KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT KIỂM ĐỊNH

Một phần của tài liệu GHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN CÂY SỐNG ĐỜI (KALANCHOE PINNATA) TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 51 - 54)

- Hàm lượng tro của nguyên liệu

4.2.KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT KIỂM ĐỊNH

Dựa trên các công dụng phổ biến của thân cây sống đời, chúng tôi thử hoạt tính các dịch chiết theo định hướng kháng vi sinh vật kiểm định.

Các cao chiết n-hexane (SD.H), ethyl acetate (SD.E) và butanol (SD.B) từ thân cây sống đời được thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định theo phương pháp pha loãng nồng độ Hadacek F. và Greger H. – 2000. Chất đối chứng : Ampixilin đối với vi khuẩn Gram (+), Tetraxilin đối với vi khuẩn Gram (–), Nystatin đối với nấm sợi. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tổng hợp ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

Vi sinh vật và nấm kiểm định

Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật và nấm

SD.H SD.E SD.B Gram (+) Staphylococcus aureus > 128 > 128 > 128 Bacillus subtilis > 128 > 128 > 128 Lactobacillus fermentum > 128 > 128 69.20 Gram (-) Salmonella enterica 75.94 > 128 > 128 Escherichia coli > 128 > 128 > 128 Pseudomonas aeruginosa > 128 > 128 > 128 Nấm Candida albican > 128 > 128 > 128 Nhận xét:

- Dịch chiết n-hexane từ thân cây sống đời có thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của chủng vi khuẩn Gram (-) Salmonella enteric với giá trị IC50 là 75.94 µg/ml, không thể hiện hoạt tính đối với các chủng vi sinh vật và nấm còn lại ở nồng độ IC50 < 128 µg/ml.

- Dịch chiết ethyl acetate từ thân cây sống đời không thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật và nấm được thử nghiệm ở nồng độ IC50 < 128 µg/ml.

- Dịch chiết butanol từ thân cây sống đời có thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của chủng vi khuẩn Gram (+) Lactobacillus fermentum với giá trị IC50 là 69.20 µg/ml, không thể hiện hoạt tính đối với các chủng vi sinh vật và nấm còn lại ở nồng độ IC50 < 128 µg/ml.

Các dịch chiết không thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa ở giá trị IC50 < 128 µg/ml. Kết quả này tương tự với những nghiên cứu trước đây đã công bố, các dịch chiết thể hiện hoạt tính ở

nồng độ cao hơn. Theo nghiên cứu của Akinpelu (2000) dịch chiết methanol từ lá sống đời thể hiện hoạt tính với các chủng vi khuẩn trên ở nồng độ 25 mg/ml [11]. Nghiên cứu của Nwadinigwe và Alfreda Ogochukwu (2011) cho thấy dịch chiết từ thân cây sống đời ức chế sự phát triển của Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus ở nồng độ tối thiểu 25 mg/ml và 6.29 mg/ml tương ứng [30].

Cả 3 loại dịch chiết từ thân cây sống đời đều không thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của nấm Candida albican. Kết quả thử nghiệm này hoàn toàn trùng hợp với nghiên cứu của Nwadinigwe và Alfreda Ogochukwu (2011)[30]. Tương tự với nghiên cứu của Akinsulire và cộng sự (2007) đã chỉ ra Candida albican không bị ảnh hưởng bởi các dịch chiết từ lá sống đời [12].

Từ kết quả trên cho thấy dịch chiết n-hexane từ thân cây sống đời ức chế chọn lọc vi khuẩn Salmonella enteric, một loại vi khuẩn có hại, gây bệnh đường ruột như sốt thương hàn, ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, dịch chiết này cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Dịch chiết butanol từ thân cây sống đời thì ức chế chọn lọc vi khuẩn Lactobacillus fermentum, đây lại là một probiotic có lợi cho hệ thống miễn dịch. Đây là lần đầu tiên thử nghiệm hoạt tính của dịch chiết thân cây sống đời đối với 2 chủng vi sinh vật này và kết quả thu được là rất lí thú.

Kết quả thử ngiệm đã góp phần chứng minh cho việc sử dụng thân cây sống đời trong y học cổ truyền ở Việt Nam. Thân cây sống đời cho tác dụng kháng khuẩn tương tự như bộ phận lá. Đây là một tín hiệu vui mừng cho người dân sử dụng cây sống đời, nhưng cần những nghiên cứu sâu hơn để chứng minh thành phần hóa học nào chịu trách nhiệm chính cho tác dụng kháng khuẩn này.

Một phần của tài liệu GHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN CÂY SỐNG ĐỜI (KALANCHOE PINNATA) TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 51 - 54)