Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể

Một phần của tài liệu 26879 (Trang 93 - 100)

III IV V VI VII V IX X XI

2. Du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm:

3.5.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể

Các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hướng hoạt động du lịch hiện còn nhiều bất cập trong hoạt động DLST – một loại hình du lịch phù hợp, đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được các mục tiêu của một VQG. Các giải pháp liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều cấp, ngành chức năng khác nhau. Bởi vậy, chúng vừa mang tính chất vĩ mô, lại vừa cụ thể.

3.5.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác, đầu tư

- Tạo môi trường thuận lợi với những cơ chế có tính khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển DLST. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường dài và và khả năng rủi ro cao. Các dự án hoặc đầu tư nên ở quy mơ nhỏ và vừa, mang tính địa phương, phù hợp với tính chất của DLST là sử dụng tiềm năng địa phương và hỗ trợ lại địa phương.

- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành DLST một cách có hiệu quả. Đặc biệt, có thể tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức như IUCN, Hội VQG Nhật Bản, Sở Du lịch v.v. Ra các văn bản xác định rõ về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc triển khai hoạt động DLST tại VQG Ba Bể.

3.5.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý

a. Giải pháp tổng thể về tổ chức và quản lý du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia Ba Bể - Xây dựng và đề xuất hệ thống các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách đồng bộ và hợp lý giữa hoạt động DLST và các ngành kinh tế khác tại địa phương nhằm khai thác tiềm năng nhưng đồng thời sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.

- Việc quản lý, giám sát hoạt động DLST theo quy hoạch nhằm đảm bảo rằng các hoạt động đó khơng vi phạm các ngun tắc và không đi quá giới hạn cho phép. Vì vậy, việc phối hợp quản lý, giám sát DLST trong q trình phát triển cần có sự thống nhất theo quy hoạch và luôn kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và có hiệu quả.

- Tăng cường khả năng của đội ngũ quản lý trên cơ sở nâng cao chất lượng và số lượng của hệ thống cán bộ trong VQG Ba Bể. Tiến hành các khóa đào tạo về quản lý và chuyên ngành nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch trên địa bàn, đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó cần tuyển dụng thêm các nhân viên có khả năng và tiến hành phân cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều hơn trong lĩnh vực quản lý, để cán bộ quản lý chủ động trong việc điều hành hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo quỹ bảo tồn cho VQG.

- Phối hợp với các công ty lữ hành, đặc biệt các công ty tại Hà Nội và các tỉnh có du lịch phát triển.

- Xây dựng và chuẩn hóa các bản thuyết minh, hướng dẫn các điểm du lịch trong khu vực để thuận lợi cho khách du lịch trong quá trình tham quan, tìm hiểu.

- Ban hành quy chế quản lý tại các điểm du lịch, tuyến du lịch đã được quy hoạch rõ trong khu vực cùng với việc quản lý khách bằng sức chứa du lịch.

b. Giải pháp chi tiết về tổ chức quản lý các dịch vụ du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia Ba Bể

- Đối với các hoạt động vui chơi giải trí, thăm quan và phục vụ ăn uống giải khát trong lòng hồ.

+ Hạn chế tiến đến chấm dứt tiếng ồn từ các động cơ trang bị trên tàu thuyền thay bằng các loại thuyền trang bị buồm và chèo tay... Bên cạnh đó, với việc thay thế này cịn làm giảm nguy cơ ơ nhiễm nguồn nước, an tồn với mơi trường, giảm chi phí cho xăng dầu. Mặt khác cũng tạo hứng thú cho khách du lịch khi thăm quan bằng loại thuyền này.

+ Chỉ cho tổ chức các dịch vụ ăn uống giải trí kề hồ khi có những phương án và phương tiện đảm bảo đủ tiêu chuẩn không gây tiếng ồn, không phá huỷ mơi trường và an tồn tối đa. Các thùng, túi đựng chất thải được trang bị rộng rãi trên đất dưới thuyền.

+ Tổ chức đội quan sát, cấp cứu được trang bị các phương tiện cần thiết đảm bảo an tồn cho khách du lịch và khuyến khích khách du lịch mua bảo hiểm du lịch.

+ Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động DLST trong lịng hồ gắn liền với các hình thức xử lý nghiêm minh.

