III IV V VI VII V IX X XI
3.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Ba Bể
3.3.1.1. Khách du lịch
Trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh đã có những thay đổi cùng với chính sách mở rộng giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước, do đó số lượng khách du lịch tới Ba Bể vẫn không ngừng gia tăng kể cả khách nội địa, cũng như khách quốc tế. Năm 2005 Ba Bể đón 44.454 lượt khách, năm 2010 con số này đã lên đến 83.388.
0 20000 40000 60000 80000 100000 Năm Lƣợng khách lƣợt khách 7000 10200 15044 18740 22489 23489 25577 29072 44454 55405 60210 59800 50000 83388 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 3.3: Biểu đồ lƣợng khách đến Vƣờn quốc gia Ba Bể
giai đoạn 1997 – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung sự tăng trưởng về lượng khách không đều qua các năm, tăng nhanh từ 1997 - 2002 (hình 3.3) do giai đoạn này cơ sở hạ tầng bắt đầu được hoàn thiện, các tour du lịch tới VQG Ba Bể đã được tổ chức, bắt đầu có các tài liệu hướng dẫn, quảng bá cho du lịch của khu vực được nhiều nơi biết đến. Từ 2001 đến 2004, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của bệnh SARS. Lượng khách giảm mạnh trong năm 2009, nguyên nhân là năm bùng phát mạnh của dịch H5N1. Sang năm 2010 lượng khách lại tăng trở lại (60%). Sự tăng về lượng khách cho thấy nhu cầu du lịch ngày càng cao, là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, nhưng theo đó các nhu cầu về dịch vụ du lịch cũng như sức ép lên môi trường khu vực VQG ngày càng lớn. [Phụ lục 7]
Trong tổng số khách đến VQG Ba Bể, lượng khách quốc tế đến đây còn hạn chế và có xu hướng giảm dần thị phần so với khách nội địa, năm 2005 chiếm 7,53% tổng số khách và đến năm 2010 giảm xuống còn 6,11%.
Bảng 3.13: Cơ cấu khách du lịch đến Vườn quốc gia Ba Bể giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị: Lượt khách Địa bàn 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số khách 44.454 55.405 60.210 59.800 50.000 83.388 - Khách quốc tế 7,53% 7,43% 7,07% 6,10% 4,76% 6,11% - Khách nội địa 92,47% 92,47% 92,93% 93,9% 95,24% 93,89% Nguồn:Phụ lục 7
Khách quốc tế đến đây chủ yếu là khách du lịch đi theo tour, với mục đích tham quan vãn cảnh thiên nhiên trên sơng và lịng hồ, leo núi, thăm một số động vật quý hiếm, du lịch nghiên cứu và du lịch văn hóa tìm hiểu nếp sống bản địa của một số bản làng dân tộc thiểu số.
Theo số liệu của Sở Thương mại - Du lịch Bắc Kạn, lượng khách quốc tế đến khu du lịch Ba Bể chiếm hầu hết số khách quốc tế của toàn tỉnh (năm 2010 chiếm 95,6%), với tốc độ tăng trung bình hàng năm 20% (Hình 3.4). [Phụ lục 7]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33503350 4118 5148 4258 5963 3652 5145 2380 3804 50985334 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Lƣợt khách 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Khu du lịch Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh khách quốc tế đến Vƣờn quốc gia Ba Bể và tỉnh Bắc Kạn
Nguồn:Phụ lục 7
Khách quốc tế đến đây chủ yếu là người Pháp, Lào, Trung Quốc, Nhật. Ngồi ra cịn có các khách đến từ Đức, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Singapore, Malaysia... Số lượng khách nội địa đến VQG Ba Bể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách du lịch đến tỉnh Bắc Kạn. Năm 2005 VQG Ba Bể đón 41.104 lượt khách nội địa, chiếm 74,8% tổng lượt khách, năm 2010 đón 78.290 lượt khách nội địa, chiếm 53,8% tổng lượt khách. So với khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch nội địa đạt mức cao hơn (trung bình 59,2%/năm).
