có từ 2 loài trở lên) là 176 loài (chiếm 81,48% tổng số loài trong KVNC). Sự phân bố của các loài trong mỗi họ khá chệnh lệch nhau. Họ có nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 23 loài; tiếp đến là họ Cà phê (Rubiaceae) có 14 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) và họ Cúc (Asteraceae) có

11 loài; họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 7 loài; họ Đơn nem (Myrsinaceae)

và họ Trôm (Sterculiaceae) có 6 loài; có 3 họ có 5 loài; 5 họ có 4 loài; 9 họ có

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 39)