Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ bưởi năm roi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Trang 28 - 30)

Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu đã đƣợc phát triển thành phƣơng pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ XIX, tinh dầu đƣợc tập trung nghiên cứu và trở thành một phƣơng pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc... Tuy nhiên, những nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật tách chiết, thành phần hóa học của tinh dầu chỉ mới đƣợc quan tâm nhiều vào những năm 90 của thế kỷ XX khi các phƣơng pháp phân tích, đặc biệt là kỹ thuật GC/MS phát triển mạnh đã trở thành một công cụ hiệu lực và không thể thiếu trong các nghiên cứu về tinh dầu.

Các hội nghị quốc tế về tinh dầu đƣợc tổ chức định kỳ hàng năm đã công bố rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng có liên quan đến tinh dầu nhƣ

International Symposium on Essential Oils (lần thứ 25, tại Pháp, năm 1994) hay

International Congress of Essential Oils, Flavour and Fragrances (lần thứ 13, tại Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1995)... Hiện tại, tạp chí “Journal of Essential Oil Research”

cung cấp đầy đủ về mọi khía cạnh trong nghiên cứu tinh dầu thuần túy và ứng dụng, đƣợc phát hành từ năm 1989, đây là một tạp chí có uy tín trong lĩnh vực tinh dầu.

Cho đến nay, trên thế giới tinh dầu từ vỏ quả, lá và hoa của các cây thuộc họ

Citrus là một chất tạo mùi và hƣơng thơm tự nhiên và đƣợc sản xuất hàng nghìn tấn khối mỗi năm. Các nghiên cứu về tinh chất vật lý, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu họ Citrus thu nhận đƣợc bằng các kỹ thuật tách chiết hiện đại đã đƣợc quan tâm nhiều trong những năm gần đây.

- Lin và Rouseff (2001) đã phát hiện rằng có trên 200 hợp chất dễ bay hơi có trong tinh dầu bƣởi thu đƣợc bằng phƣơng pháp ép lạnh, trong đó chỉ có 22 chất là đóng góp chủ yếu tạo nên hƣơng bƣởi. Theo McGorrin (2002) thì nootkaton và 1-p- menthen-8-thiol là 2 cấu tử chính tạo ra hƣơng bƣởi đặc trƣng. Ngoài ra, decanal, acetaldehyde, methyl butyrat, limonen, etyl acetate, etyl butyrat và 2,8-epithio-cis- p-mentan cũng là những cấu tử chính trong tinh dầu bƣởi (Shaw, 1996) [13]

- Napapor Thavanapong thuộc khoa Dƣợc, Đại học Silpakorn, Thái Lan (2006) đã nghiên cứu chiết tinh dầu từ vỏ quả và hoa của giống bƣởi Citrus Maxima

Merr.1 bằng các kỹ thuật ép lạnh, chƣng cất hơi nƣớc dƣới áp suất thấp và chiết bằng CO2 siêu tới hạn (CO2-SFC), sau đó xác định thành phần hóa học bằng phƣơng pháp GC-MS và thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu trên các chủng vi sinh vật khác nhau. Kết quả cho thấy tinh dầu chiết bằng các phƣơng pháp trên đều có chứa limonen, myrcen, -pinen, -pinen, sabinen, linalool,… Ngoài ra, tinh dầu hoa bƣởi C. maxima thu đƣợc bằng kỹ thuật CO2-SFC chứa hàm lƣợng limonen cao hơn nhƣng chứa các hợp chất bị oxy hóa ít hơn trong neroli thƣơng mại dẫn xuất từ bƣởi C. aurantium var. amara. [17]

- Atti-Santos, Serafini, Moyna và cs. (2005) đã nghiên cứu xác định điều kiện tối ƣu cho việc chiết tinh dầu chanh bằng phƣơng pháp chƣng cất hơi nƣớc (HD) và chiết bằng CO2 siêu tới hạn (CO2-SFC). Kết quả cho thấy nếu dùng phƣơng pháp HD thì hiệu suất cao nhất đạt đƣợc (5,45% w/w) khi chƣng cất trong 3 giờ (dùng cả vỏ không xay), còn nếu dùng phƣơng pháp CO2-SFC thì hiệu suất cao nhất là (7,93% w/w) khi chiết ở 60ºC, 90 bar với tốc độ dòng của CO2 là 1mL/phút [12].

- M. M. Ahmad, Salim-ur-rehman, F. M. Anjum, E. E. Bajwa (2006) đã nghiên cứu tinh chất lý học của tinh dầu chiết từ vỏ của các loại Citrus khác nhau trong đó có giống bƣởi Citrus paradisi. Kết quả cho thấy tinh dầu vỏ bƣởi thu đƣợc có chỉ số khúc xạ là 1,472 và cặn còn lại không bay hơi là thấp nhất (3,122%). Khả

1

Citrus Maxima Merr.Là một giống bƣởi đƣợc trồng nhiều ở Trung Quốc, nam Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan

năng hòa tan trong etanol 95% của các loại tinh dầu thu đƣợc khác nhau. Hƣơng thơm của tinh dầu vỏ chanh EurekaMousami dễ chịu nhất và có mùi mạnh nhất, sau đó là của các loại chanh Kinnow, Fewtrell’s early, Malta rồi đến bƣởi Citrus paradisi [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ bưởi năm roi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Trang 28 - 30)