Yếu tố môi trƣờng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 95 - 96)

9. Bố cục luận văn

3.3.2. Yếu tố môi trƣờng

Môi trƣờng sinh thái, điều kiện tự nhiên đã tác động thƣờng xuyên đến loại hình nhà ở, bao gồm các yếu tố, nhƣ: đất đai, khí hậu, sông ngòi, động- thực vật, nhiệt độ, độ ẩm…. Để thích ứng với điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái, con ngƣời đã lựa chọn loại hình nhà ở phù hợp với mục đích sinh tồn. Nhà sàn là loại hình nhà ở truyền thống của cƣ dân sinh sống ở khu vực vùng thung lũng, miền núi và nó đƣợc làm chủ yếu bằng các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ, tre, nứa, song mây, lá cọ…) tại địa phƣơng.

90

già nguyên sinh nên ngƣời dân thƣờng vào rừng để khai thác gỗ, tr, nứa, song mây, lá cọ… để làm nhà, chứ không phải mua nguyên vật liệu giống nhƣ ngƣời Kinh ở dƣới miền xuôi. Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc; nhà nƣớc có chủ trƣơng giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cho các đơn vị sản xuất và quản lý rừng. Chủ trƣơng “giao đất giao rừng” đƣợc nhấn mạnh trong Chỉ thị 29-CT/TU, ký ngày 12/11/1983 với nội dung: “Làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ”. Kể tử đó, Chính phủ đã thực hiện các cơ chế chính sách nhằm thực hiện hóa nội dung trong Chỉ thị đã đề ra.

Cùng với chính sách “giao đất, giao rừng” cho ngƣời dân làm chủ canh tác và quản lý. Rừng từ vô chủ chuyển sang có chủ, ngƣời dân không thể vào rừng tự do khai thác lâm sản, nguyên vật liệu (tranh, tre, nứa, lá) để làm nhà nhƣ trƣớc đây nữa. Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái là một trong những nguyên nhân khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu làm nhà; trong đó có gỗ, tre, nứa, song mây, lá cọ, cỏ tranh để lợp mái nhà.

Ngày nay, do đốt rừng làm nƣơng rẫy, canh tác trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày dẫn đến những cách rừng nguyên sinh không còn nữa, nguồn tài nguyên trong rừng ngày càng cạn kiệt; đặc biệt là gỗ. Với các vật liệu thƣờng sử dụng làm nhà (tre, nứa, song mây, lá cọ…) cũng trở nên khan hiếm. Hiện nay, muốn dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì phải chuẩn bị rất nhiều năm và mất rất nhiều tiền để mua nguyên vật liệu.

Nguyên liệu để dựng ngôi nhà sàn truyền thống nhƣ trƣớc đây không còn nữa nên đồng bào đã chuyển sang sử dụng vật liệu bán sẵn ở ngoài thị trƣờng, vừa tiện lợi và giá thành cũng hợp lý. Điều này, dẫn đến xu hƣớng biến đổi chuyển từ vật liệu truyền thống (gỗ, tre, nứa, lá cọ…) sang các vật liệu đƣợc sản xuất công nghiệp (gạch, ngói, xi măng, cốt thép, đinh, bản lề, mái tôn…)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 95 - 96)