ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỎNG CỦA TỔ HỢP VẬT LIỆU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHÉ DUNG DỊCH KEO NANOCOMPOSIT TỪ AgNP VÀ CHITOSAN ỨNG DỤNG LÀM VẬT LIỆU KHÁNG KHUÂN (Trang 81 - 90)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.7. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỎNG CỦA TỔ HỢP VẬT LIỆU

LIỆU AgNP- WSC

Hiệu quả điều trị bỏng của tổ hợp vật liệu được thử nghiệm trên thỏ trưởng thành theo quy trình 2.5 với phương pháp gây bỏng bằng nhiệt từ miếng kim loại đã được đốt nóng, có kích thước (1 × 1) cm2

.

Thỏ được lựa chọn thực nghiệm là những con thỏ khỏe mạnh, biểu hiện sinh lí bên ngoài nhanh nhẹn, háo ăn. Các vết bỏng có mức độ tổn thương như nhau được đánh dấu (a), (b), (c).

(a): Chỉ vệ sinh, không sử dụng bất kì thuốc gì.

(b): Sử dụng dung dịch WSC 1% pha trong nước bôi lên vết thương. (c): Sử dụng hỗn hợp vật liệu AgNP-WSC đã điều chế (với nồng độ ion bạc ban đầu là 100ppm).

Thỏ được bôi thuốc điều trị kể từ sau khi gây bỏng 12 giờ bằng việc bôi các dung dịch thử nghiệm trên các vết thương 2 lần / ngày (sáng, chiều).Các vết thương để hở, không băng.

Diễn biến quá trình hồi phục vết thương quan sát được như sau:

- Ngày đầu: Ngay sau khi gây bỏng, vết bỏng có màu hơi đen, không phồng rộp, có ranh giới rõ ràng với vùng da lành (hình 3.12). Khoảng 1-2 giờ sau, rìa xung quanh vết bỏng nhìn rõ quầng sung huyết. Thỏ mệt, ít hoạt động, thường nằm yên, ăn uống kém. Sau 1 ngày, thỏ nhanh nhẹn dần, ăn uống trở lại bình thường.

ình 3. 2. Vết thương ỏng ngay sau khi thực hiện gây ỏng ằng thép đốt nóng

- Ngày thứ 3: Vết bỏng bắt đầu loét và xuất hiện hoại tử mô ở vùng gây bỏng, vết bỏng xuất hiện dịch ướt ở các vết bỏng a), b). Đối với vết bỏng c) có xuất hiện vết phỏng nước, nhưng nhìn chung vết thương khô hơn ở hình 3.13

ình 3. 3. Vết thương ỏng ngay sau khi 3 ngày điều trị

- Ngày điều trị thứ 6: Các vết bỏng a, b vẫn còn ướt, miệng vết thương vẫn rộng, vết bỏng điều trị WSC có dấu hiệu tiến triển tốt hơn. Vết bỏng có điều trị bằng dung dịch AgNP-WSC đã bắt đàu khô, miệng vết thương cũng đã lành hẳn, vùng da có màu nâu, lông đã bắt đầu mọc trở lại được thể hiện ở hình 3.14

ình 3. 4. Vết thương ỏng ngay sau 6 ngày điều trị

- Ngày điều trị thứ 9: Tình trạng các vết bỏng b), c) đã được cải thiện đáng kể, mẫu điều trị với AgNP – WSC có dấu hiệu lành vết thương rõ rệt. Vết bỏng được coi là liền hoàn toàn khi đã bong lớp vảy phía trên, bề mặt vết bỏng được bao phủ bởi một lớp biểu mô mới màu hồng nhạt, lông phát triển tốt được thể hiện ở hình 3.15.

Hình 3. 5. Vết thương ỏng ngay sau 9 ngày điều trị

- Ngày điều trị thứ 15: Vết bỏng không điều trị xuất hiện mủ. Vết bỏng điều trị với AgNP – WSC đã lành hoàn toàn. Vết bỏng được coi là lành hoàn toàn khi đã bong lớp vảy phía trên, bề mặt vết bỏng được bao phủ bởi một lớp biểu mô mới được thể hiện ở hình 3.16

a) b) c)

Hình 3.16. Vết thương ỏng ngay sau 15 ngày điều trị

Như vậy, trong hỗn hợp vật liệu, nano bạc sẽ đóng vai trò diệt khuẩn. Hầu hết nano bạc được gắn với protein mô và các hạt nano bạc được phóng thích dần dần với nồng độ đủ độc cho vi khuẩn. Bên cạnh đó, WSC có tác dụng làm mềm mô cháy cứng, làm lớp mô chết tự tiêu hủy và bong tróc giúp vết bỏng mau lên da non và lành vết thương nhanh chóng hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

- Đã xác định được điều kiện tối ưu của quá trình điều chế WSC từ Chitosan hòa tan trong axít trong điều kiện thí nghiệm.

+ Nồng độ H2O2 của quá trình là 5,6 %

+ Thời gian khuấy trộn của phản ứng là 5,6 giờ + Nhiệt độ thích hợp của quá trình điều chế là 56ºC

- Đã tổng hợp thành công dung dịch AgNP-WSC với nồng độ ion bạc ban đầu là 100 ppm, trong đó WSC đóng vai trò là chất khử, chất ổn định và môi trường phân tán. Dung dịch keo AgNP-WSC tạo thành có màu nâu đen với điều kiện tối ưu của quá trình tổng hợp được xác định như sau:

+ Nhiệt độ phản ứng: t0 = 70ºC + Thời gian phản ứng: t = 90 phút + pH môi trường phản ứng: pH = 7

Dung dịch keo AgNP đã tổng hợp có độ bền khá cao trong thời gian dài bảo quản, vì vậy có thể dùng để tạo vật liệu kháng khuẩn.

- Đã đánh giá được khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp AgNP-WSC đối với 2 chủng vi khuẩn E. coli và S. aureus.

- Nghiên cứu cũng đã ghi nhận, tổ hợp vật liệu AgNP-WSC có khả năng sử dụng để điều trị vết bỏng đạt hiệu quả cao hơn so với việc chỉ dùng WSC. Đặc biệt, việc điều trị vết bỏng bằng hỗn hợp vật liệu AgNP-WSC sẽ giúp vết thương hoàn toàn liền sẹo, chưa quan sát được các di chứng nào để lại khi thử nghiệm trên thỏ.

2. KIẾN NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu khả năng điều trị bỏng của tổ hợp vật liệu AgNP- WSC ứng với các nồng độ khác nhau của AgNP.

Thử nghiệm tính kháng khuẩn của hỗn hợp AgNP- WSC với các chủng vi khuẩn và nấm khác nhau

Thử nghiệm khả năng trị bỏng của dung dịch keo nanocomposit AgNP và chitosan trên cơ thể người

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Vũ Đình Cự, Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công nghệ nano điều khiển đến từng nguyên tử, phân tử, NXB Khoa học Kĩ thuật.

[2] Nguyễn Văn Dán (2003), Công nghệ vật liệu mới, NXB Ðại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

[3] Lê Phương Hà, Nghiên cứu cải biến chitosan nhằm tăng cường hoạt tính kháng khu n để ứng dụng trong bảo quản thực ph m, Luận vãn thạc sĩ sinh học, Ðại học Tây Nguyên.

[4] Nguyễn Hoàng Hải (2007), Các hạt nano kim loại., Trung tâm Khoa học Vật liệu, Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên, Ðại học Quốc gia Hà Nội. [5] Lê Thị Thu Hiền, Nông Văn Hải, Lê Trần Bình (2004), "Bài tổng quân

công nghệ sinh học nano", Tạp chí công nghệ sinh học, 2(2).

[6] Võ Thị Mai Hương,Trần Thị Kim Cúc (2012), "Nghiên cứu ảnh hưởng của chitosan oligosaccharide lên sinh trưởng và năng suất cấy lạc giống lạc L14", Tạp chí khoa học, Ðại học Huế, 73( 4).

[7] Nguyễn Thị Mỹ Lan, Huỳnh Thị Phương Linh, Lê Thị Mỹ Phước ,Nguyễn Quốc Hiến (2009), "Bước đầu nghiên cứu hiệu ứng làm lành vết thương của hỗn hợp chitosan tan trong nước – Bacterial cellulose – nano bạc", Tạp chí phát triển KH&CN, 12(9).

[8] Nguyễn Ðức Nghĩa (2007), Công nghệ hóa học Nano, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.

[9] Nguyễn Thị Thùy Trang (2009), Nghiên cứu chitosan chiết tách từ vỏ tôm làm tác nhân h p phụ m t số ion kim loại nặng trong môi trường nước, Luận văn thạc sĩ kĩ thuật, Ðại học Ðà Nẵng.

[10] Nguyễn Bá Trung, Nguyễn Hữu Trung (2013), "Ðiều chế và khảo sát tính năng kháng khuẩn của màng nano bạc - chitosan", Tạp chí Khoa học và công nghệ, 51(5B).

