CHƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG VẬT LIỆU
2.4.4. Phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến (Ultraviolet-Visible Spectroscopy, UV-
UV-vis)
Sự hấp thụ của phân tử trong vùng quang phổ tử ngoại và khả kiến (UV-Vis) phụ thuộc vào cấu trúc electron của phân tử.
Phƣơng pháp này đƣợc dùng chủ yếu để xác định lƣợng nhỏ các chất, tốn ít thời gian so với các phƣơng pháp khác. Phƣơng pháp này dùng để định tính, định lƣợng, ngoài ra nó còn cho phép nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc phân tử
và sự hấp thụ bức xạ do đó dẫn tới làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu tạo và màu sắc [15].
Phƣơng pháp này dựa trên bƣớc nhảy của electron từ orbitan có mức năng lƣợng thấp lên orbitan có mức năng lƣợng cao khi bị kích thích bằng các tia bức xạ trong vùng quang phổ tử ngoại và khả kiến có bƣớc sóng nằm trong khoảng 200 – 800 nm (Hình 1.24).
Hình 2.9. Sơ đồ các bước chuyển dịch năng lượng
Trong đó:
n: obitan phân tử không kiên kết π: obitan phân tử liên kết π
π *: obitan phân tử π phản liên kết σ: obitan phân tử liên kết σ
σ *: obitan phân tử σ phản liên kết
Các electron khi bị kích thích bởi các bức xạ điện từ sẽ nhảy lên các obitan có mức năng lƣợng cao hơn, các bƣớc nhảy có thể là: σ → σ *, π → π*, n → π*, n → σ*, tùy vào năng lƣợng kích mà các electron thực hiện các bƣớc chuyển năng lƣợng khác nhau. Cơ sở của phƣơng pháp này là dựa vào định luật Lambert-Beer.
Phƣơng trình: 0 lg I A lC I A: độ hấp thụ ánh sáng tỉ lệ thuận với nồng độ C
I, I0: cƣờng độ bức xạ điện từ trƣớc và sau khi qua chất phân tích
ε: hệ số hấp thụ l: độ dày cuvet
C: nồng độ chất phân tích
Phƣơng pháp phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến UV-VIS đƣợc sử dụng rất thuận lợi và phổ biến để phân tích các chất.
Thực nghiệm: Phổ UV-VIS đƣợc tiến hành trên máy đo UV-VIS ở khoa Hóa, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng.