5 Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trong KVNC

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 80)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2.5 Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trong KVNC

Với kết quả nghiên cứu thu được, dựa vào sách đỏ Việt Nam (2007) [36], Danh lục đỏ IUCN (2007) [58], chúng tôi lập được danh sách các loài thực vậtnguy cơ bị tuyệt chủng ở KVNC . Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở KVNC

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn SĐVN IUCN

1 Selaginella tamariscina (Beauv.)

Spring

Quyển bá VU VU

2 Castanopsis ferox (Roxb.) Spach Cà ổi EN EN 3 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi EN EN 4 Alniphyllum eberhardtii Guillaum. Lá dương đỏ EN EN 5 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Dần toòng EN EN 6 Canarium tramdenum Dai &

Yakolv.

Trám đen EN EN

Ghi chú:

Theo Sách đỏ Việt Nam (2007): EN (Endangered) - nguy cấp; VU (Vulnerable) - sẽ nguy cấp.

Theo Danh lục đỏ IUCN (2007): EN (Endangered) - nguy cấp; VU (Vulnerable) - sẽ nguy cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Việt Nam, theo P.Maurand thì năm 1943 có 14,352 triệu ha rừng chiếm 43% diện tích đất nước [60]

Từ năm 1945 – 1975 nước ta mất 3 triệu ha, tỉ lệ che phủ của rừng giảm từ 43% (1943) xuống còn 38% (1975). Từ năm 1975 – 1995 tỉ lệ che phủ của rừng giảm xuống còn 28% (1995), cả nước chỉ còn khoảng 9,3 triệu ha rừng ( trong đó có 1 triệu ha rừng trồng) [11]. Hiện nay diện tích rừng bị giảm ước tính vào khoảng 200.000 ha/năm trong đó 60.000 ha bị chặt để chuyển thành đất nông nghiệp ngoài kế hoạch, 50.000 ha bị cháy và 90.000 ha bị khai thác làm gỗ củi.

Xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên diện tích rừng và tài nguyên sinh vật rừng cũng trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng từ năm 1945 – 1990. Diện tích rừng của xã năm 1945 khoảng 789 ha, có độ đa dạng sinh học cao gồm nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm như: Sến mật

(Madhuca pasquieri), Chò nâu (Aquilaria crassna), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Hổ (Panthera tigris), Chồn bạc má (Megogale personats geeffrory ).

Đến năm 1990 diện tích rừng tự nhiên toàn xã còn 450 ha so với năm 1945 đã mất 339 ha rừng bình quân mỗi năm mất 7,5 ha, bên cạnh việc suy giảm diện tích rừng kèm theo nhiều loài thực động vật quý hiếm không thấy còn xuất hiện [55].

Từ năm 1990 – 2010 hiện tượng tàn phá rừng đã giảm nhiều do chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, đến nay tích rừng tự nhiên của xã là 375ha [55], so với năm 1990 giảm 75 ha.

Chất lượng rừng những năm 1945 – 1950 trữ lượng gỗ vào khoảng 200 – 250 m3

/ ha gồm nhiều loài gỗ quý như:Sến mật (Madhuca pasquieri), Trầm hương (Aquilaria crassna), Chò nâu (Aquilaria crassna), Gụ (Sindora

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

neriifolius). Những cây gỗ có đường kính 40 – 50 cm chiếm tỉ lệ 30 – 40 % trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 15 – 18 cm, nứa 4- 6 cm là rất phổ biến ( theo UBND xã). Hiện nay chất lượng rừng trên địa bàn xã đã giảm sút đáng kể, trữ lượng gỗ tính bình quân chỉ khoảng 70m3/ ha . Những cây gỗ có đường kính 40 – 50 cm còn rất ít chiếm khoảng 3-5 %, chủ yếu là cây có đường kính 20 – 25 cm và cây mới tái sinh. Rừng tre nứa cũng giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Nhiều loài gỗ quý không còn như: Trầm hương (Aquilaria crassna), Chò nâu (Aquilaria crassna)...

Rừng Ký Phú trước kia cũng phong phú về các loài dược liệu ước tính có khoảng hơn 250 loài, ngoài ra cung cấp nhiều loại sản phẩm quý khác như nấm, mật ong, hoa lan, cánh kiến với trữ lượng khá lớn.

Hiện nay qua điều tra thực tế của chúng tôi số loài cây làm thuốc là 163 loài, mật ong, hoa lan, nấm quý còn ít và cánh kiến không có. Các loài động như Hổ (Panthera tigris), Chồn bạc má (Megogale personats geeffrory ), Báo

gấm (Neophelis nubulose), Hươu sao, Trĩ sao (Reheinartia ocellata)… trước kia có thì bây giờ đã biến mất.

Nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng trong khu vực nghiên cứu là do dân số tăng nhanh, khái thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, cháy rừng, tỷ lệ đói nghèo cao.

4. 3. 1 Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép

Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam nói chung và rừng khu vực nghiên cứu nói riêng.

Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng . Khai thác rừng là hành động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con người đã sử dụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Với các mục đích khác nhau cho nên hoạt động khai thác nguồn lâm sản ở đây được chia thành 3 hoạt động: khai thác gỗ, khai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Khai thác gỗ. Theo số liệu của UBND xã trong giai đoạn từ năm 19945-1990 người dân trong khu vực đã khai thác gỗ trái phép mỗi năm trung bình khoảng 1500 m3

và nếu quy ra diện tích đất thì bằng 7,5 ha rừng . Từ năm 1991 – 2010 toàn xã mất 75 ha [55]. Việc khai thác gỗ để phục vụ cho các công trình xây dựng như , làm nhà, đóng đồ gia dụng, giàn giáo, cốp pha đặc biệt hiện nay khi giá gỗ tăng cao, con người đã không ngừng tiến hành khai thác gỗ với mục đích kinh tế của mình. Kết quả là rừng đã bị suy giảm nhanh chóng cả về diện tích lẫn chất lượng.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ. Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng

công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt. Trong phạm vi toàn xã, 95% năng lượng dùng cho gia đình là các sản phẩm từ thực vật, hàng năm có khoảng 1000 m3

củi được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình [55] . Hơn nữa, người dân ở vùng miền núi đã theo thói quen trong sinh hoạt họ chỉ dùng củi để làm nguyên liệu đốt và dùng với lượng củi khá cao. Với dân số 7611 người hiện nay, thì nhu cầu về lượng củi đốt nay cũng tăng theo. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho việc tàn phá rừng tiếp tục tiếp diễn.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng là một sự tàn phá đến tài nguyên rừng. Đây có thể xem là nguyên nhân tác động làm suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất. Lâm sản ngoài gỗ ngoài củi ra còn bao gồm các loài động vật quý, động vật hoang dã… và các loại thực vật mà cho các sản phẩm ngoài gỗ như: song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thuốc, dầu… Tất cả các loài trên có thể được sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nên tình trạng khai thác trái phép vẫn diễn ra mạnh mẽ. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, việc buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm từ động vật và thực vật quý hiếm, kể cả những loài được bảo vệ đang phát triển rất nhanh và xã Ký Phú, huyện Đại Từ cũng nằm trong tình trạng đó. Dẫn đến một số loài động vật như, Hổ, Báo, Hươu, Khỉ, Lợn rừng…, các loại cây như: Sến, Trầm hương, Chò nâu, Táu mật, Gụ …đã cạn kệt. Nhiều loài động vật thông thường như: Tê tê, các loài Rùa, Rắn , Ba ba, Kỳ đà đang bị đe doạ lớn do có giá trị xuất khẩu cao, với sự kém hiểu biết, hám lợi nhuận đã thúc đẩy con người tìm cách săn bắt chúng ở khắp nơi trong rừng. Các hoạt động khai phá trái phép này kéo dài âm ỉ, liên tục, tốc độ của sự phục hồi rừng không kịp với tốc độ phá rứng cho nên rừng đang bị suy thoái. Theo số liệu thống kê của Chốt kiểm lâm xã Ký Phú trong vòng 10 năm trở lại đây đã bắt được 15 vụ vận chuyển trái phép thực vật, động vật quý hiếm với 17 m3

khối và 95 kg Ba ba, Tê tê, Rùa.

4.3.2. Sự suy giảm do cháy rừng

Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán. Ngày nay cháy rừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa lấy mật ong, trẻ con đốt lửa sưởi ấm khi chăn thả gia súc, do hoạt động đốt nương làm rẫy của người dân … những nguyên nhân này đều có thể khiến rừng bị cháy.

Theo người dân sinh sống trong khu vực và những số liệu ghi chép của Chốt kiểm lâm xã từ năm 1955 – 2008 đã xảy ra 5 vụ cháy rừng lớn với diện tích rừng bị thiêu chụi khoảng 98 ha, trong đó vụ cháy gần đây nhất năm 1998 do người dân đốt bãi để trồng chè đã gây thiệt hại 71 ha [55].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đòi hỏi ý thức bảo vệ của người dân và cần có sự quản lý chặt chẽ, sự quan tâm nguồn tài nguyên rừng của ngành kiểm lâm để hạn chế được sự suy giảm diện tích tài nguyên rừng.

