5. Kết câu luận văn
3.4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ H2O2
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ H2O2 đến giá trị mật độ quang và hiệu suất phân hủy Atrazine được trình bày ở bảng 3.14 và bảng 3.15.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ H2O2 đến giá trị mật độ quang
Thời gian (phút) [H2O2]ppm 10 20 30 40 50 60 100 0.1409 0.1240 0.1235 0.1244 0.1269 0.1334 150 0.1338 0.1235 0.1182 0.1270 0.1310 0.1357 200 0.1514 0.1410 0.1380 0.1575 0.1712 0.1678 250 0.1546 0.1493 0.1438 0.1544 0.1558 0.1610 300 0.1692 0.1594 0.1493 0.2014 0.2105 0.2431
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nồng độ H2O2 đến hiệu suất phân hủy Atrazine (%) Thời gian (phút) [H2O2]ppm 10 20 30 40 50 60 100 90.79 92.56 92.61 92.51 92.25 91.58 150 91.53 92.61 93.16 92.24 91.83 91.33 200 89.70 90.82 91.10 89.07 87.64 87.99 250 89.37 89.92 90.49 89.39 89.24 88.70 300 87.85 88.87 89.29 84.49 83.55 80.15
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ H2O2 đến hiệu suất phân hủy thuốc diệt cỏ Atrazine (%)
Nhận xét: Kết quả từ hình 3.13 cho thấy việc khi tăng nồng độ [H2O2] từ 100ppm đến 150ppm thì hiệu suất phân hủy Atrazine lên đến 93.16% sau 30 phút xử lý dưới ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên khi giá trị nồng độ tăng hơn 150ppm thì hiệu suất bắt đầu giảm. Điều này được giải thích là do khi tăng nồng độ H2O2 gốc OH• được tạo ra theo phương trình:[31]
C2O4•- CO2•- + CO2
CO2•- + FeIII(C2O4)33- Fe2+ + CO2 + 3C2O42- Tổng hợp những phản ứng trên thành:
FeIII(C2O4)33- + h Fe2+ + CO2 + 5
2C2O42-
Fe2+ được sinh ra sẽ làm phát sinh gốc OH• cùng với phản ứng Fenton sau: Fe2+ + H2O2 + 3C2O42- → FeIII(C2O4)33- + OH- + OH•
Nhưng khi lượng H2O2 dư nhiều sẽ có phản ứng giữa H2O2 với gốc OH• vừa mới sinh ra theo phản ứng:
HO + H2O2 → H2O + HO2 HO + HO2 → H2O + O2
Do đó lượng gốc tự do HO bị giảm nên hiệu suất phân hủy cũng giảm. Ngoài ra, việc dư H2O2 nhiều vừa không kinh tế vừa ảnh hưởng đến môi trường sống của các vi sinh vật. Vì vậy nồng độ H2O2 phù hợp trong nghiên cứu này là 28ppm.