t 62 3 31 3 823 + 3mm 412 + 1.5mm Cường độ kéo 655MPa hoặc lớn hơn Chú hích: Tấ cả các kích hước rên đều có đơn vị là mm rừ khi có các chú hích khác Kích hước
A7 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TAO CÁP NHIỀU SỢI CHO BÊ TÔNG ỨNG SUẤT TRƯỚC
TRƯỚC
A7.1 Phạm vi áp dụng:
A7.1.1 Phương pháp này cung cấp quy trình kéo cáp nhiều sợi cho bê tông ứng suất trước. Phương pháp này dùng để đánh giá các đặc trưng của cáp được miêu tả trong các quy trình cho “cáp ứng suất trước”.
A7.2 Chú thích chung:
A7.2.1 Sự phá hoại sớm của mẫu có thể xuất hiện nếu có bất cứ vết khía, vết cắt hoặc uốn rõ ràng nào trên mẫu do các thiết bị kẹp của máy thí nghiệm.
A7.2.2 Sẽ xuất hiện sai số nếu bảy sợi cáp tạo thành tao cáp không được được gia tải đồng đều.
A7.2.3 Các đặc trưng cơ học của tao cáp có thể bị ảnh hưởng đáng kể do quá trình gia nhiệt quá trong suốt quá trình chuẩn bị mẫu.
A7.2.4 Những vấn đề này có thể được hạn chế bằng cách tuân theo các phương pháp kẹp giữ được miêu tả trong Mục A7.4.
A7.3 Các thiết bị kẹp giữ:
A7.3.1 Các đặc trưng cơ học của cáp được xác định bằng một thí nghiệm trong đó sự đứt gãy của mẫu xảy khoảng tự do giữa các kẹp của máy thí nghiệm. Bởi vậy nên thành lập một quy trình thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm phù hợp mà sẽ đưa ra các kết quả tương tự. Do các đặc tính vật lý vốn có của mỗi máy thí nghiệm, không hợp lý khi đưa ra một quy trình kẹp giữ dùng chung cho tất cả các loại máy thí nghiệm. Bởi vây, cần thiết phải xác định phương pháp kẹp giữ nào trong các phương pháp được miêu tả trong Mục A7.3.2 đến A7.3.8 là thích hợp nhất cho máy thí nghiệm hiện có.
A7.3.2 Kẹp V chuẩn với các răng cưa (Chú thích A6):
A7.3.3 Kẹp V chuẩn với các răng cưa (Chú thích A6), sử dụng vật liệu đệm – Trong phương pháp này, một vài vật liệu được đặt giữa các kẹp giữ và mẫu để làm giảm thiểu hiệu ứng khía cắt của các bánh răng. Giữa các vật liệu được sử dụng là các lá dẫn hướng, lá nhôm, vải cacborundum, nêm lót… Kiểu và chiều dày vật liệu được yêu cầu phụ thuộc vào hình dạng, điều kiện, và độ thô của các bánh răng.
A7.3.4 Kẹp V chuẩn với các răng cưa (Chú thích A6), sử dụng các chuẩn bị đặc biệt tại phần bị kẹp của mẫu – Một trong những biện pháp được sử dụng là mạ thiếc, trong đó phần bị kẹp được làm sạch, tẩy và bao bọc bằng việc nhúng nhiều lần trong hợp kim thiếc được giữ ở trên điểm chảy. Một phương pháp chuẩn bị khác là bọc phần bị kẹp trong ống kim loại hoặc ống mềm, sử dụng keo epoxy như là chất kết dính. Phần được bọc phải xấp xỉ hai lần chiều dài kẹp của tao cáp.
A7.3.5 Thiết bị kẹp giữ đặc biệt với các rãnh bán trụ nhẵn (Chú thích 7) – Phần rãnh và được giữ của mẫu được bọc với vữa mài mòn để giứ cho mẫu dưới dạng khía trơn. Vữa bao gồm chất mài mòn như ôxít nhôm Cấp 3-F với nước hoặc glycerin.
A7.3.6 Loại hốc chuẩn dùng cho cáp sợi – Phần kẹp giữ của mẫu được neo trong hốc với kẽm. Phải tuân theo quy trình đặc biệt cho hốc giữ áp dụng trong nghành công nghiệp cáp sợi.
