Quy trình dựng nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 63 - 67)

9. Bố cục luận văn

2.3.3. Quy trình dựng nhà

- Đối với nhà sàn cột chôn: Ngƣời Thái có tập quán dựng cột “ma nhà” (xau phi hươn) đầu tiên, tiếp đến là cột hồn (xau văn) và thứ ba là cột bếp (xau tau phi). Các cột sau cùng đƣợc dựng theo thứ tự từ trái qua phải. Cột “ma nhà” là một trong những cây cột quan trọng nhất trong ngôi nhà của ngƣời Thái. Đồng bào quan niệm: “Cột ma nhà là cây cột quan trọng của ngôi nhà vì là nơi để đặt thờ tổ tiên, đây là linh hồn, điểm tựa của gia chủ. Những nghi lễ quan trọng liên quan đến những công việc trọng đại của gia đình như: tang ma, cưới xin, sinh nở đều tiến hành làm nghi lễ ở khu vực này”(bà Lò Thị Sinh, 68 tuổi, thôn Bồn Dồn, Pv 28/10/2015).

Số lƣợng cột nhiều ít tƣơng ứng với số gian của ngôi nhà. Đối với nhà sàn 3 gian có 6 cột chính và mỗi gian còn có thêm 2 cột phụ. Các hố chôn cột đƣợc đào sâu trung bình từ 0,8m đến 1m. Sau khi cố định các vị trí chân cột, ngƣời ta gá các cây dầm dọc và dầm ngang. Tiếp theo, nhóm thợ sẽ gá các cây quá giang lên đỉnh 2 cột theo chiều ngang, rồi bắc các vì kèo vào vị trí các cặp cột. Để điều chỉnh độ cao thấp giữa các cặp cột, ngƣời ta dùng một cây

58

nứa gác lên đỉnh 2 cột theo chiều ngang, tại vị trí chính giữa của cây nứa đƣợc bổ một nửa của gióng phía trên rồi đổ nƣớc vào. Căn cứ vào mực nƣớc bằng hay nghiêng về phái bên nào để làm cơ sở nâng hay hạ bên cột nào cho cân bằng nhau. Cũng có nơi, ngƣời ta chôn 4 chiếc cọc cao chừng 2- 3m tại 4 góc của 4 cột, rồi chăng dây để lấy độ thăng bằng thấp cao của sàn nhà. Cuối cùng là khâu buộc các thanh đòn tay, đòn nóc, trải các cây nứa làm rui và đƣợc cố định bằng các thanh luồng theo chiều dọc mái, nối ghép các bộ phận lại với nhau tạo thành bộ khung nhà. Sau khi dựng xong khung nhà ngƣời ta tiến hành bắc cầu thang và đƣa các cây luồng lên trên dầm ngang (mỗi cây cách nhau khoảng 30- 40cm), tạo mặt sàn rồi trải lớp dát sàn bằng luồng bổ banh, thƣng vách rồi sau cùng là lợp mái nhà.

- Đôi với loại hình cột kê: ngƣời ta dựng nhà theo vì kèo. Đầu tiên, ngƣời ta dựng vì có cột “ma nhà”, dựng tiếp theo là vì cột hồn trƣớc, sau đó mới dựng các vì tiếp theo. Giữa các vì cột đƣợc cố định bằng các xà ngang dƣới và xà ngang trên, sau đó lắp các thang xà dọc, trải lớp dát sàn bằng luông bổ banh hay bằng gỗ ván. Tiếp theo, lắp đòn tay, đòn nóc, đóng chốt rui, mè, bắc cầu thang rồi lợp mái nhà. Vách thƣng có thể bằng phên nứa hoặc thƣng bằng ván gỗ.Toàn bộ khung nhà của ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn đƣợc liên kết bởi hệ thống dầm, xà theo chiều dọc và chiều ngang lớp dƣới và lớp trên của các vì kèo và hàng cột theo chiều dọc; lớp rui, mè… với kỹ thuật

59

lắp mộng chốt hay mộng thắt của các tốp thợ ngƣời Việt ở miền xuôi. Nhà ở của ngƣời Thái đen thƣờng làm từ 3 đến 5 gian. Mỗi vì kèo đƣợc lắp cố định vào cột chính và cột phụ (cột hiên).

