6. Bố cục đề tài
3.2.3. Hoạt tính của các cấu tử được định danh trong tinh dầu nghệ
a. Pinene
CTPT: C10H16
- Tính chất:Là hợp chất của tecpen, là 1 hợp chất 2 đồng phân của pinene. Nó được tìm thấy trong dầu của nhiều loài cây lá kim, đặc biệt là cây thông.
- Hoạt tính sinh học:Có tính sát trùng mạnh, trị mụn, vết thương, diệt khuẩn rất mạnh, có khả năng tiêu diệt khuẩn E.coli, khuẩn S.aureus, khuẩn B.cereush và các loại sinh vật gây nấm (nấm da, nấm tóc) rất hữu hiệu.
Ngoài ra, do tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nên còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính.
48
Là một bicyclo monoterpene . Bay hơi dễ dàng ở nhiệt độ phòng - Có mùi hăng.
-Nó là một thành phần nhỏ của nhiều loại tinh dầu như nhựa thông, cây bách dầu, long não dầu, dầu sả , dầu hoa cam.
- Camphene là thành phần trong nước hoa và làm chất phụ gia thực phẩm cho hương liệu. Giữa thế kỷ 19 sử dụng làm nhiên liệu cho các loại đèn được giới hạn bởi nó gây nổ.
- Được sử dụng như long não, thuốc trừ sâu
- Có tác dụng tăng tống sỏi tư nhiên, chữa sỏi tiết niệu
c. Phellandrene
- Tên IUPAC: 3-methylene-6-(1-metyletyl) cyclohecxen. - CTPT: C10H16
- Hoạt tính sinh học: Dùng làm chất tạo mùi trong nước hoa, xà phòng, nước xả vải, chất tẩy rửa.
49
- Là một hợp chất hữu cơ tự nhiên, trong điều kiện nhiệt độ phòng là một chất lỏng không màu. Nó là một ete vòng đồng thời là một monotecpenoit.
- Eucalyptol được tìm thấy trong long não, nguyệt quế, dầu trà gỗ, ngải cứu, húng quế,ngải, hương thảo, xô thơm và một số loài thực vật với lá có hương thơm khác.
- Có mùi giống như long não tươi và có vị hăng, tạo cảm giác mát lạnh. - Không tan trong nước, nhưng tan trong ete, etanol và cloroform
- Ở liều lượng thấp: có thể được sử dụng theo đường ăn, uống như là một chất tạo hương vị hay như là thành phần trong một số loại thuốc. Khi nuốt phải ở liều lượng cao: độc
- Do có mùi thơm và vị hăng dễ chịu, eucalyptol được sử dụng trong các chất tạo mùi, tạo vị và trong mỹ phẩm.
- Là thành phần trong nhiều loại nước súc miệng và thuốc ho. - Được sử dụng như là một thuốc trừ sâu và thuốc xua côn trùng
e. (+)-4-carene
CTPT: C10H16
50
Là một thành phần có trong nhựa thông và cây tuyết tùng. - Có mùi thơm mát và cay.
- Không tan trong nước, nhưng có thể tan trong dầu và dung môi hữu cơ
f. 1,4-cyclohecxadien
- CTPT: C6H8
- Là một cycloanken dễ bắt cháy, ở điều kiện tiêu chuẩn nó là một chất lỏng trong suốt không màu.
- Được tìm thấy trong các tinh dầu của rau mùi, chanh và thì là Ai Cập. - Là 1 loại chất thơm quý, dùng để làm hương liệu cho thực phẩm và nhiều loại mỹ phẩm g. Curdione - CTPT: C15H24O2 - Tính chất: Có vị đắng, cay - Là 1 trong các secquitecpene lớn - Công dụng:
Được dùng trị huyết ứ đau bụng, sưng to gan lách, kinh bế, ăn uống không tiêu.
Ở Inđônêxia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở Malaixia được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da.
