Hành vi mua sắm đồ nội thất của người Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc thâm nhập kinh doanh vào thị trường việt nam của hãng nội thất, gia dụng IKEA (Trang 28 - 33)

1. Phân tích khách hàng mục tiêu

1.1.2 Hành vi mua sắm đồ nội thất của người Việt Nam

Người tiêu dùng Việt sử dụng nhiều loại sản phẩm nội thất làm từ nhiều chất liệu khác

nhau, từ gỗ, kim loại, mây cho đến nhựa. Trong đó, sản phẩm nội thất làm từ gỗ là

thông dụng nhất.Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng đồ nội thất thay đổi qua thời gian và nếu nhà buôn bán nội thất nhắm đến thị trường các thành phố lớn thì hành vi của người tiêu dùng khác nhiều so với những người sống ở nông thôn. Có rất nhiều nhà và khu chung cư được xây dựng khi mà quá trình đô thị hóa ở Việt Nam khiến cho thị trường nội thất ngày càng mở rộng.

Mức sống của người Việt ngày càng cao kéo theo nhu cầu về các đồ dùng gia dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng nổi nhu cầu và người Việt cũng không có nhiều lựa chọn trên thị trường nội thất hiện nay, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trẻ tuổi có thu nhập cao và yêu thích phong cách châu Âu. Bên cạnh đó, người Việt bắt đầu tìm kiếm những sản phẩm với nhiều công dụng hơn, chất lượng tốt hơn và có thiết kế nổi bật.

Ngoài ra, dựa trên số liệu phía dưới, sản phẩm nội thất nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm phần lớn thị trường nội thất Việt Nam.Các sản phẩm nàyđược làm từ vật liệu có chất lượng kém nên có thể gây ra những vấn đề về an toàn và sức khỏe cho người sử dụng. Đây là hồi chuông cảnh báo cho những người Việt chú ý hơn về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng. Ngày nay, độ bền, chất lượng cao, tính bền vững với giá cả phải chăng là điều mà người tiêu dùng tìm kiếm. Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có lượng dân nhập cư từ các thành phố lân cận, nhỏ lẻ đến sinh sống, làm việc rất lớn. Họ là tầng lớp trung lưu trẻ, thường lựa chọn các căn hộ chung cư. Vì thế, yêu cầu của họ là những món đồ nội thất tiết kiệm không gian, có nhiều công dụng và dễ dàng tháo lắp.

Chất lượng cao, giá cả phải chăng và thiết kế nghệ thuật là những yếu tố quan trọng

khi người tiêu dùng nội thất Việt đưa ra quyết định mua hàng. Hơn một nửa người tiêu dùng đi thăm quan các xưởng sản xuất thay vì đến các cửa hàng và phòng trưng bày để có nội thất theo yêu cầu với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, đồ nội thất có nhiều họa tiết và chạm khắc từ các làng nghề mỹ nghệ nổi tiếng thì sẽ đắt hơn so với đồ nội thất bản sao của nội thất cổ. Bên cạnh đó, sự thiếu chặt chẽ và không rõ ràng của luật bảo vệ người tiêu dùng khiến người Việt chú trọng tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Ví dụ như, người tiêu dùng khá am hiểu chất lượng của nhiều vật liệu làm nội thất khác nhau, bởi vì họ cần phải lựa chọn đúng một lần duy nhất khi mua hàng do giới hạn trong việc đổi trả.

Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua sản phẩm nội thất của người Việt

Không giống như sinh viên và người thất nghiệp, những người lao động có việc làm hay đã nghỉ hưu đều chú trọng về chức năng và chất lượng hơn là giá cả. Những người tiêu dùng Việt với các địa vị xã hội khác nhau sẽ yêu cầu khác nhau với ba yếu tố ban đầu đặt ra. Tuy nhiên có một ngoại lệ cho những gia đình có con trẻ là họ luôn đặt yếu tố giá cả sau cùng.

Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua sản phẩm nội thất của người Việt theo độ tuổi

Người trẻ tuổi và trung niên có thói quen thường xuyên cập nhật và trang bị nội thất cho gia đình họ.Khi dân số tăng lên một cách nhanh chóng, thế hệ mới của các gia đình cũng dành nhiều tiền hơn để trang trí nội thất cho gia đình mới của họ. Theo khảo sát của Đinh Thị Phương Lan trong bản báo cáo “The potential of Swedish furniture companies in Vietnam” năm 2012, 41% người tham gia nói rằng họ tân trang nhà cửa với những đồ nội thất và trang trí mới trong vòng 6 tháng vừa qua và 26% là trong vòng 1 năm. Những người tham gia từ 24 35 tuổi thường tân trang nhà cửa thường xuyên hơn so với những người ở - độ tuổi 19-23 và trên 55.

Thời gian gần đây nhất bạn tân trang nhà cửa với sản phẩm nội thất mới

Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn ngày càng nghiêm khắc trong việc trang trí nội thất. Năm năm trước, người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sử dụng một chiếc giường ngủ Trung Quốc thông thường với giá thấp và chất lượng không cao. Tuy nhiên, ngày nay với xu hướng tiêu dùng mới, họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để mua một chiếc giường gỗ sang trọng. Đặc biệt, họ còn cân nhắc đến các yếu tố như an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Người Việt thường bị ảnh hưởng bởi danh tiếng của danh tiếng và nguồn gốc các thương hiệu. Khảo sát trên cũng cho thấy người tiêu dùng Việt biết đến nhiều thương hiệu nổi tiếng cả trong và ngoài nước như Nhà Xinh, IKEA, Pico, Hoàng Anh Gia Lai, UMA, Mê Linh, Dafuco. Rất nhiều sản phẩm nội thất được yêu thích đến từ các đất nước như là Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, và Đài Loan. Người Việt dường như thích sử dụng nội thất nhập khẩu hơn là do Việt Nam sản xuất. Một phần ba người tiêu dùng thích các hãng Việt Nam, một phần ba khác thì ưa chuộng hàng nhập khẩu hơn và còn lại thì không quyết định được.

Thẩm mỹ của người tiêu dùng Việt khá là đa dạng. Đa phần đều yêu thích sản phẩm nội thất tiết kiệm không gian, sau đó là những người yêu thích phong cách tối giản và hiện đại.

Ngày nay, người tiêu dùng chú trọng những thiết kế tạo điểm nhấn cho phong cách

nội thất. Theo Vietnam Association of Architects, không giống với thị hiếu trước đây, chủ gia đình cũng như chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào những yếu tố xây dựng cần thiết của một ngôi nhà hay một tòa nhà cao tầng với các vật liệu quen thuộc như gỗ, sắt, gạch,...

Ngày nay, họ còn quan tâm đến sự thuận tiện và điểm nhấn trang trí với màu sắc hài hòa cho tòa nhà của họ. Màu sắc không chỉ dừng lại ở sơn tường, trần nhà hay sàn mà nhà thiết kế còn sử dụng các đồ nội thất như thảm, ghế sopha hay giường,... để làm nổi bật phong cách, cá tính của chủ nhân.

Theo độ tuổi, các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua sản phẩm nội thất của người Việt

Có thể kết luận rằng, người tiêu dùng Việt Nam có thị hiếu “hiện đại” hơn về xu hướng và thiết kế khi lựa chọn sản phẩm nội thất so với tiêu chuẩn phát triển của thị trường Đông Nam Á. Trong khi đó, họ vẫn luôn chú trọng chất lượng và giá cả. Ngoài ra, một số lượng lớn người dùng mọi độ tuổi, nghề nghiệp và địa vị xã hội cũng chú trọng về chức năng và giá trị thẩm mỹ ngang bằng với những điều kiện trên.

Những người tiêu dùng trẻ tuổi có một thái độ tích cực với các đặc điểm điển hình của sản phẩm phương Tây như thiết kế tối giản, hiện đại, khả năng sử dụng và khả năng chi trả sẽ còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai. Khi mà thị trường nội thất Việt ngày càng phát triển, một thế hệ gia đình mới sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc tân trang nhà cửa, điều này càng khẳng định chắc chắn rằng cơ hội dành cho các công ty nội thất và trang trí đứng vững chân trên thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc thâm nhập kinh doanh vào thị trường việt nam của hãng nội thất, gia dụng IKEA (Trang 28 - 33)