Bảng 3.14: So sánh khách nội địa đến Vườn quốc gia Ba Bể với tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2005 - 2010. Đơn vị: Lượt khách Địa bàn 2005 2006 2007 2008 2009 2010 VQG Ba Bể 41.104 51.287 55.952 56.148 47.620 78.290 Tỉnh Bắc Kạn 54.948 69.232 94.342 114.225 87.794 145.480 Tỷ lệ so với cả tỉnh 74,8% 74,1% 59,3% 49,2% 54,2% 53,8% Nguồn:Phụ lục 7
Về thị trường khách du lịch, theo kết quả khảo sát cho thấy:
- Đa phần khách đến đây cho mục đích nghỉ ngơi, giải trí. Trong 100 người có 70 người đến Ba Bể để nghỉ ngơi, giải trí. Số người đến cho mục đích tham quan, tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 7%. Một số người đến đây kết hợp với công tác, chiếm 8% tổng số người được hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15% 8% 7% 70% Mục đích khác Nghỉ dƣỡng
Tìm hiểu phong tục tập qn, văn hóa các dân tộc
Ngắm cảnh thăm thú thiên nhiên
Hình 3.5: Biểu đồ biểu thị mục đích chuyến du lịch
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý
- Độ tuổi của khách du lịch cũng phân hoá khá đa dạng nhưng chủ yếu du khách có độ tuổi trong khoảng 20 - 59, chiếm 78% số người được hỏi, bao gồm các công nhân viên chức, các thương nhân và các nhà khoa học. Người có độ tuổi dưới 20 phần lớn là học sinh các trường thông qua các chuyến đi thực tế, dã ngoại cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (21%). Nhóm người có độ tuổi từ 60 trở lên đa phần là các lão thành cách mạng đến đây theo hình thức du lịch hướng về cội nguồn, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của các khu căn cứ địa cách mạng.
Bảng 3.15: Thông tin chung về du khách
Tỷ lệ% Giới tính Nam 56 Nữ 44 Độ tuổi <20 21 20 – 59 78 >60 11 Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý
- Hầu hết các khách đi du lịch đều đi theo tour, kết hợp với việc tham quan các nơi khác. Một số khác đi bằng các phương tiện công công, chỉ một phần rất nhỏ khách đi bằng xe máy (12%) là những khách trong tỉnh và giới trẻ là chủ yếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15% 67% 18% <100 100 - 500 >500 Bảng 3.16: Thơng tin về hình thức tổ chức du lịch Tỷ lệ% Hình thức tổ chức
Khách đi theo tour 67
Khách phụ thuộc vào phương tiện công cộng 21
Khách đi bằng xe máy 12
Kết hợp thăm Ba Bể với
các nơi khác Có 73
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý
- Tuỳ thuộc vào lứa tuổi và tài chính của từng người mà mức chi tiêu của khách cũng khác nhau, giao động rất lớn. Trong đó, số lượng khách có mức chi tiêu trong khoảng 100 - 500 chiếm tỷ lệ lớn (67%). Khách có mức chi tiêu dưới 100 ngàn đồng/ngày, chiếm tới 15%. Điều này chứng tỏ các loại hình dịch vụ du lịch ở đây cịn nghèo nàn, chưa khuyến khích được chi tiêu của khách.
Hình 3.6: Biểu đồ biểu hiện mức chi tiêu của du khách
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý
Đa phần khách du lịch là học sinh, sinh viên và cán bộ cơng chức. Mục đích của họ là tham quan, học tập và nghỉ ngơi, giải trí. Vì vậy, nên định hướng tổ chức các khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu của du khách. Mặt khác, lượng khách này thường lớn và có mục đích, nhu cầu cụ thể, vì thế khu du lịch nên có thơng tin để phục vụ kịp thời, thực hiện tốt khâu quản lý.
Riêng khách du lịch quốc tế thường đi theo tua, kết hợp thăm Ba Bể với các điểm du lịch ở địa phương khác. Chuyến du lịch của họ thường do các tổ chức du lịch sắp xếp. Họ thích thăm quan và khám phá thiên nhiên, các tập tục sinh sống của các dân tộc, đây chính là một lợi thế trong tổ chức các loại hình DLST, du lịch mạo hiểm và du lịch văn hoá cho VQG Ba Bể. Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cũng lớn hơn khách nội địa rất nhiều. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích nhu cầu chi tiêu của họ, tăng doanh thu du lịch, cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, khâu DVDL; làm tốt công tác quản lý; kết hợp phát triển du lịch với công tác bảo tồn và BVMT sinh thái. Đồng thời, có sự kết hợp với các địa phương khác đặc biệt là các tỉnh của Đông Bắc Việt Nam) tổ chức các tour du lịch dài ngày.