- Đối với các hoạt động tổ chức tham quan và du lịch theo loại hình DLST. + Các tour, tuyến du lịch tham quan và DLST phải được tổ chức chu đáo, cơng tác an tồn và bảo hiểm du lịch phải được coi trọng hàng đầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công tác bảo tồn các HST không chỉ đặt ra trong nội dung và quy chế thuần tuý mà phải được trang bị bằng ý thức của người tổ chức, hướng dẫn du lịch và cả khách du lịch.

+ Việc tổ chức các khu lưu trú phải hết sức lưu ý và quan tâm đến hai đối tượng thị hiếu tiêu dùng khác nhau:

 Với đối tượng khách du lịch quốc tế, đặc biệt là theo loại hình DLST họ rất thích sống tại các làng, bản du lịch để được sống và hoà nhập với sinh hoạt của người bản địa, họ được giáo dục và không cầu kỳ với điều kiện lưu trú.

 Với đối tượng khách du lịch trong nước kể cả đối tượng nghỉ ngơi thuần tuý hay DLST ngược lại họ lại có thị hiếu khác hẳn, muốn ở những khu tương đối yên tĩnh và tiện nghi hơn nhà ở của chính mình.

3.5.3.3. Các giải pháp cộng đồng

Các phương án phát triển đề ra cùng với các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát

triển DLST nói riêng cũng như phát triển KT - XH nói chung phải đảm bảo được các mối quan tâm và chia sẻ lợi ích của cộng đồng,có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển được lâu dài. Tối ưu hóa lợi nhuận cho cộng đồng địa phương để đảm bảo cho dân địa phương thu được lợi nhuận từ ngành du lịch dù họ tham gia trực tiếp hay là gián tiếp, một số biện pháp sau có thể nghiên cứu áp dụng phù hợp:

- Thuê dân địa phương tham gia làm các nghề dịch vụ liên quan đến DLST, ví dụ như các nghề trong cơ sở lưu trú, nhà hàng, hướng dẫn viên hoặc các hoạt động như xây dựng, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, bán lẻ.

- Khuyến khích sử dụng các sản phẩm do địa phương sản xuất và thúc đẩy các nghề thủ công của địa phương phát triển.

- Một phần của lệ phí thu từ khách du lịch khi họ vào tham quan các điểm du lịch được chia sẻ cho dân địa phương để khuyến khích phát triển các nghề phụ như trồng cây phục vụ cho cung cấp gỗ, trồng cây hoa màu,...

- Các lệ phí thu được từ hoạt động DLST có thể dùng cho sự phát triển cộng đồng như xây dựng trường học, cơ sở y tế, hệ thống điện, nước cũng là một hình thức bù đắp cho dân địa phương [2, 40].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.5.3.4. Giải pháp về thị trường

a. Thị trường khách du lịch

- Tiếp thị thông qua việc phát hành ấn phẩm, sách, đĩa CD hướng dẫn du lịch của VQG. Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài, báo, Internet…kết hợp với các tổ chức, trường học, các công ty du lịch trong nước và nước ngoài trong việc quảng bá DLST VQG Ba Bể

- Kết hợp với các điểm du lịch lân cận trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng… trong việc quảng cáo, tiếp thị du lịch. Cần có sự hỗ trợ quảng bá thơng tin du lịch trong chính sách phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn

- Tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị trong nước và quốc tế về du lịch là việc làm hết sức cần thiết.

- Hợp tác với các cơ quan cung ứng khách du lịch trong và ngồi nước như Hà Nội, Móng Cái, Lạng Sơn...nhằm quảng bá hình ảnh, hình thành tour du lịch liên vùng trong đó có VQG Ba Bể là một điểm du lịch.

- Tiến hành hoạt động thu thập ý kiến nhân dân, khách du lịch có định kỳ để nắm bắt sở thích của khách, tạo sản phẩm du lịch mang chất lượng cao, cách phục vụ tốt hơn.

b. Thị trường hàng hóa

- Đa dạng hóa các mặt hàng để thu hút du khách.

- Thực thi nghiêm khắc các quy định về buôn bán, tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh.

3.5.3.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

- Đầu tư, nâng cấp các tuyến đường mòn để tuần tra, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như kết hợp DLST, cứu hộ kịp thời đối với các du khách tham quan, đi bộ trong rừng, tìm hiểu thiên nhiên.

- Trên các tuyến đường vào Vườn cần trồng thêm nhiều cây xanh vượt tán ven đường với khoảng cách lớn để vừa đảm bảo an tồn về tầm nhìn giao thông và mang đến cho du khách cảm giác mát mẻ khi vừa bước chân tới đây, lại có thể chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ của rừng núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc khai thác mở rộng các điểm, tuyến tham quan cho du khách nhằm phân tán bớt sự tập trung của khách tại một số điểm, tuyến hạn chế các tác động tiêu cực vào môi trường. Đồng thời, việc mở rộng này còn tạo cơ hội thu hút khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách. Vì vậy, yêu cầu cải thiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất dịch vụ du lịch là không thể thiếu. Tuy nhiên, việc tăng cường các cơ sở này cần được tính tốn kỹ lưỡng, quy hoạch thận trọng, tơn trọng các nguyên tắc của DLST, nếu không sẽ dễ dàng mắc sai lầm, đi ngược với mục tiêu của bảo tồn.

3.5.3.5. Giải pháp vốn đầu tư

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khơng phân biệt trong hay ngồi nước, thành phần kinh tế, ngành nghề khác nhau trực tiếp hoặc tham gia vào đầu tư, khai thác, kinh doanh DLST VQG Ba Bể. Nhà nước đứng ra đầu tư các hạng mục mới như nhà điều hành, khu trung tâm, các hạng mục bưu điện, ngân hàng, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện...Tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư mạnh xây dựng các khu vui chơi giải trí.

- Soạn thảo ban hành các quy chế, cơ chế phát triển DLST của địa phương dựa trên pháp luật của nhà nước, tình hình thực tế của địa phương, có sức thuyết phục để thu hút nhiều nguồn vốn của các nhà đầu tư các thành phần kinh tế nhằm phát triển DLST theo quy hoạch.

- Các nguồn vốn chính cần huy động bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách địa phương, tỉnh, trung ương, ngành du lịch thông qua các chương trình hành động quốc gia về du lịch. Khuyến khích, ưu tiên đặc biệt các cư dân địa phương nếu có khả năng về vốn, cơng nghệ, kỹ thuật.

3.5.3.6. Giải pháp về giáo dục môi trường

- Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục cán bộ cũng như người dân sống trong Vườn để nâng cao nhận thức về môi trường và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường . Huấn luyện những người trực tiếp tham gia vào các kế hoạch ứng phó khẩn cấp để nâng cao kỹ năng thực thi công việc khi có sự cố xảy ra (Cháy rừng…) Việc nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề này khơng những góp phần bảo vệ giá trị ĐDSH của Vườn mà cịn chính là bảo vệ tài nguyên để phục vụ phát triển DLST.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Với du khách thì trước khi vào Vườn cần có nhân viên hướng dẫn du khách phải đi qua phòng giới thiệu về VQG, tại đây du khách được giới thiệu về các điểm, tuyến tham quan cũng như các loại hình DLST mà du khách có thể tham gia, bên cạnh đó chú ý du khách nội quy về BVMT cũng như bảo vệ các giá trị được bảo tồn.

3.5.3.7. Giải pháp bảo tồn các giá trị về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường

- Hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực đối với HST của Vườn. - Tăng cường hệ thống thùng rác ở trên các tuyến đường mòn sinh thái ở những khoảng cách phù hợp và các thùng rác ở khu vực ven bờ hồ vì đây là nơi du khách hay cắm trại, tổ chức picnic và mang theo đồ ăn uống nên không tránh khỏi khả năng gây ô nhiễm đất, nước hồ.

- Xây dựng nhiều hơn các bảng hướng dẫn, quy định để du khách luôn đề cao ý thức BVMT và các giá trị văn hóa, thẩm mỹ.

- Cần thay thế và nâng cấp hệ thống thuyền máy để hạn chế tiếng ồn và hiện tượng ô nhiễm dầu đối với nguồn nước hồ.

3.5.3.8. Giải pháp chống bồi lắng lòng hồ Ba Bể

- Khơi phục thảm thực vật, tăng diện tích che phủ của rừng thông qua việc trồng cây gây rừng và tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ giá trị ĐDSH của Vườn.

- Xây dựng các cơng trình thuỷ lợi chống bồi lắng như kè chắn đất, đập dâng... - Nâng cấp cơ sở hạ tầng như nâng cấp đường, xây dựng cầu treo, hỗ trợ tái định cư cho người dân....

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản trên ba lưu vực thượng lưu được xác định gây bồi lắng cho hồ Ba Bể là suối Chợ Lèng, suối Nam Cường và suối Tà Han

Các giải pháp trên cần thực hiện kết hợp với nhau sẽ hạn chế được lượng bùn đất, cát chảy vào lòng hồ gây bồi lắng lòng hồ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu 26879 (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)