Sự suy giảm do gia tăng dân số

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 85)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.3.3. Sự suy giảm do gia tăng dân số

Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu trong sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết đất đai, trong lịch sử phát triển của loài người vào thời kì đồ đá cũ, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng bằng các hoạt động săn bắt và hái lượm, các hoạt động này không gây thiệt hại gì cho rừng. Đến khi con người bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt thì con người có những hoạt động tác hại đến rừng, mặc dù các tác động này có phần nào hạn chế sự phát triển của rừng nhưng cũng chưa đáng kể lắm. Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên trở về sau thì rừng mới thực sự bị con người tấn công khai phá. Sự tấn công khai phá rừng ngày càng được thấy rõ nét hơn, khi dân số đông dần lên, nông nghiệp ngày càng mở rộng đồng thời nghề luyện kim xuất hiện. Con người đốt rừng để trồng tỉa, lấy gỗ để làm nhiên liệu, đồ gỗ làm thuyền làm bè… khai thác tàn phá rừng để xây dựng các nhà máy xí nghiệp. Ở xã Ký Phú tỷ lệ tăng dân số giai đoạn trước năm 1980 vào khoảng 6,5%/ năm, từ năm 1981 – 1990 tỷ lệ tăng dân số là 4,5 %, hiện nay tỉ lệ tăng dân số là 2,8 % [55], dân số toàn xã năm 1980 là 2191 người, hiện nay là 7161 người [55]. Khi dân số tăng thì buộc người dân phải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống. Ban đầu chỉ khai thác một phần diện tích nhỏ và sau một thời gian dài diện tích rừng bị tàn phá cứ tỷ lệ thuận với sự tăng dân số, ngoài nhu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mở rộng đất canh tác mà nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên, khai thác gỗ, chất đốt, làm nhà, đóng đồ, các sản vật khác để ăn, bán..

Tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu con người thì ngày càng tăng và chỉ trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm đã bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có nguy cở bị tiêu diệt làm cho số lượng và chủng loài sinh vật ngày càng giảm đi.

Vậy có thể nói sức ép dân số cũng tác động mãnh mẽ đến sự suy thoái tài nguyên rừng ở địa phương.

4.3.4. Sự suy giảm rừng do đói nghèo của các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực nghiên cứu

Suy thoái rừng có nhiều nguyên nhân trong đó một phần là do sự đói nghèo tác động . Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm nguyên vật liệu sản xuất đã dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. Với khoảng hơn 94% dân số sản xuất nông nghiệp, KVNC là một vùng nông nghiệp phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp còn thiếu, nhiều người phải sống dựa vào rừng với 28,5% gia đình thuộc vào diện hộ nghèo trong đó có 3,5 % số hộ thiếu đói vào thời kì giáp hạt [55]. Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng. Nhưng vì nghèo, không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá rừng để nuôi sống bản thân và gia đình. Số củi, gỗ khai thác được của những hộ này bình quân khoảng 2 m3

/ ngày .

Các hoạt động khai phá của họ cũng một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho những người giàu có, phục vụ mục đích kinh doanh cho những người có tiền bạc. Tuy hoạt động mang tính nhỏ lẻ, manh múm, không ồ ạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng lại được lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài nên rất khó quản lý và gây nên tình trạng cạn kiệt dần của tài nguyên rừng.

Khi rừng ngày càng giảm sút về số lượng và chất lượng đã dẫn đến hiện tượng hạn hán lũ lụt, khả năng ngăn chặn xói mòn đất là rất kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính những người nghèo tiếp tục gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng. Vốn dĩ họ đã nghèo nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luôn xoay quanh cuộc sống của họ, dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng lấy gỗ,củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập.

Vì mục đích là có thu nhập nuôi sống gia đình mình mà các hộ dân nghèo đói đang dần dần làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

4.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở KVNC ở KVNC

Xã Ký Phú là một trong 8 xã thuộc khu vành đai vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ. Xã Ký Phú có 10 xóm (Gió, Chuối, Duyên, Cạn, Soi, Cả, Dứa, Đặn 1, 2, 3) với 2063 hộ và 7161 khẩu. Trong đó có 5 xóm sống giáp rừng nên sự tác động tiêu cực của người dân đến khu hệ động thực vật là rất lớn như: săn bắt động vật hoang dã làm thực phẩm hay đem bán; khai thác gỗ, dược liệu; thu hái các lâm sản khác như vật liệu làm nhà, củi đun, măng tre, nấm, mật ong; chăn thả gia súc tự do như trâu, bò, dê làm ô nhiễm môi trường và suy thoái rừng.

Từ những kết quả điều tra được, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và thực vật nói riêng ở xã Ký Phú như sau:

4.4.1. Các biện pháp về chính sách

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho người dân địa phương có những hiểu biết về pháp luật, pháp lệnh về bảo vệ rừng của Chính phủ, vai trò to lớn của rừng đối với con người và môi trường sống. Từ đó, giúp người dân hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biết về tầm quan trọng phải bảo vệ rừng và nhận thức được mức độ suy thoái của rừng hiện nay.

- Phục hồi lại chính sách trả tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cho các hộ gia đình (50.000 đồng/ha/năm) để khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ rừng.

- Các cấp chính quyền tỉnh và Trung ương cần có chính sách hỗ trợ đảm bảo điều kiện sống cho người dân để họ yên tâm, chăm lo bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

4.4.2. Các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật

- Bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích rừng hiện có, cấm khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật hoang dã trái phép.

- Cho phép người dân được khai thác các lâm sản ngoài gỗ phục vụ đời sống như củi đun, măng, nấm, mật ong, cây thuốc. Tuy nhiên, những việc làm này phải có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm lâm.