Tiếng Anh

[11] A.Ahmad Mukherjee, S.Senapati D.Mandal, M.I.Khan SR.Sainkar, R.Parishcha, M.Alam P.V.Ajatkumar ,R.Kuma and M.Sastry (2001), " Fungus – Mediated Synthetic of Silver Nanoparticles and Their Immobilization in the Mycelial Matrix: A Novel Biological Approach to Nanoparticle synthesis", Nano lett. (1), pp 515. [12] Bahaa T.Chiad, Natheera.A.Ali, Zainab.S. Sadik ,Sarmed. S. AL-Awadi

(2013), "Study the optimum conditions of synthesis AgNP by chemical reduction method ", Journal of Kerbala 11(4), tr. 40-47. [13] Badr.Y, mahmoud.M.A. Enhancement of the optical propertied of poly

vinyl alcohol by doping with silver nanoparticles, J. Appl. Polym. Sci, 99, 2006, pp.3068-3614.

[14] Jin Y, Ling PX ,et al He YL (2007), "Effects of chitosan and heparin on early extension of burns", Burns. 33(8), pp 1027-1031.

[15] Kanikireddy Vimala, et al - Fabrication of Curcumin Encapsulated Chitosan-PVA Silver Nanocomposite Films for Improved Antimicrobial Activity, Journal of Biomaterials and

Nanobiotechnology, 2011, 2, 55-64]

[16] Kassaee M.Z, et al - -Ray synthesis of starch-stabilized silver nanop articles with antibacterial activities, Radiation Physics and

Chemistry. 77 (2008) 1074 - 1078].

[17] Mihail.C, Roco, “Converging science and technology at the nanoscale opportunities for education and training”, Nuture biotechnology volume 21, 2003, pp.1247-1249.

[18] Morones J.R, et al - The bactericidal effect of silver nanoparticles, Nanotechnology. 16 (2005) 2346 - 2353].

[19] Nascimento EG, Sampaio TB, Medeiros AC ,et al (2009), "Evaluation of chitosan gel with 1% silver sulfadiazine as an alternative for burn wound treatment in rats", Acta Cir Bras. 24(6), pp 460-465. [20] Okamoto Y, Shibazaki K, Minami S ,et al (1995), " Evaluation of chitin

and chitosan on open wound healing in dogs", J Vet Med Sci. 57(5), pp. 851-854.

[21] Quiang Yu et al (2010), "Preparation and Characterization of water- soluble chitosan derivative by michael addition", International Journal of Biological Macromolecules(47), pp. 696-699.

[22] Shin HS, Yang HJ, Kim SB ,Lee MS (2004), "Mechanism of growth of colloidal silver nanoparticles stabilized by polyvinyl pyrrolidone in gamma - irradiated silver nitrate solution", J. Colloid interface Sci.(274), pp. 89.

[23] Shrivastava. S et al (2007), "Characterization of enhanced antibacterial effects of novel silver nanoparticles", Nanotechnology. 18, pp. 31-39. [24] Taneja. B, Ayyub. B, Chandra. R, Size dependence of the optical

spectrum in nanocrytalline silver, Physical Review B, Vol. 65, 2002, pp.245412.1-6.

[25] Tiwari. DK, Behary. J ,Sen. P (2008), "Time and dose-dependent antimicrobial potential Ag nanoparticles synthesized by top-dow approach", Current Science. 95(5), pp. 647-655.

[26] Ueno H, Yamada H, Tanaka I ,et al (1999), "Accelerating effects of chitosan for healing at early phase of experimental open wound in dogs", Biomaterials. 20(15), pp. 1407-1414.

[27] W.C.Bell,M.L.Myric (2001), "Preparation and cheraterization of Nanosacle Siver Colloids by Two Novel Synthetic Routes", J. Colloid interface Sci. 242, pp. 300.

Internet

[28] http://www.hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-hien-dai/vat-lieu- nano/417-nhung-ung-dung-cua-nano-bac-trong-doi-song. [29] http://www.drthuthuy.com/reseach/PEG_Tothon.html.

[30] phuckhanggreentech.com/.../Co-che-diet-khuan-cua-nano-bac. [31] http://vi.wikipedia.org/wiki/ công nghệ nano.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHÉ DUNG DỊCH KEO NANOCOMPOSIT TỪ AgNP VÀ CHITOSAN ỨNG DỤNG LÀM VẬT LIỆU KHÁNG KHUÂN (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)