51
h. Ar-Tumerone
- Ar-tumerone (Aromatic-turmerone) là 1 trong hai hợp chất chủ yếu
trong nghệ ảnh hưởng đến cơ thể con người nhưng ít được quan tâm. Nhiều
nghiên cứu trước đây đã phát hiện một hợp chất còn lại là curcumin có khả
năng giảm viêm và chống ung thư. Chất thơm turmerone trong nghệ là thành
phần then chốt trong hầu hết các món cà-ri, có thể đóng vai trò quyết định trong việc hồi phục bộ não của những người mắc các chứng suy thoái thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và cả đột quỵ
- Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Leicester đã tập trung vào cơ chế tự “sửa chữa” của não bộ người trưởng thành. Họ thấy rằng hợp chất ar - turmerone được chiết xuất từ nghệ vàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự sửa chữa này. Ar - turmerone có khả năng thúc đẩy các tế bào gốc thần kinh nội sinh biệt hoá thành các tế bào thần kinh nhằm bù đắp các tổn thương ở não, đặc biệt là tổn thương do bệnh Alzheimer.
i. γ-Elemene
-CTPT: C15H24
- Là hương liệu cho 1 số loại nước hoa và thành phần để tiêu diệt một số loại côn trùng.
- Có tác dụng chống lại sự sinh sản của tế bào ung thư. Hiện nay nó được sử dụng trong thành phần trong quá trình hóa trị liệu tiêu diệt tế bào ung thư
52
j. Cyclohexene-3-(1,5-dimethyl-4-hexenyl)-6-methylene-[S-(R*,S*)]
- CTPT: C15H24
- Là thành phần trong chất thơm đặc trưng của nghệ.
- Được sử dụng như hương liệu của một số thực phẩm
k. Cyclohexene-1-methyl-4-(5-methyl-1-methylene-4-hexenyl)-(S)
- Tên gọi khác: β-Bisabolene
- Được sử dụng như một chất phụ gia trong thực phẩm, có vị ngọt
- Có chức năng cải thiện sự thiếu hụt chức năng thần kinh do thiếu máu
- Có khả năng chống lại các loại virut gây bệnh có hại đối với hệ hô hấp
l. Zingiberen
- CTPT: C15H24
- Zingiberene là một đơn vòng sesquiterpene
- Là thành phần chủ yếu của dầu nghệ. Nó chiểm 1 tỷ lệ lớn trong tinh
dầu nghệ.
- Là chất tạo nên mùi thơm đặc trưng của nghệ.
- Có tác dụng làm lớn các mạch máu, làm giãn nở, kích thích các cơn co
thắt mạch máu.
53
m. Caryophyllene
- CTPT: C15H24
- Có trong tinh dầu cây đinh hương - Chất tạo vị cay
- Có tác dụng chống viêm, giải lo âu, trầm cảm.
- Cai nghiện rượu - Chất kháng vi sinh vật
n. Borneol & Isoborneol
- CTPT: C10H18O
- Là một hóa chất trong công nghiệp, ở điều kiện thường có dạng tinh thể màu trắng, có thoảng mùi long não
- Có trong thành phần của các loại thuốc diệt côn trùng - Được sử dụng như chất bảo quản
54
o. Camphor
- CTPT: C10H16O
- Ở điều kiện thường: chất rắn kết tinh màu trắng trong suốt với mùi hăng đặc trưng.
- Được tìm thấy trong gỗ của cây long não
- Có tác dụng chống lại các loại côn trùng làm hư hỏng quần áo, đồ dùng - Được sử dụng như chất thơm, có tác dụng khử trùng, ngăn chặn sự tổn thương do các loại côn trùng nhỏ cắn
- Được sử dụng như một chất gây tê và khử trùng nhẹ cục bộ.
- Có thể sử dụng như hương liệu trong thực phẩm với một liều lượng nhỏ. Nếu với liều lượng lớn: gây hại
3.2.4. Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu nghệ
Mẫu tinh dầu được chiết tách bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Được gửi đi thử hoạt tính chống oxi hóa DPPH và hoạt tính kháng sinh tại Viện Hoá học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả thông qua hai phiếu ở Hình 3.5
55
Hình 3… Hai phiếu trả lời hoạt tính sinh học của tinh dầu
Nhận xét:
Theo hai phiếu kết quả thử hoạt tính sinh học, thì trong tinh dầu nghệ vàng Lào không biểu hiện hoạt tính chống oxi hóa trên hệ DPPH và hoạt tính
kháng sinh
Hình 3.5. Hai phiếu kết quả thử hoạt tính kháng sinh và thử hoạt tính chống oxi hóa DPPH
Kết luận: Cả hai mẫu thử đều chưa thấy biểu hiện hoạt tính kháng sinh
và hoạt tính chống oxi hóa DPPH của tinh dầu được chiết tách bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
3.3. THU NHẬN CÁC CẤU TỬ HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SOXHLET VỚI CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU: