Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 96 - 98)

9. Bố cục luận văn

3.3.3. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế cũng là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, có tác động đáng kể đối với sự biến đổi văn hóa vật chất nói chung và nhà ở của

91

ngƣời Thái Đen nói riêng. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, cùng với chính sách phát triển kinh tế, xã hội của chính phủ đã làm cho đời sống của ngƣời dân thay đổi theo chiều hƣớng ngày càng nâng cao. Cơ sở hạ tầng (điện, đƣờng, trƣờng, trạm) đƣợc đầu tƣ phát triển, giao thông liên thôn, liên xã đi lại khá thuận tiện. Vấn đề giao thƣơng buôn bán giữa miền xuôi và miền ngƣợc trở nên thuận lợi hơn trƣớc đây rất nhiều.

Đặc biệt, trong khoảng 20 năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, chế độ quan liêu bao cấp và nền kinh tế kế hoạch hóa áp đặt từ trên xuống dƣới không còn phù hợp nữa nên các thành phần kinh tế có cơ hội phát triển. Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, ngƣời Thái ở xã Bình Sơn đã xuất hiện thêm kinh tế vƣờn rừng, vƣờn cây ăn quả. Nhiều yếu tố của kinh tế hàng hóa đã len lỏi đến các thôn/ bản của ngƣời Thái Đen. Vấn đề buôn bán trao đổi hàng hóa ngày càng đƣợc thuận lợi và có nhiều sản phẩm để lựa chọn. Với các sản phẩm nông - lâm sản của ngƣời dân đều có thƣơng lái hay công ty, nhà máy đến tận nhà, tận bản thu mua, hàng hóa không bị ngƣng đọng, thu nhập của các hộ dân trong bản tƣơng đối ổn định, cuộc sống khởi sắc từng ngày. Và một điều đặc biệt, trong khoảng 5 – 7 năm trở lại đây, đã có nhiều thanh niên nam nữ ngƣời Thái Đen di cƣ ra khu vực đô thị để làm ăn kinh tế. Họ làm công nhân trong các khu công nghiệp ở Thanh Hóa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đồng Nai… Thu nhập hàng tháng của những ngƣời dân đi làm công nhân tƣơng đối cao so với thu nhập tại địa phƣơng. Những ngƣời đi làm ăn xa, họ tiết kiệm đƣợc một số vốn nhất định rồi trở về quê lập nghiệp, xây dựng gia đình và phát triển kinh tế tại địa phƣơng. Theo tâm lý và xu thế chung, những hộ gia đình có kinh tế khá giả, họ thƣờng xây dựng nhà cửa to cao, kiên cố hơn.

Một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến sự chuyển biến từ nhà sàn sang nhà xây (nhà đất) đó là: xây nhà sàn chi phí cao hơn là xây nhà xây. Bác Hà Văn Trung chia sẻ: “Hiên nay, muốn dựng một ngôi nhà sàn phải mất

92

400 – 500 triệu đồng, chi phí mua nguyên liệu, trả công cho thợ lá rất lớn. Trong khi, dựng nhà xây chỉ cần khoảng 50 – 70 triệu là có thể xây được một ngôi nhà cấp bốn to rộng” (Hà Văn Trung, 55 tuổi, thôn Thoi, PV ngày 28/12/2015). Do vậy, để tiết kiệm chi phí, ngƣời dân có xu hƣớng lựa chọn loại hình nhà xây bở: nguyên vật liệu xây dựng nhà xây rẻ hơn nguyên liệu làm nhà sàn. Thời gian xây dựng ngắn hơn, với khoảng 3-5 tháng từ công chuẩn bị nguyên liệu đến xây dựng hoàn thành và đi liền với việc rút ngắn thời gian xây dựng là tiền công chi trả cho ngƣời thợ cũng đƣợc giảm bớt so với làm nhà sàn truyền thống. Với những ƣu điểm vƣợt trội về mặt kinh tế nên loại hình nhà xây đã đƣợc hầu hiết ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn lựa chọn làm nhà ở hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 96 - 98)