III IV V VI VII V IX X XI
2. Du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Qua các kết quả điều tra, thu thập và phân tích thơng tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên, điều kiện KT - XH và tài nguyên du lịch nhân văn tại VQG Ba Bể cho thấy:
1. Là khu vực có diện tích rừng tự nhiên cịn rất lớn, có tỷ lệ che phủ cao (trên 90% diện tích), có đa dạng loài cao và lưu giữ nhiều vốn gen quý. Đây là nơi lưu giữ nhiều loài động thực vật có ý nghĩa khơng những của quốc gia mà cịn có ý nghĩa đối với khu vực và toàn cầu. Về thực vật đã thống kê được 660 loài thực vật bậc cao thuộc 426 chi, 126 họ. Trong đó, có 26 lồi có nguy cơ bị đe dọa được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Về động vật đã thống kê được 522 lồi động vật có xương sống bao gồm: 90 loài thú, 276 loài chim, 45 lồi bị sát, 24 lồi lưỡng cư và 87 lồi cá. Trong đó, có 69 lồi ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 28 lồi ghi trong Sách đỏ có nguy cơ bị đe dọa của IUCN. Ngoài ra theo khảo sát bước đầu phát hiện được 355 lồi bướm trong đó có 20 loài mới của Việt Nam.
2. VQG Ba Bể có tiềm năng du lịch tự nhiên rất lớn. Là một hồ nước ngọt được hình thành trên địa hình Karst nên có nhiều hang động Karst và sơng ngầm với phong cảnh thiên nhiên làm say lịng du khách. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho du lịch bốn mùa. Bên cạnh đó, VQG Ba Bể cịn có tiềm năng du lịch nhân văn vô cùng phong phú với kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số, từ lễ hội Ba Bể đến các buổi chợ phiên, các câu chuyện thần thoại, các điệu hát, nhạc cụ dân tộc... đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
3. VQG Ba Bể nằm cách xa trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, của tỉnh, lại là một tỉnh miền núi nên điều kiện về KT - XH, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông, điện, nước chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển DLST.
4. Nhìn chung lượng khách đến Ba Bể khơng đều qua các năm, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh (SARS, H5N1,...) nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt trung bình 20%/năm. Lượng khách quốc tế đến Ba Bể chiếm hầu hết lượng khách quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đến tỉnh Bắc Kạn (trên 90%). Khách du lịch có mục đích, độ tuổi, hình thức tổ chức và mức độ chi tiêu là khác nhau. Do đó cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch để có thể đáp ứng được yêu cầu của du khách.
5. Mặc dù có tiềm năng lớn, độ hấp dẫn cao, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm....tuy nhiên du lịch Vườn vẫn chưa khai thác triệt để được nguồn tài nguyên của mình để phục vụ du lịch do cơ sở phục vụ du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là dịch vụ ăn uống và các mặt hàng địa phương rất nghèo nàn... Bên cạnh đó, đội ngũ làm du lịch hiện tại cịn thiếu về ngoại ngữ cũng như chun mơn.
6. Mang trong mình những nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, những nguồn thông tin về nơi đây đến với khách du lịch là chưa nhiều. Do đó cần có những biện pháp quảng bá nhằm thu hút sự chú ý của các nguồn khách trên phương tiện thông tin đại chúng cùng với việc kết hợp với các điểm du lịch khác ATK (Định Hóa), Pắc Bó (Cao Bằng)... tạo tuyến du lịch có chất lượng cao, sức hấp dẫn lớn.
7. Mặc dù hoạt động phát triển DLST Vườn có một số ảnh hưởng nhất định đến công tác bảo tồn cũng như chất lượng mơi trường khu vực: Ơ nhiễm dầu, ô nhiễm tiếng ồn... nhưng cũng đã bắt đầu mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương như: tạo việc làm, mở rộng giao lưu, tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng cho khu vực... Bởi vậy, phải luôn tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn vào hoạt động DLST. Mặt khác hạn chế tác động tiêu cực bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về mơi trường, về giữ gìn bản sắc dân tộc. Cần có những biện pháp nâng cao trình độ văn hóa cho cộng đồng, giúp người dân ngày càng hòa nhập với sự phát triển KT - XH của đất nước. Để VQG Ba Bể trở thành điểm du lịch sáng giá trên bản đồ du lịch Việt Nam trong tương lai không xa.
8. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách quốc gia về DLST, chính sách phát triển KT - XH của tỉnh, đồng thời sau khi nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển DLST tại VQG Ba Bể . Định hướng và một số giải pháp luận văn đưa ra nhằm vào việc khai thác hợp lý lãnh thổ cho phát triển DLST. Đó là việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sử dụng hợp lý tài nguyên DLST, BVMT, bảo vệ ĐDSH…đặc biệt là định hướng phát triển DLST với sự tham gia của cộng đồng địa phương
9. Từ những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại chưa khắc phục, việc định hướng phát triển DLST khu vực VQG Ba Bể cần có những bước nghiên cứu tiếp theo nhằm góp phần xác lập cơ sở đầy đủ cho việc hồn chỉnh cơng tác quy hoạch phát triển DLST VQG Ba Bể và tỉnh Bắc Kạn.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài xin có một số kiến nghị như sau:
- Các cấp chính quyền, tỉnh, huyện và địa phương cần tạo điều kiện hơn nữa, có các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút vốn của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển DLST VQG Ba Bể cũng là sự phát triển chung về KT - XH, văn minh khu vực. - Cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng khu vực đặc biệt là về hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, nước để phục vụ phát triển DLST. Bên cạnh đó cần thay thế và nâng cấp hệ thống thuyền máy, tăng cường số lượng thùng rác ở trên các tuyến đường mòn sinh thái và khu vực bãi cỏ ven bờ hồ.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại VQG Ba Bể.
- Có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ kiểm lâm về kinh tế, cơ sở vật chất và phương tiện để họ yên tâm làm việc trong môi trường hết sức nguy hiểm, để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của Vườn.
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch để có thể đáp ứng được các yêu cầu của du khách.
- Tăng cường đào tạo cán bộ và người dân trong lĩnh vực GDMT nhằm BVMT, bảo vệ giá trị ĐDSH của Vườn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn