MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÔNG TIN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LOGIC MỜ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI ĐUA Ở TRƢỜNG THPT CHU VĂN AN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 40 - 41)

7. Bố cục luận văn

2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÔNG TIN

Sau quá trình phân tích và thu thập thông (dữ liệu đầu vào) cho bài toán công việc chính cho bài toán đó là xây dựng các tập luật quan hệ.

Việc xây dựng tập luật quan hệ là việc kết hợp giữa thông tin định lƣợng và thông tin không định lƣợng theo một luật nhất định để giúp cho hệ thống đƣa ra kết quả chính xác, hiệu quả từ nguồn dữ liệu ban đầu.

Ở đây, tập cơ sở dữ liệu thông tin định lƣợng có giá trị cụ thể là thông tin của từng cá nhân, là điểm số của cá nhân đạt đƣợc, là kết quả chấm chọn SKKN. Còn tập thông tin nhận xét đánh giá là tập thông tin mang tính ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ nói thể hiện qua những lời nói nhận xét của lãnh đạo nhà trƣờng với từng cá nhân cụ thể trong cơ quan nên giá trị của nó không cụ thể.

Ví dụ 1: Một giáo viên A giảng dạy bộ môn Toán, có chủ nhiệm lớp 10 đạt lớp tốt, có đăng ký thi đua đầu năm với danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có SKKN cấp trƣờng đạt 8,5 điểm, có điểm nhận xét của tổ là 9/10 điểm. Ðó là những thông tin cụ thể có giá trị đƣợc cập nhật thành tập cơ sở dữ liệu. Còn qua quá trình theo dõi của Ban giám hiệu đã đƣa ra nhận xét cuối năm

với giáo viên A là: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghiêm túc, hòa đồng với đồng nghiệp. Dựa vào tiêu chí của danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở thì giáo viên A trên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Nhƣng với trƣờng hợp có lời nhận xét của Ban giám hiệu là: Tác phong nghiêm túc, có hiệu quả, đầu tƣ thêm chuyên môn thì giáo viên này sẽ không đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Ví dụ 2: Một tập thể lao động tiên tiến là tập thể phải có trên 85% cá nhân trong tổ phải là LÐTT, không có cá nhân vi phạm kỷ luật, thì tổ đó đạt tập thể lao động tiên tiến, ngƣợc lại là không đạt.

Ðây là những thông tin có giá trị mờ, không cụ thể. Nhƣng lại có vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả thi đua của mỗi cá nhân trong cơ quan. Nhƣ thế, ngoài việc dựa vào thành tích đạt đƣợc của cá nhân còn phải dựa vào những mệnh đề nhận xét đánh giá của lãnh đạo cơ quan để việc cho ra kết quả cuối cùng về kết quả thi đua của một thành viên trong cơ quan một cách chính xác, công bằng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LOGIC MỜ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI ĐUA Ở TRƢỜNG THPT CHU VĂN AN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 40 - 41)