Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối liên quan giữa tình trạng thiếu Vitamin D và kết quả bổ sung Vitamin D với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng (Trang 41 - 43)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gồm trẻ dưới 5 tuổi hay 60 tháng của huyện An Lão, Hải Phòng.

- Mẹ/người chăm sóc trẻ chính (là người thường xuyên cho trẻ ăn hàng ngày)

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn trẻ vào sàng lọc

2.1.1.1. Trẻ

- Trẻ sinh ra tại An Lão, Hải Phòng

- Ngày tháng năm sinh của trẻ được xác định dựa vào giấy khai sinh hay sổ hộ khẩu của gia đình, sổ ghi ngày tháng năm sinh của địa phương.

- Cụ thể trẻ ở Trường Thọ ngày sinh trẻ nằm trong khoảng từ 24/12/2011 đến 24/12/2016 và An Thắng trẻ tính từ 07/01/2012 đến 07/01/2017.

- Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.1.2. Người chăm sóc trẻ chính (mẹ, bố, hay người thân, sau đây gọi chung là “bà mẹ”) chung là “bà mẹ”)

- Thường xuyên cho trẻ ăn hàng ngày

- Trực tiếp tham gia cùng trẻ tại thời điểm nghiên cứu - Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng sàng lọc

2.1.2.1. Trẻ

- Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bại não đều được loại khỏi nghiên cứu

- Mắc bệnh liên quan đến chuyển hóa xương (loạn sản sụn, xương hóa đá, còi xương kháng vitamin D)

40

- Trẻ sử dụng thuốc, polyvitamin có chứa vitamin D trong vòng 2 tuần gần đây.

- Đang mắc các bệnh cấp tính tại thời điểm nghiên cứu.

- Đang có chế độ điều trị bằng corticoid hoặc thuốc chống động kinh, thuốc chống đông

2.1.2.2. Người chăm sóc trẻ chính

- Mắc bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ, có đủ năng lực trả lời các câu hỏi - Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành từ 24 tháng 12 năm 2016 đến 31 tháng 08 năm 2021.

2.3. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (nghiên cứu từ 24/12/ 2016 đến 31/01/2017)

Nghiên cứu ở giai đoạn 1 là nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ thiếu hụt vitamin D, tần suất NKHHC theo tuổi và theo giới và mô tả một số yếu tố liên quan đến thiếu hụt vitamin D và NKHHC. Kết quả ở giai đoạn này là cơ sở để tiến hành các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D và tần suất mắc NKHHC ở đối tượng nghiên cứu.

Giai đoạn 2 (từ 15/02/2017 đến 31/01/2018)

Nghiên cứu giai đoạn 2 là nghiên cứu can thiệp có đối chứng, so sánh trước sau tại địa điểm nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

Các biện pháp can thiệp cộng đồng gồm: bổ sung vitamin D đường uống cho đối tượng nghiên cứu hàng ngày 500 IU trong thời gian 12 tháng, theo dõi nồng độ vitamin D, chiều cao, cân nặng, NKHHC.

Thời gian can thiệp là 12 tháng. Trình tự các bước can thiệp gồm:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối liên quan giữa tình trạng thiếu Vitamin D và kết quả bổ sung Vitamin D với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng (Trang 41 - 43)