- Hàm lượng tro của nguyên liệu
2.2.3. Phương pháp phân tích và định danh thành phần hóa học của các
(cao n–hexane, cao EtOAc, cao BuOH) để tiếp tục nghiên cứu.
Cách thứ hai: Mẫu thực vật khô được chiết lần lượt với từng loại dung môi có độ phân cực khác nhau như n–hexane, EtOAc và MeOH. Với mỗi loại dung môi được chiết ba lần. Cất loại dung môi dưới áp suất giảm bằng máy quay cất chân không sẽ thu được các cao chiết tương ứng để tiếp tục nghiên cứu [4], [5].
Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi thực hiện việc chiết mẫu theo cách thứ nhất vì lí do sau:
Methanol được xem là dung môi vạn năng, trích li được hầu hết các hợp chất thiên nhiên trong mẫu nguyên liệu. Nó hòa tan được các chất không phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây nối hidro với các nhóm phân cực khác. Việc chiết cao tổng trong các dung môi có độ phân cực từ yếu đến mạnh nhằm tách phân đoạn các hợp chất có độ phân cực tương tự nhau, giúp cho việc phân lập chất bằng sắc kí cột về sau bớt phức tạp. Dựa vào tính phân cực của dung môi và của các nhóm hợp chất, ta có thể dự đoán sự có mặt của các chất trong mỗi phân đoạn chiết, từ đó lựa chọn dung môi chạy cột sắc kí thích hợp.
2.2.3. Phương pháp phân tích và định danh thành phần hóa học của các dịch chiết dịch chiết dịch chiết
Trong luận văn này chúng tôi phân tích và định danh thành phần hóa học các dịch chiết n-hexane, ethyl acetate và butanol của thân cây sống đời bằng phương pháp đo sắc kí khí ghép phổ khối (GC-MS).
Phương pháp GC - MS dựa trên cơ sở “nối ghép” máy sắc kí khí (GC) với máy khối phổ (MS). Các chất sau khi đi qua cột GC có thể bị ion hóa và có khả năng đầy đủ để phân tích bởi máy khối phổ MS. Kĩ thuật sắc kí cho phép tách các cấu tử của hỗn hợp, có được các chất “nguyên chất” để đưa vào máy khối phổ với khả năng nhận diện rất ưu việt, đặc biệt là những chất có đặc trưng lưu giữ giống nhau hoặc tương tự nhau nhưng có phổ khối khác nhau nhờ đó có thể nhận diện được chúng. Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà không bị phân huỷ hay là trong khi phân huỷ cho sản phẩm phân huỷ xác định dưới thể hơi.
2.2.4. Phương pháp tách và tinh chế chất
Các cao chiết trong các dung môi khác nhau được tách và tinh chế bằng phương pháp sắc kí cột kết hợp với sắc kí bản mỏng với các hệ dung môi thích hợp. Sắc kí cột gồm sắc kí cột thường và sắc kí cột nhanh sử dụng silicagel. Trường hợp cần thiết có thể chạy cột lặp lại nhiều lần hoặc dùng phương pháp kết tinh phân đoạn, kết tinh lại để tinh chế chất. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất cũng như theo dõi quá trình tách chất trên cột bằng sắc kí bản mỏng với hệ dung môi thích hợp [5].
Trong luận văn này chúng tôi tiến hành tách, tinh chế chất trong cao chiết n-hexane của thân cây sống đời sử dụng phương pháp sắc kí cột thường silicagel kết hợp với sắc kí bản mỏng.
2.2.5. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các chất
Việc xác định cấu trúc hóa học của các chất sạch được thực hiện thông qua việc kết hợp các phương pháp phổ hiện đại như phổ hồng ngoại (FT–IR), phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều (1D và 2D NMR) như 1H–NMR, 13C–NMR, DEPT, COSY, HSQC, HMBC. Các loại phổ được đo tại Viện Hoá học – Viện KHCN Việt Nam.