Tên gọi và lịch sử cƣ trú

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 37 - 39)

9. Bố cục luận văn

1.2.2. Tên gọi và lịch sử cƣ trú

Tộc danh Thái là tên gọi chung cho ngƣời Thái ở Việt Nam. Tên gọi này đƣợc khẳng định mang tính pháp lý trong bảng danh mục thành phần các dân tộc ở Việt Nam (năm 1979). Ngƣời Thái tự gọi mình là Phủ Tay hay Côn Tay, đều có nghĩa là ngƣời [4, tr.1].

Ở Việt Nam, ngƣời Thái có hai ngành là Thái Đen và Thái Trắng. Tại tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đều có ngƣời Thái Đen và Thái Trắng cƣ trú, cụ thể nhƣ sau:

32

Ngành Thái Trắng, gồm các nhóm: Tày Dọ, cƣ trú ở huyện Thƣờng Xuân, Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh (Thanh Hóa); nhóm Tay Mương, Hàng Tổng/Tay Chiêng, Tay Dọ, cƣ trú tại các huyện Con Cuông, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An).

Ngành Thái Đen, gồm các nhóm: Tày Thanh, Man Thanh, Tày Nhái, Tày Mười, Tày Đeng/Lanh), cƣ trú tập trung ở các huyện: Lang Chánh, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Bá Thƣớc, Quan Sơn, Mƣờng Lát (Thanh Hóa); Con Cuông, Anh Sơn, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lƣu, Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An). Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Biến đổi về nhà ở của nhóm Tày Nhại thuộc ngành Thái Đen (Tày Đăm/Lăm) ở Thanh Hóa.

Hiện nay, ngƣời Thái Đen ở Thanh Hóa có 48.142 ngƣời, chiếm 35,6% trong tổng số các dân tộc thiểu số của tỉnh [46]. Theo kết quả công bố của Ban dân tộc tỉnh Thanh Hóa cũng nhƣ kết quả nghiên cứu điều tra điền dã tại xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, ngƣời Thái ở đây đều tự nhận mình thuộc ngành Thái Đen và có tên tự gọi là Tày Đăm.

Từ “Tày” là một khái niệm mang nghĩa rộng dùng để chỉ một dân tộc hay một cộng đồng ngƣời cụ thể nhƣ Tày Lào (ngƣời Lào), Tày Mẹo (ngƣời H‟mông) và nghĩa hẹp là dùng để chỉ một nhóm dân tộc cụ thể [3, tr. 22].

Về lịch sử cƣ trú, theo lời kể của các cụ già trong làng: Ngƣời Thái Đen ở khu vực làng Thoi có nguồn gốc di cƣ từ các bản làng ở huyện Quan Hóa, Bá Thƣớc (Thanh Hóa). Họ di cƣ xuống khu vực này từ thời kì pháp thuộc vào xâm lƣợc nƣớc ta, còn cụ thể vào thời gian nào thì không còn một ai nhớ rõ và cũng không có tài liệu nào ghi chép về vấn đề này. Các bậc cao niên trong làng cho biết: “Thời kì chiến tranh với thực dân Pháp, người Thái Đen chạy loạn trong chiến tranh, họ chạy dọc theo khe suối từ phố huyện Thường Xuân, Quan Hóa, Bá Thước đến Bến Nha, sau đó cứ đi theo đường khe suối đến làng Thoi rồi ơ khu vực này định cư cho đến tận ngày nay. Khi họ tới đây, vùng đấy này chưa có người sinh sống, thấy vùng đất tốt vừa có núi, có sông

33

nên người Thái Đen đã quyết định chọn khu đất bằng phẳng, thấp, có suối chảy qua để dựng bản làng, định cư lâu dài, và lập nên làng Thoi và được xem là bản làng cư trú đầu tiên của người Thái” (ông Hà Văn Lốt, 78 tuổi, thôn Thoi, xã Bình Sơn, pv, ngày 29/10/2015).

Dòng họ ngƣời Thái Đen đầu tiên di cƣ đến khu vực này là dòng họ Hà và dòng họ Ngân. Bản làng đầu tiên của ngƣời Thái đen có 13 hộ cƣ trú với hai dòng họ khác nhau. Sau khi ngƣời Thái di cƣ về đây, họ đã chọn vùng đấy bằng phẳng ở xóm giữa, đất đai màu mỡ, có ruộng xung quanh để dựng bản làng và lấy tên là làng Thoi. Theo các cụ già trong làng cho biết: “Tên gọi làng Thoi cũng gắn liền với quá trình di cư của người Thái Đen mang ý nghĩa là họ “chạy như con thoi” để tìm đất lập bản, dựng nhà nên đặt tên bản đầu tiên là bản Thoi” (ông Hà Văn Tấn, 80 tuổi, thôn Thoi, xã Bình Sơn, pv, ngày 29/10/2015).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)