Quan điểm và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu 26879 (Trang 87 - 89)

III IV V VI VII V IX X XI

3.5.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

3.5.1.1. Quan điểm

Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ DLST VQG Ba Bể phải phù hợp với chiến lược phát triển du lịch và định hướng phát triển KT - XH của tỉnh, vùng và quốc gia.

Tổ chức không gian DLST của VQG Ba Bể phải khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh đặc thù của tài nguyên DLST dựa trên quan điểm phát triển bền vững, BVMT và ĐDSH của Vườn.

Tổ chức không gian DLST của VQG Ba Bể phải được xem xét trên quan điểm cung – cầu để khai thác các sản phẩm DLST phù hợp với nhu cầu của thị trường khách. Tránh đầu tư lãng phí vào các sản phẩm du lịch đã lạc hậu.

Định hướng phát triển khơng gian DLST phải chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử của khu vực.

3.5.1.2. Mục tiêu phát triển

Phát triển DLST là một hướng đi chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh…Việc phát triển DLST ở VQG Ba Bể cũng khơng nằm ngồi chủ trương này của Đảng, Nhà nước với các mục tiêu cụ thể sau:

- Về kinh tế: Phát triển vùng DLST VQG Ba Bể nhằm khai thác có hiệu quả

các tiềm năng to lớn về cảnh quan, HST và con người để nhanh chóng phát triển ngành kinh tế du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của ngành du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh Bắc Kạn, sao cho DLST trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, nâng cao đời sống người dân, mang lại cơ hội việc làm, giảm sự phụ thuộc vào khai thác tự nhiên góp phần ổn định đời sống nhân dân trong vùng.

- Về văn hóa xã hội: phát triển DLST phải gắn với việc giữ gìn và phát huy

bản sắc dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút du khách chính là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy phát triển DLST phải mang được nội dung khuyến khích bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, phong tục tập quán làng bản vùng cao nói chung và Ba Bể nói riêng. Đẩy mạnh du lịch nhất là du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi thông tin, văn hóa, tạo những tư duy mới trong đời sống sản xuất, đáp ứng nhiệm vụ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa về mặt xã hội.

- Về BVMT: quy hoạch DLST phải gắn với BVMT sinh thái bền vững, từ đó

đặt ra các cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên khơng bị xâm hại mà cịn được bảo trì nâng cấp giá trị về cả tự nhiên và nhân văn. Đặc biệt là đối với các loài động, thực vật, các danh thắng quan trọng, các di tích lịch sử văn hóa địa phương.

- Về an ninh chính trị và an toàn xã hội: phát triển DLST phải luôn hướng tới

phương châm bảo đảm an ninh chính trị và an tồn xã hội, quan điểm này được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý DLST, trong thiết kế không gian DLST, trong phân tích đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị quảng bá du lịch. Phát triển DLST ở VQG Ba Bể góp phần nâng cao vị thế của Ba Bể với bạn bè trong nước và nước ngoài, làm cho bạn bè hiểu hơn về tự nhiên văn hóa Việt Nam nói chung, của địa phương và VQG Ba Bể nói riêng.

Phát triển DLST phải có sự liên hợp, có nhận thức đúng đắn trong tất cả các cấp, các ngành từ đó có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển DLST trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, ngành, mỗi người dân VQG Ba Bể. Có như vậy mới đạt được sự phát triển đồng bộ thúc đẩy được ngành du lịch của VQG Ba Bể và của tỉnh Bắc Kạn phát triển, đạt được những mục tiêu đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu 26879 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)