A7.3.7 Các liên kết đầu – Các thiết bị thường có sẵn với các kích thước được thiết kế phù hợp với các tao cáp được thí nghiệm.
A7.3.8 Các thiết bị ngàm – Các thiết bị ngàm thường dùng để tác dụng lực kéo lên các tao cáp tại bãi đúc không được kiến nghị cho các mục đích thí nghiệm.
Chú thích A6 – Số lượng răng phải xấp xỉ 600 đến 1200 mỗi mét (15 đến 30 mỗi in) và chiều dài kẹp có hiệu nên xấp xỉ 100mm (4 in.).
Chú thích A7 – Các bán kính cong của rãnh thường xấp xỉ bằng bán kính của tao cáp thí nghiệm, và thường bố trí ở 0.8mm (132in.) trên mặt phẳng của kẹp. Điều này ngăn cản hai kẹp không kẹp quá chặt khi đặt mẫu vào.
A7.4 Chuẩn bị mẫu:
A7.4.1 Nếu những nhiệt độ chảy của kim loại dùng trong mạ kẽm nóng hoặc tạo hốc quá cao, lớn hơn xấp xỉ 370oC (700oF), mẫu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và hậu quả là mất cường độ và độ dẻo. Nên kiểm soát cẩn thận nhiệt độ nếu dùng các biện pháp này. A7.5 Trình tự:
A7.5.1 Cường độ chảy – Để xác định cường độ chảy sử dụng một dụng cụ đo độ giãn dài Loại B-1 (Chú thích 8) như được miêu tả trong ASTM E 83. Tác dụng một lực ban đầu lên mẫu bằng 10% cường độ kéo đứt dự kiến, sau đó gắn đụng cụ đo giãn dài và điều chỉnh đọc số liệu 1mm/m (0.001 in./in.) chiều dài đo. Sau đó tăng lực cho đến khi máy đo giãn dài chỉ độ giãn dài 1%. Ghi lại lực ứng với độ giãn dài này như là cường độ chảy. Máy đo giãn dài có thể được tháo ra khỏi mẫu sau khi cường độ chảy đã được xác định.
A7.5.2 Độ giãn dài – Để xác định độ giãn dài sử dụng máy đo giãn dài Loại B-1 (Chú thích 8) như được miêu tả trong ASTM E 83, có chiều dài đo không nhỏ hơn 600mm (24 in.). Tác dụng một lực ban đầu lên mẫu bằng 10% cường độ kéo đứt tối thiểu yêu cầu, sau đó gắn đụng cụ đo giãn dài và điều chỉnh nó về không. Máy đo giãn dài được tháo khỏi mẫu trước khi mẫu bị đứt sau khi độ giãn dài thiểu bị vuợt. Không cần thiết phải xác định giá trị giãn dài cuối cùng.
A7.5.3 Cường độ kéo đứt – Xác định lực nhỏ nhất tại đó một hoặc nhiều sợi của tao cáp bị đứt. Ghi ghép lại lực này như là lực kéo đứt của tao cáp.
Chú thích A8 – Máy đo giãn dài dùng để xác định cường độ chảy và độ giãn dài có thể là một hoặc là các thiết bị riêng rẽ. Kiến nghị sử dụng hai thiết bị vì máy đo giãn dài xác định cường độ chảy nhạy hơn, mà có thể bị hỏng khi cáp đứt, có thể được
được đặt với các bộ phận kém nhạy hơn hoặc được đặt theo cách ít bị hỏng nếu như hiện tượng đứt cáp xảy ra khi máy được gắn vào mẫu.
Chú thích A9 – Các mẫu mà đứt ở ngoài các máy đo giãn dài hoặc ngoài các kẹp nhưng đạt các giá trị tối thiểu chỉ định được xem như là thỏa mãn các yêu cầu về tính chất cơ học của tiêu chuẩn sản phẩm, không quan tâm đến trình tự kẹp giữ đã sử dụng. Các mẫu mà đứt ở ngoài các máy đo giãn dài hoặc ngoài các kẹp nhưng không đạt các giá trị tối thiểu chỉ định được thí nghiệm lại. Các mẫu mà đứt ở giữa các máy đo giãn dài hoặc giữa các kẹp nhưng không đạt các giá trị tối thiểu chỉ định được thí nghiệm lại như được thể hiện trong tiêu chuẩn thích hợp.