1.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
• Về đầu vào:
Trong khâu sản xuất, các sản phẩm nội thất tại IKEA được thiết kế với nguyên liệu đầu vào sao cho tiết kiệm nhiều nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí về chất lượng cao cho sản phẩm của mình. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của IKEA so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Như việc công ty tiết kiệm nguyên liệu bằng việc thiết kế sản xuất chân rỗng cho đồ đạc, hay sử dụng giấy tổ ong thay vì gõ đặc để l m đầy phần ruột à cho mặt bàn.
So với các doanh nghiệp trên quan niệm khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên thì các chính sách của IKEA giúp hạ thấp chi phí sản xuất và mang đến tác động tích cực đến môi trường, gây ấn tượng với người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số bán hàng.
Nguồn lao động giá rẻ ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của IKEA bởi nó góp phần giảm chi phí. Công ty chú trọng đặt hàng ở những quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ. Các sản phẩm của IKEA được đặt hàng từ 1800 nhà sản xuất tạ 55 nước khác nhau trên thế i giới. Các nước Châu A ngày càng trở thành đối tác quan trọng của IKEA, đặc biệt là Trung Quốc với nguồn lao động dồi dào và gần đây là các nước Asean.
• Về khoa học công nghệ:
Yếu tố này được coi là một đầu vào cao cấp có vai tr phát huy và tạo lợi thế cạnh tranh ò cho doanh nghiệp.
Nhà bán lẻ Thụy điển đã và đang khởi động một số phương thức bán hàng mới áp dụng công nghệ để đáp ứng lại nhu cầu khách hàng trong thời buổi hiện tại. Khởi điểm của những
suy nghĩ đó xuất phát từ việ IKEA sẽ cho phép đồ nội thất của mình rao bán trên các trang c thương mại điện tử thứ ba. Hơn thể nữa, IKEA cũng đang bổ sung thêm những ý tưởng bán hàng để củng cố thêm vị trí của mình trong giai đoạn khó khăn.
Cụ thể, IKEA áp dụng công nghệ thực tế ảo ùng trên nền tảng thiết bị thông minh (điện d thoại, máy tính bảng). Trong những năm gần đây, IKEA đã triệt để áp dụng công nghệ AR trên ứng dụng của mình. Ứng dụng cho phép người dùng có thể chọn đồ nội thất và khách hàng có thể quan sát các sản phẩm dưới ạng 3D một cách chân thực nhất, đặt sản phẩm d vào bất cứ đâu họ muốn trong chính căn nhà của họ. Trải nghiệm này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian di chuyển, ra quyết định đúng đắn, nhanh gọn, cũng như tăng doanh số bán lẻ trực tuyến của nhãn hàng.
• Về sản phẩm:
IKEA cũng luôn nỗ lực tìm hiểu kĩ càng về khách hàng cũng như tự phát triển sản phẩm của mình ngày một hoàn thiện hơn. Tại khâu thiết kế, IKEA luôn kiểm tra để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu về chức năng, chất lượng, hiệuquả với mức giá hợp lý mà nhiều người có thể sẵn sàng để chi trả.
1.2. Tiềm lực của doanh nghiệp
• Về tài chính
IKEA là tập đoàn đa quốc gia khổng lồ có 445 cửa hàng tại 60 quốc gia khác nhau, với khả năng tài chính vô cùng mạnh mẽ.
Tổng doanh thu của IKEA giai đoạn 2018-2020
Nguồn: About.Ikea.com
Theo như báo cáo trên trang web của IKEA, trong 3 năm từ 2018 2020, doanh thu của - IKEA lần lượt là 38.8, 41.3 và 39.6 tỷ Euro. Doanh thu này đến từ nhiều nguồn khác nhau như sản phẩm, hệ thống nhượng quyền,... Đặc biệt, trong dịch Covid-19, website của IKEA có 4 triệu người dùng truy cập và tổng doanh số bán lẻ online tăng trưởng lên tới 45% so với 2019.
Điều này chứng minh rằng dù trong tình cảnh kinh tế bị tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa thì IKEA vẫn duy trì tốt và ổn định tình hình kinh doanh và tài chính của mình.
Hằng năm, IKEA chi một khoảng lớn cho việc đào tạo kỹ năng vận hành, kinh nghiệm quản lý hay cách thức làm việc với khách hàng cho nhân viên của mình. Chính vì vậy mà đội ngũ nhân lực của IKEA từ nhân viên cho tới quản lý đều có năng lực tương đối tốt, những chiến dịch và kế hoạch của IKEA nhiều lần làm cho người tiêu dùng ngạc nhiên, thích thú và chứng minh cho sự thành công của doanh nghiệp cho tới thời điểm hiện tại.
Với đội ngũ như vậy, một khi xâm nhập thị trường, IKEA có thể mang theo để đảm bảo chất lượng và quá trình hoạt động kinh doanh năng suất.
1.3. Chính sách về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của chính phủ:
Theo Luật Đầu Tư 2020, chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi ban hành các điều khoản miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuê đất, sử dụng điện, nước, miễn thuế nhập khẩu các máy móc, nguyên liệu cho quá trình sản xuất,...
Ngoài ra, trong những năm gần đây, việc mở rộng cơ chế thị trường với các hiệp định thương mại như EVFTA, bỏ bớt các thủ tục phức tạp không cần thiết, thay đổi chính sách đã làm cho quá trình đặt cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mặc dù hệ thống pháp lý và chính sách vẫn còn một số khó khăn và rào cản, chính phủ Việt Nam vẫn đang cố gắng để thay đổi phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và tạo điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế xã hội.
1.4. Phương thức xâm nhập của IKEA trên tại thị trường Việt Nam
IKEA là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt, tiềm lực tài chính và con người ổn định và là doanh nghiệp nước ngoài được hưởng những ưu đãi về đầu tư từ chính phủ Việt Nam, chiến lược mà doanh nghiệp nên nhắm tới đối với thị trường nội thất Việt Nam là thành lập công ty con sở hữu toàn bộ.
Với hình thức công ty con sở hữu toàn bộ, IKEA sẽ sở hữu công ty con tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Hình thức này sẽ khiến IKEA có được một số ưu điểm và đối mặt với một số bất lợi như sau:
Thành lập công ty con sở hữu toàn bộ
- Giảm rủi ro mất kiểm soát công nghệ - Kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty - Khả năng thực hiện việc phối hợp chiến lược toàn cầu
- Khai thác lợi thế kinh tế theo địa điểm và hiệu ứng đường cong kinh nghiệm - Sở hữu 100% lợi nhuận
- Chi phí cao - Rủi ro cao
Bảng: Ưu nhược điểm của phương thức Thành lập công ty con sở hữu toàn bộ