Tóm lại, nguồn khách, thành phần khách du lịch tại VQG Ba Bể rất đa dạng,
với mục đích khác nhau, số lượng khác nhau, ... Dựa vào số liệu thống kê có thể định hướng xây dựng, tổ chức không gian và thiết kế hoạt động du lịch cho phù hợp với nhu cầu của khách cũng như cân đối với khả năng cung ứng của Vườn.
3.3.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
a. Dịch vụ đón khách
Cơ sở dịch vụ đón khách tại VQG Ba Bể là khu trung tâm Vườn. Đây cũng là nơi làm việc của ban quản lý Vườn nên rất thuận lợi khi du khách có nhu cầu trao đổi. Trung tâm này có nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn khách du lịch làm thủ tục tham quan, đặt phòng, phổ biến các nội quy cần thiết và các thơng tin có liên quan.
Phòng trưng bày của trung tâm này được sử dụng để giới thiệu khái quát tài nguyên thiên nhiên đa dạng của VQG Ba Bể, cũng như hoạt động DLST và GDMT đã và đang được thực hiện.
Thời gian mở cửa của trung tâm từ 7h00' đến 17h00' vào mùa hè và từ 7h00' đến 16h30' vào mùa đơng. Nếu du khách đến ngồi giờ có thể liên hệ trước để được đón tiếp. Nhân viên của trung tâm trực 24/24 giờ nên có thể cung cấp thông tin về cơ sở vật chất, các hoạt động và giá cả dịch vụ vào bất cứ thời gian nào.
Ngồi ra, cịn có một hội trường ở khu vực hành chính để phục vụ nhu cầu hội nghị, hội họp của ban quản lý Vườn và các đoàn khách tham quan.
Hiện nay trung tâm DLST có 21 cán bộ công nhân viên làm việc trong các bộ phận: Lễ tân, hướng dẫn, nhà nghỉ, nhà ăn, căng tin và quản lý bến xuồng, lương tối thiểu là 540.000 VND. Trong đó, trình độ đại học là 06 người, trung cấp là 07 người, sơ cấp về nghiệp vụ du lịch có 08 người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.7: Mơ hình tổ chức về mảng du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Ba Bể
Nguồn:Phụ lục 8
b. Giao thông
- Giao thông đường bộ: Theo điều tra, khảo sát việc đi lại của du khách tới Vườn khá thuận tiện. Hiện nay đã có 1 tuyến xe khách từ Thái nguyên lên thẳng trung tâm Vườn và 2 chuyến xe từ TX Bắc Kạn lên Quảng Khê. Khách du lịch đi theo đồn thì thuận lợi hơn, họ có thể thuê xe đi lên thẳng Vườn.
Hiện nay đường tỉnh lộ 258 từ Phủ Thông đến bến thuyền và đường tỉnh lộ 254 từ bờ Bắc hồ Ba Bể đến TT Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn đang được sửa chữa, nâng cấp. Đường thông từ khu du lịch Ba Bể - Nà Pạc đến Na Hang - Tuyên Quang đang được làm. Điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động du lịch của Vườn.
- Giao thông đường thủy: Hiện nay khu du lịch VQG Ba Bể cịn có một đội thuyền (88 chiếc), trong đó bao gồm cả thuyền chạy bằng máy và thuyền nan chèo bằng tay. Ngồi ra, cịn nhiều thuyền gỗ (thuyền độc mộc). Phần lớn các thuyền nan
Ban quản lý VQG Ba Bể
Trung tâm DLST & GDMT
Kế toán - Thủ quỹ Bộ phận hướng dẫn Giáo dục môi trường Bộ phận khách sạn Lễ tân (04 người) Nhà hàng (12 người) Nhà buồng (04 người) Hướng dẫn (04 người) Giáo dục mơi trường (02 người)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và thuyền độc mộc là phương tiện đi lại của người dân quanh hồ, nhưng nếu du khách có nhu cầu đi du lịch bằng loại thuyền này thì họ vẫn có thể cho thuê (nếu khách du lịch tự chèo) hoặc chở thuê. Khách du lịch là người nước ngồi, đi theo nhóm nhỏ và thời gian lưu trú lâu hơn nên họ rất được đi du lịch bằng thuyền chèo tay [33].
