2. Đo phần trăm diện tích bị nứt do cắt sử dụng Bảng 10 hoặc Bảng 11
Hình 14 - Bảng các hình dạng vết nứt và phần trăm phá hỏng cắt so sánh
25.4.2.2 Xác định các hình dạng vết nứt riêng lẻ với độ chính xác 5% vết nứt do cắt và ghi lại các giá trị.
25.4.3 Sự nở hông:
25.4.3.1 Sự nở hông là sự tăng chiều rộng của mẫu, được đo bằng bội số của 0,025mm (một phần nghìn in), trên phía chịu nén, ở phía đối diện với vết khía trong mẫu bị nứt gãy của thí nghiệm Chaprpy xác định độ dai va đập hình V như trong Hình 15.
25.4.3.2 Kiểm tra mỗi nửa mẫu một để đảm bảo phần nhô ra không bị hư hại khi tiếp xúc với đe, gia công bằng máy bề mặt giá và cả những thứ tương tự thế. Loại bỏ những mẫu loại này vì chúng có thể là nguyên nhân gây ra các số đọc không đúng.
25.4.3.3 Kiểm tra bề mặt của mẫu vuông góc với vết khía để đảm bảo không có một vết gờ nào được hình thành trên bề mặt trong suốt quá trình thí nghiệm va đập. Nếu tồn tại các vết gờ, loại bỏ chúng một cách cẩn thận bằng cách đánh bi bằng vải và bột mài hoặc các bề mặt mài mòn tương tự, đảm bảo rằng phần nhô ra được đo không bị đánh bóng trong suốt quá trình loại bỏ vết gờ.
25.4.3.4 Đo phần giãn nở ở mỗi mặt của mỗi nửa mẫu thử tương ứng với mặt bằng được định nghĩa bởi phần không bị biến dạng của mặt của mẫu sử dụng chiều dài đo, tương tự như được chỉ trong Hinh 16 và 17.
Hình 15 – Các nửa bị vỡ của mẫu thí nghiệm độ dai va đập hình V được ghép lại để đo độ nở hông
Thống kê vật liệu
Miêu tả Vật liệu và kích thước
Số hiệu Khối lượng
1 1 Đỉnh đôi và chặn 102x16x13 Thép SAE 1015-1020 2 1 Thép đáy 178x102x19 Thép SAE 1015-1020 3 1 Dải 159x102x19 Cao su 4 1 Mũ đinh tán Thép M6x1x25 5 1 Mũ đinh tán Thép M6x1x19 6 1 Đồng hồ đo (Xem Chú thích 2)
Hình 17 – Lắp ráp và các chi tiết cho dụng cụ đo độ nở hông
25.4.3.5 Vì phần bị nứt hiếm khi cắt đôi điểm giãn nở lớn nhất ở cả hai mặt của mẫu nên tổng của các giá trị đo lớn hơn cho mỗi mặt là giá trị của thí nghiệm. Sắp xếp hai nửa của một mẫu sao cho các mặt bị nén đối mặt với nhau. Sử dụng khoảng đo, đo phần nhô ra ở mỗi nửa mẫu, đảm bảo rằng đo trên cùng một mặt của mẫu. Đo riêng rẽ hai nửa bị phá vỡ. Lặp lại qui trình để đo phần nhô ra ở phía đối diện với một nửa mẫu. Giá trị lớn hơn ở mỗi mặt chính là độ giãn nở của mẫu ở mặt đó.
25.4.3.6 Đo các giá trị nở hông riêng rẽ với độ chính xác 0,025mm (0.001in.) và ghi lại các giá trị.
25.4.3.7 Với ngoại lệ được miêu tả dưới đây, bất kì mẫu nào mà không bị rời ra làm hai phần khi bị đập bởi một nhát búa đơn lẻ phải được báo cáo như là không bị phá vỡ. Nếu mẫu có thể bị rời ra khi bẻ bằng tay trần, thì mẫu có thể được xem xét như đã bị tách