- Đề phòng và phòng chống cháy rừng: dựng chòi canh quan sát, làm đường ranh giới để phòng cháy rừng. Cấm đốt rừng để trồng chè ở khu vực gần rừng.

- Giao khoán rừng cho các cộng đồng địa phương, các cơ quan trong khu vực để họ có ý thức bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng.

- Cần có các biện pháp khảo sát, quy hoạch và xây dựng đồng cỏ chăn nuôi ở những vị trí thích hợp để giảm áp lực gia súc (trâu, bò, dê) thả rông vào trong rừng.

- Chính quyền các cấp cần có biện pháp kiên quyết để dẹp bỏ nạn khai thác vàng trái phép tập trung ở 5 xóm là Chuối, Gió, Dứa, Cạn và Soi. Đồng thời nghiêm cấm người dân đào bới đất rừng trái phép để khai thác quặng tại vùng giáp ranh giữa rừng của xã và rừng Quốc gia Tam Tảo cũng là một trong những nguyên nhân không những làm giảm và suy thoái diện tích rừng mà còn gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường sống xung quanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rừng oqr các thảm cây bụi thêm một số loại cây phù hợp với địa hình và điều kiện đất đai của địa phương nhằm nâng cao đời sống như Keo lai, Keo lá tràm vừa có tác dụng phòng hộ và lấy gỗ sử dụng.

4.4.3. Các biện pháp về kỹ thuật

Xác định các loài có giá trị sử dụng, đặc biệt là các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng theo các mức độ khác nhau (theo Sách đỏ Việt Nam, IUCN ). Trên cơ sở đó, có thể lựa chọn biện pháp bảo tồn nguyên vị (bảo tồn

tại chỗ)

Bảo tồn nguyên vị là bảo tồn trong hiện trạng tự nhiên, hoang dại của thảm thực vật. Cách bảo tồn này có hiệu quả rất cao vì các loài vẫn sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên của nó bằng quá trình chọn lọc tự nhiên.

Cách bảo tồn này đã được áp dụng rộng rãi ở xã Ký Phú như các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao đất giao rừng tới từng hộ gia đình trông giữ và bảo vệ, con người hầu như không có tác động lớn vào thảm thực vật (trừ một số biện pháp như phát dây leo, bụi rậm tạo điều kiện về ánh sáng cho cây rừng phát triển. Tuy nhiên, trong cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của thảm thực vật rừng rất chậm, con người không chủ động định hướng được sự phát triển của các loài cây có giá trị kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật xã Ký Phú, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Khu vực xã Ký Phú hiện có 5 trạng thái thảm thực vật là: Trạng thái thảm cỏ; thảm cây bụi; rừng thứ sinh nhân tác; rừng trồng và thảm cây trồng nông nghiệp.

2.Hệ thực vật ở KVNC bước đầu đã thống kê được 216 loài, 170 chi, 75 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Mộc tặc, Dương xỉ, Mộc lan).

- Thành phần dạng sống trong 3 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có 5 dạng sống cơ bản đó là: Cây chồi trên đất (Ph); cây chồi sát đất (Ch); Cây chồi nửa ẩn (He); Cây chồi ẩn (Cr); Cây một năm (Th). Tỷ lệ các nhóm dạng sống có khác nhau nhưng nhóm Ph chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trạng thái rừng thứ sinh 70,49%, tiếp theo là thảm cây bụi 58,33%. Riêng thảm cỏ nhóm dạng sống He chiếm tỷ lệ cao nhất (38,83%).

- Trong KVNC có 207 loài cây có ích, trong đó các loài chủ yếu ở các nhóm: cây làm thuốc, cây lấy gỗ và sợi, cây làm rau ăn, cây lấy tinh dầu, cây ăn quả và cây làm cảnh.

- Trong KVNC có 6 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam (2007), theo IUCN (2007).

3. Các nguy cơ chính gây suy giảm đa dạng sinh học trong KVNC là: Do khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép; do cháy rừng; do gia tăng dân số; do đói nghèo

4. Để bảo tồn và phát triển hệ thực vật và các thảm thực vật, đặc biệt là các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Ký Phú, cần có một hệ thống các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biện pháp về kỹ thuật (bảo tồn nguyên vị ).

ĐỀ NGHỊ

Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu đầy đủ hơn về hệ thực vật trên địa bàn toàn xã Ký Phú nói riêng và toàn bộ khu vành đai rừng Quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ nói chung để có kế hoạch bảo tồn và phát triển cho tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt

1. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hoá học đất tại xã Canh Nậu - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái

Nguyên.

2. Phạm Hồng Ban (1999), “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học

trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, Luận án

Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNN (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Mộng Chân (1994), Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì,

Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.

5. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận án PTS, Hà Nội.

6. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

7. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Văn Con (1992), “Ứng dụng mô hình toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên”, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.

9. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 2.

10. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi trung du một số tỉnh miền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

núi, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

11. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ

sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

12.Lê Ngọc Công (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại tỉnh Thái Nguyên. Đề tài KH và CN cấp Bộ, Mã số B2008- TN04-11.

13. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000), “Động thái thảm thực vật sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An”, Tạp chí Lâm nghiệp, số 7.

14. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng thực vật VQG Yok Don”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5.

16. Trần Đình Đại (2001), “Những dẫn liệu về hệ thực vật Tây bắc Việt Nam (ba tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La)”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật 1996-2000, tr. 45-49, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Đại học Huế (2007), Giáo trình Đa dạng sinh học.

18. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện

Khoa học và Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

19. Phạm Hoàng Hộ (1991-1992), Cây cỏ Việt Nam, quyển I – III.

Montreal, Canada.

20. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vật và thảm thực vật Miền bắc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội I.

22. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 3.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 85)