c. Cơ sở lưu trú
- Nhà khách VQG: Nhà khách VQG được xây dựng năm 1996 và hồn thiện năm 1997. Phịng loại 1 ở khu sinh thái gồm 17 phòng (500.000 VND/phòng), phòng loại 2 ở khu A2 gồm 24 phòng (400.000VND/phòng) và phịng loại 3 ở khu A1 có 14 phịng (300.000 VND/phòng). Thời gian nhận và trả phòng từ 12h đến 12h hôm sau. Phần lớn các phịng đều có tiện nghi tương đối đầy đủ. Trong phịng đã có ti vi; tủ để đồ đạc; quần áo; phịng vệ sinh khép kín, sạch sẽ; Lượng khách nghỉ lại VQG chiếm 70% tổng lượng khách. Theo báo cáo của các nhân viên, hiệu suất sử dụng nhà khách trung tâm Vườn cao, đạt 70% nhưng hiệu suất phịng 100% chỉ khoảng 30 ngày/năm.
Ngồi nhà khách VQG và nhà khách ở TT Chợ Rã, khách du lịch còn lưu trú ở một số bản dân tộc thiểu số. Phần lớn loại khách này là những người thích tìm hiểu phong tục, tập qn, sinh hoạt và văn hoá của các dân tộc. Họ thường lưu lại đây một đêm. Đây là cơ hội cho việc xây dựng nhà nghỉ và các loại hình DVDL ở đây: cho thuê xuồng, thuyền, xe đạp, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Nhà khách dân tộc phân bố chủ yếu ở các bản xung quanh hồ Ba Bể, hiện nay có 18 nhà nghỉ của dân. Phần lớn các nhà nghỉ ven hồ là các nhà sàn, có ít buồng (các buồng được ngăn cách với nhau bằng một tấm vải hoặc một vách nứa) nhưng rộng, khơng gian thống đãng, khá sạch sẽ, khách du lịch người nước ngoài rất thích nghỉ ở đây. Mặt khác giá cả ở đây rất rẻ (60.000VND/Người), người dân rất thân thiện và độ an toàn cho du khách tương đối cao.
Pắc Ngòi là một địa điểm khá nổi tiếng, bên cạnh đó có những nhà nghỉ có điều kiện, tiện nghi vào loại tốt so với các nhà nghỉ dân tộc khác nên có nhiều khách du lịch viếng thăm. Từ 1995 đến nay, mỗi năm có khoảng 400 - 500 khách đến thăm bản, trong đó khách du lịch nước ngồi chiếm 40%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở Pó Lù có 2 nhà khách kiểu nhà sàn của 2 chủ thuyền với sức chứa trên 40 người. Phần lớn cho các nhóm học sinh, sinh viên thuê và một số khách người nước ngoài do ban quản lý VQG giới thiệu.
Ngoài các nhà nghỉ này, một số khách nước ngoài đi dã ngoại thường lưu trú bản người Mông cách xa hồ.
Các nhà nghỉ, ngồi cung cấp chỗ nghỉ cịn có thể phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Nếu có nhu cầu, thay vì ăn đồ khơ, đồ hộp hoặc phải đi ăn ở xa, khách du lịch có thể ăn uống tại nhà nhưng phải đặt trước với chủ nhà. Đây là một hình thức lơi kéo người dân tham gia vào các hoạt động du lịch, góp phần tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, phần lớn chủ các nhà nghỉ dân tộc đều là người dân địa phương, hầu hết chưa được đào tạo nghiệp vụ phục vụ. Mặt khác, do điều kiện kinh tế thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phục vụ. Vì vậy, để khuyến khích, lơi kéo và tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch, VQG Ba Bể cán phối hợp với các ban ngành và với các địa phương tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kinh doanh du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Nhà khách ngoài TT Chợ Rã
Ngoài nhà khách ở trung tâm Vườn và các bản dân tộc, cịn có 3 nhà nghỉ ngoài TT Chợ Rã với tổng số 30 phịng: Khách sạn Phia Biooc do Cơng ty Du lịch