Cột nhà (Xảu hướn) là một thân gỗ tròn, đƣờng kính khoảng từ 30 - 40 cm (hoặc to hơn), dài 4- 6 m. Đầu cột có đẽo một chốt tròn (Hủa xảu) để khi lắp với xà và kèo thì khớp vào với lỗ mộng ở đầu xà và ở kèo. Cột nhà đƣợc lấy từ lõi gỗ (Kò mạy) hoặc lõi các cây gỗ khác mà mối mọt không xông đục phá huỷ đƣợc. Mỗi vì kèo có 2 cột chính và khung trụ đỡ. Khung trụ có tác dụng đỡ dầm ngang, cùng với dầm ngang tạo thành giá đỡ mái vững chắc.

Đối với nhà cột chôn, quá giang (Kò khừ) là một cây gỗ tròn dài khoảng 5- 6m, đƣợc đẽo bỏ một lớp giác mỏng bên ngoài, hai đầu xà đƣợc đục lỗ để lắp vào chốt cột. Kèo nhà (Kéo hướn) là hai cây gỗ tròn đƣợc bắt chéo nhau theo hình chữ “V” ngƣợc, Phía đuôi mỗi cây đƣợc bổ một lỗ, khi úp kèo lên xà ngang, lỗ ấy khớp với chốt cột còn lại nhô lên qua xà. Dầm ngang đỡ sàn (nghím) cũng là cây gỗ tròn, bắc gá vào vị trí 2 hàng cột theo chiều ngang trên 2 thanh xà/dầm dọc, có tác dụng nâng đỡ lớp sàn.

60

Đối với nhà cột kê, bộ khung nhà ngƣời Thái đƣợc liên kết với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng

Các bộ phận của vì kèo đối xứng nhau qua đƣờng thẳng đi qua giao điểm của kèo (nóc) và vuông góc với mặt đất. Sau khi dựng khung nhà, họ làm tƣờng vách cho ngôi nhà. Tƣờng vách (phà hướn), ngƣời Thái Đen thƣờng dùng cây nứa bổ đôi, róc mắt, đan lóng đôi rồi thƣng thành vách. Đối với những gia đình khá giả trong bản, họ thƣờng lát sàn và thƣng vách bằng ván gỗ.

Ngƣời Thái thƣờng lắp các đòn tay theo chiều dọc của mái nhà, sao cho đầu gốc của đòn tay luôn quay về phía đầu hồi trƣớc- nơi có cầu thang lên xuống, ngọn đòn tay thì quay về phía đầu hồi bên trong (cầu thang phụ). Theo quan niệm của ngƣời Thái, số lƣợng đòn tay của mỗi ngôi nhà nhất thiết phải là số lẻ. Ông Hà Văn Long cho biết:“Trên mái nhà số lượng rui mè khá lớn, nhưng người ta cũng chọn sao cho số lượng rui mè trên mái nhà phải là số lẻ. Thông thường, đối với loại nhà sàn 3 gian thì số lượng rui trên một mái thường lấy là 21, 23, 25, 27; tuyệt đối không làm số chẵn. Đây là những kiêng kị có từ lâu đời, ông cha để lại, đến thế hệ của chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì nó” (Hà Văn Long, 55 tuổi, thôn Cây Xe, pv, ngày 24/9/2015).

Nhà của ngƣời Thái có 4 mái (2 mái chính, 2 mái phụ ở hai đầu hồi). Mái chính có hình chữ nhật, chạy dọc theo chiều dài của ngôi nhà, 2 mái giao nhau tạo thành đỉnh nóc. Mái phụ có hình thang cân, che giữa hai đầu hồi nhà và hợp với hai mái chính thành toàn bộ mái nhà, có tác dụng che chắn phía đàu hồi khỏi bị mƣa nắng hắt vào sàn.

61

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 63 - 67)