4.3.3. Sự suy giảm do gia tăng dân số

Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu trong sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết đất đai, trong lịch sử phát triển của loài người vào thời kì đồ đá cũ, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng bằng các hoạt động săn bắt và hái lượm, các hoạt động này không gây thiệt hại gì cho rừng. Đến khi con người bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt thì con người có những hoạt động tác hại đến rừng, mặc dù các tác động này có phần nào hạn chế sự phát triển của rừng nhưng cũng chưa đáng kể lắm. Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên trở về sau thì rừng mới thực sự bị con người tấn công khai phá. Sự tấn công khai phá rừng ngày càng được thấy rõ nét hơn, khi dân số đông dần lên, nông nghiệp ngày càng mở rộng đồng thời nghề luyện kim xuất hiện. Con người đốt rừng để trồng tỉa, lấy gỗ để làm nhiên liệu, đồ gỗ làm thuyền làm bè… khai thác tàn phá rừng để xây dựng các nhà máy xí nghiệp. Ở xã Ký Phú tỷ lệ tăng dân số giai đoạn trước năm 1980 vào khoảng 6,5%/ năm, từ năm 1981 – 1990 tỷ lệ tăng dân số là 4,5 %, hiện nay tỉ lệ tăng dân số là 2,8 % [55], dân số toàn xã năm 1980 là 2191 người, hiện nay là 7161 người [55]. Khi dân số tăng thì buộc người dân phải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống. Ban đầu chỉ khai thác một phần diện tích nhỏ và sau một thời gian dài diện tích rừng bị tàn phá cứ tỷ lệ thuận với sự tăng dân số, ngoài nhu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mở rộng đất canh tác mà nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên, khai thác gỗ, chất đốt, làm nhà, đóng đồ, các sản vật khác để ăn, bán..

Tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu con người thì ngày càng tăng và chỉ trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm đã bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có nguy cở bị tiêu diệt làm cho số lượng và chủng loài sinh vật ngày càng giảm đi.

Vậy có thể nói sức ép dân số cũng tác động mãnh mẽ đến sự suy thoái tài nguyên rừng ở địa phương.

4.3.4. Sự suy giảm rừng do đói nghèo của các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực nghiên cứu

Suy thoái rừng có nhiều nguyên nhân trong đó một phần là do sự đói nghèo tác động . Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm nguyên vật liệu sản xuất đã dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. Với khoảng hơn 94% dân số sản xuất nông nghiệp, KVNC là một vùng nông nghiệp phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp còn thiếu, nhiều người phải sống dựa vào rừng với 28,5% gia đình thuộc vào diện hộ nghèo trong đó có 3,5 % số hộ thiếu đói vào thời kì giáp hạt [55]. Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng. Nhưng vì nghèo, không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá rừng để nuôi sống bản thân và gia đình. Số củi, gỗ khai thác được của những hộ này bình quân khoảng 2 m3

/ ngày .

Các hoạt động khai phá của họ cũng một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho những người giàu có, phục vụ mục đích kinh doanh cho những người có tiền bạc. Tuy hoạt động mang tính nhỏ lẻ, manh múm, không ồ ạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng lại được lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài nên rất khó quản lý và gây nên tình trạng cạn kiệt dần của tài nguyên rừng.

Khi rừng ngày càng giảm sút về số lượng và chất lượng đã dẫn đến hiện tượng hạn hán lũ lụt, khả năng ngăn chặn xói mòn đất là rất kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính những người nghèo tiếp tục gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng. Vốn dĩ họ đã nghèo nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luôn xoay quanh cuộc sống của họ, dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng lấy gỗ,củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập.

Vì mục đích là có thu nhập nuôi sống gia đình mình mà các hộ dân nghèo đói đang dần dần làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở KVNC ở KVNC

Xã Ký Phú là một trong 8 xã thuộc khu vành đai vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ. Xã Ký Phú có 10 xóm (Gió, Chuối, Duyên, Cạn, Soi, Cả, Dứa, Đặn 1, 2, 3) với 2063 hộ và 7161 khẩu. Trong đó có 5 xóm sống giáp rừng nên sự tác động tiêu cực của người dân đến khu hệ động thực vật là rất lớn như: săn bắt động vật hoang dã làm thực phẩm hay đem bán; khai thác gỗ, dược liệu; thu hái các lâm sản khác như vật liệu làm nhà, củi đun, măng tre, nấm, mật ong; chăn thả gia súc tự do như trâu, bò, dê làm ô nhiễm môi trường và suy thoái rừng.

Từ những kết quả điều tra được, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và thực vật nói riêng ở xã Ký Phú như sau:

4.4.1. Các biện pháp về chính sách

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho người dân địa phương có những hiểu biết về pháp luật, pháp lệnh về bảo vệ rừng của Chính phủ, vai trò to lớn của rừng đối với con người và môi trường sống. Từ đó, giúp người dân hiểu

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 80)